Hoàn thành 100% cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành giao thông vận tải
Chiều 26-1, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra ngành GTVT giai đoạn 2016-2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2025.
Theo báo cáo tại hội nghị, giai đoạn 2016-2020, Thanh tra Bộ GTVT đã chủ trì triển khai thực hiện 227 cuộc thanh tra, kiểm tra; trong đó có 114 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính; 113 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất. Hằng năm, Thanh tra Bộ GTVT đều triển khai hoàn thành 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất được giao.
Quang cảnh hội nghị.
Đối với thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ GTVT đã tập trung vào một số nội dung như hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; công tác quản lý, bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông; công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn… Bên cạnh đó, giai đoạn 2016-2020, Thanh tra Bộ GTVT đã chủ trì tiến hành 3 cuộc kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đường bộ tại các đầu mối bốc xếp hàng hóa. Qua đó xử phạt 149 đơn vị vi phạm về tải trọng với tổng số tiền phạt gần 1,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lực lượng thanh tra GTVT kiểm tra tải trọng phương tiện.
Thời gian tới, lực lượng thanh tra ngành GTVT tập trung thanh tra các lĩnh vực, nội dung được dư luận xã hội quan tâm, kịp thời rà soát, tham mưu điều chỉnh kế hoạch thanh tra để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn, bảo đảm hoàn thành 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra. Tiếp tục tăng cường thanh tra trách nhiệm các chủ thể trong công tác quản lý Nhà nước. Chú trọng các nội dung có tính chất phòng ngừa cao đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ sai phạm, tiêu cực như việc chuẩn bị, triển khai công trình giao thông, trong đó có dự án cao tốc Bắc-Nam.
Hải Dương hướng tới nhóm đầu của cả nước về công nghệ thông tin
Sở Thông tin và Truyền thông Hải Dương (TTTT) phấn đấu đưa Hải Dương nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước về công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2021 - 2025.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển thông tin truyền thông giai đoạn 2021-2025 mà sở TTTT Hải Dương đề ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 diễn ra chiều 14/01.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Cao Thắng, Giám đốc sở TTTT Hải Dương khẳng định, năm 2020, sở đã có nhiều đột phá, sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh. Theo đó, năm 2020, ngành TTTT xác định là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Do đó, việc ứng dụng CNTT luôn được quan tâm với nhiều giải pháp được đưa ra, việc xây dựng chính quyền điện tử ở tỉnh ta bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực.
Điều này thể hiện rõ qua Chỉ số ICT Index, Chỉ số hiện đại hóa hành chính, Chỉ số ứng dụng CNTT phát triển chính phủ điện tử, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Việc xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Ông Nguyễn Cao Thắng, Giám đốc Sở TTTT Hải Dương phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo báo cáo của sở, năm 2020 được ghi dấu những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, đó là phát triển hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số, bưu chính số. Trong lĩnh vực bưu chính có 16 doanh nghiệp, với 248 điểm phục vụ bưu chính, doanh thu bưu chính năm 2020 ước đạt 190 tỷ đồng. Trong lĩnh vực viễn thông, có 19 doanh nghiệp hoạt động trọng lĩnh vực viễn thông, với tổng doanh thu viễn thông, internet năm 2020 ước đạt 1.629 tỷ đồng. Thực hiện lộ trình chuyển đổi số, năm 2020, Sở đã chủ trì triển khai ứng dụng CNTT-Viễn thông phát triển hệ thống đài truyền thanh thông minh, tạo tiền đề thực hiện "Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở ứng dụng CNTT-Viễn thông tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025".
Trong năm qua, Sở đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hải Dương và Hệ thống Một cửa điện tử tập trung, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh (18 sở, ban, ngành; 12/12 huyện, thành phố; 235/235 xã, phường, thị trấn). Hiện nay, trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến đang cung cấp 1930 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4. Đồng thời, đã được kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia và tích hợp các dịch vụ công theo lộ trình của Văn phòng Chính phủ; thực hiện việc kết nối với Hệ thống xác thực điện tử Quốc gia và Cổng hỗ trợ thanh toán Quốc gia (PayGov). Tập trung triển khai xây dựng 03 nhiệm vụ có tính chất nền tảng gồm: Xây dựng Hạ tầng công nghệ thông tin và Trung tâm dữ liệu, xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC) của tỉnh.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đánh giá cao những kết quả sở TTTT đạt được trong năm 2020. Đồng thời, đề nghị sở tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin giai đoạn 2021 - 2025, hiệu quả công tác tham mưu xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án. Tăng cường bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh...
Năm 2021, Sở đã đặt ra kế hoạch là tập trung triển khai các nội dung về thông tin và truyền thông được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2021-2025 đề ra. Đó là, phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Phát triển hạ tầng số, đô thị thông minh là 1 trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ. Nâng cao các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công nghệ thông tin của chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Tham mưu xây dựng và triển khai Nghị quyết về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Triển khai "Đề án xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030".
Bên cạnh đó, sở sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch đưa 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công mức độ 4. Triển khai lắp đặt hệ thống wifi miễn phí trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại các khu du lịch, vị trí công cộng phục vụ người dân và du khách; đặc biệt sẽ lắp đặt tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến và đường truyền số liệu chuyên dùng đến 100% các xã/phường/thị trấn trong năm 2021. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ứng dụng dùng chung, dùng riêng phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh. Tiếp tục xây dựng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, hiểu, có kỹ năng và sử dụng dịch vụ công mức độ 3, 4. Triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đối với các cơ quan báo chí thuộc tỉnh Hải Dương. Xây dựng hệ thống phòng họp thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức họp "không giấy tờ"...
Ông Nguyễn Cao Thắng, Giám đốc Sở TTTT Hải Dương trao kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thông tin và Truyền thông" cho đại diện cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp .
Nhân dịp này, 18 cá nhân và tập thể đang công tác trong ngành đã được trao tặng bằng khen và kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Thông tin Truyền thông" của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cũng tại hội nghị, sở TTTT đã phát động Giải báo chí lần thứ nhất, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII với chủ đề năm 2021 "Hải Dương vượt khó - tăng tốc".
Ngành kiểm sát giảm 550 biên chế/năm Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho rằng việc giảm biên chế 10% đã tạo ra áp lực lớn về công việc cho ngành kiểm sát, cần phải xem lại. Tại phiên họp ngày 12-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ công tác 2016-2020 của VKSND Tối cao và TAND Tối...