Hoàn thành công trình cầu Ghềnh trong 10 ngày tới
Các dầm, nhịp cầu Ghềnh được đơn vị thi công chuyển đến công trường bằng sà lan sau đó tổ chức lắp đặt. Các hạng mục dự kiến hoàn thành vào 25/6 để thông tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Tại đây, thứ trưởng Đông nghe các đơn vị phụ trách, thi công báo cáo tiến độ thực hiện. Theo ông Đới Sỹ Hưng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, các đơn vị đang chuẩn bị cho công tác lắp dầm cầu. Để đảm bảo an toàn và chính xác, yếu tố thủy triều trên sông được đánh giá, nghiên cứu kỹ.
Công trình thi công cầu Ghềnh. Ảnh: N.P.
Ông Vũ Đức Tiến, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 3, cho biết thời gian lắp dầm dự kiến thực hiện vào 16/6. Đơn vị thi công bắt đầu từ nhịp 1, sau đó tiếp tục công việc với nhịp 2 và 3 theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Trong thời gian thực hiện, lực lượng chức năng phong tỏa luồng trên sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Bửu Hòa. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho các sà lan lai dắt nhịp, dầm ra công trường. “Việc lao dầm dự kiến hoàn thành trước 25/6″, ông Tiến nói.
Video đang HOT
Tại công trường, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đánh giá cao năng lực làm việc của các đơn vị khi họ đảm bảo tiến độ trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Thứ trưởng đề nghị: “Công việc còn nhiều nhưng đơn vị thi công phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật, an toàn. Các khung cầu phải được thử tải và kiểm tra lại các mối hàn, gia tải các vị trí đặt nhịp dầm để kiểm soát tối đa chất lượng kỹ thuật”.
Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc – Nam bị tê liệt hoàn toàn.
Theo_Zing News
Gấp rút hoàn thành những công trình giao thông trọng điểm vùng ĐBSCL
Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị thi công nên công trình cầu Cao Lãnh và Vàm Cống đều đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị thi công nên công trình cầu Cao Lãnh và Vàm Cống đều đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra.
Cầu Cao Lãnh và Vàm Cống là 2 công trình trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm ĐBSCL. Mục tiêu đặt ra nhằm cải thiện dịch vụ giao thông của khu vực trung tâm châu thổ Cửu Long thông qua kết nối giao thông giữa thành phố Hồ Chí Minh với các vùng Đông Nam khu vực Đồng bằng sông Mekong.
2 trụ tháp chính cầu Cao Lãnh có độ cao 123m, đến nay đơn vị thi công đã thực hiện 90m
Sau 27 tháng triển khai thi công, đến nay tiến độ thi công cầu Cao Lãnh nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đạt trên 60% khối lượng công việc. Đối với hệ thống cầu dẫn, nhà thầu đã lau dầm được 14 nhịp, hoàn thành 32/34 trụ. Đặc biệt ở 2 trụ tháp chính có độ cao 123 mét đến nay đơn vị thi công đã thực hiện 90 mét, dự kiến đến hết tháng 4 tới sẽ hoàn thành.
Kỹ sư Victoriano L. Hamling, Trưởng tư vấn giám sát công trình cầu Cao Lãnh cho biết: "Hiện nay tiến độ và chất lượng công trình đạt yêu cầu. Mọi người có sự phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Trong thời gian tới, để hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, cần sự phối hợp chặt chẽ giữ thầu chính và thầu phụ chuẩn bị đầy đủ vật liệu, thiết bị, đầy đủ nguồn nhân lực cũng như và hỗ trợ đặc biệt từ phía chủ đầu tư".
Còn tại công trình cầu Vàm Cống kết nối tỉnh Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ, đến thời điểm này công trình đạt tiến độ trên 61%, vượt 3,5 % so với kế hoạch đề ra. Riêng các hạng mục kết cấu phần dưới như cọc khoan nhồi, móng mố trụ và 90% phần cầu dẫn 2 bờ đã hoàn thành. Dự kiến, sau Tết Nguyên đán, các kỹ sư và công nhân sẽ tập trung thực hiện phần quan trọng nhất là 2 trụ tháp và sản xuất dầm thép của cầu chính.
Để đạt được tiến độ như dự kiến, tại cầu Cao Lãnh, các nhà thầu Trung Quốc phối hợp với Nhà thầu Việt Nam là Công ty Liên danh CRBC - Vinaconex E&C đã huy động trên 500 công nhân, chia ra 3 ca túc trực làm việc 24/24.
Công trình cầu Vàm Cống đạt tiến độ trên 61%
Anh Nguyễn Văn Linh, công nhân Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc phấn khởi: "Khi làm việc, tôi gánh trách nhiệm kỉ luật lao động và mình phải có tâm huyết để công trình tốt hơn, đó là đóng góp công lao nhỏ bé vào công trình này".
Ông Trần Quang Tiến, Phó Giám đốc điều hành bờ Nam cầu Cao Lãnh cho biết, đối với công trình thi công cầu Cao Lãnh, nhà thầu chính là Công ty GS Hàn Quốc và Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long - Việt Nam cũng tích cực đôn đốc công nhân làm việc nhằm đảm bảo tiến độ đề ra.
Từ nay đến cuối năm 2016 sẽ cố gắng hoàn thiện 85%. Qua Tết Nguyên đán, việc quan trọng nhất ở trụ chính là đúc thêm thân tháp còn lại cho đến đốt S33 và thi công dầm ngang trên. Đặc biệt là sẽ triển khai thi công khối K0, khối đà giáo trên đỉnh trụ của 2 phần trụ tháp. Đây là những việc ẩn số rất lớn ở dự án này cho nên đây cả 2 bên bờ cũng đang cố gắng chuẩn bị mọi nỗ lực có thể thi công một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Tiến độ thi công 2 công trình cầu Cao Lãnh và Vàm Cống đến thời điểm này đều đạt so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, các phần việc còn lại cũng rất nặng nề. Trong đó, khó khăn đặt ra là công tác vận chuyển và lau lắp dầm thép hoàn toàn ở bệ nổi trên sông, tải trọng dầm rất lớn nên đòi hỏi hệ thống thiết bị phức tạp và an toàn cao.
Theo các đơn vị thi công, dự kiến 2 công trình giao thông trọng điểm, kết nối giao thông vùng ĐBSCL sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng ngay dịp lễ Quốc khánh 2/9/2017./.
Thanh Tùng
Theo_VOV
Nhà thầu Trung Quốc khiến Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không hẹn ngày về đích Khả năng đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông trước ngày 31/12/2016 là rất thấp. Bộ Giao thông - Vân tải vẫn chưa định lượng được chính xác Dự án sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian để về đích. Ảnh: Đức Thanh Khả năng đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô...