Hoàn tất quy hoạch chi tiết cuối kỳ Cảng biển Trần Đề
Chiều ngày 1-7, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức cuộc họp nghe báo cáo cuối kỳ Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước ở Cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Quy hoạch tổng thể Cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
Tham dự buổi làm việc có Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn; Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu; lãnh đạo các sở, ngành và đơn vị tư vấn Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB).
Đại diện CMB cho biết, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước Cảng biển Sóc Trăng (thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), trong đó trọng tâm là Cảng biển Trần Đề sẽ có tổng diện tích 4.960ha. Trong đó, diện tích quy hoạch bến cảng ngoài khơi là 960ha, diện tích khu dịch vụ, hậu cần cảng logistics, cảng trung chuyển hàng hoá phía bờ là 4.000ha.
Cảng biển Trần Đề có cầu vượt biển dài 18km, 15 cầu cảng, đê chắn sóng dài 8,3km. Cảng có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container 100.000 DWT hoặc lớn hơn và tàu hàng rời 160.000 DWT, công suất thiết kế từ 80 – 100 triệu tấn/năm (giai đoạn đến 2030 có công suất 30 – 35 triệu tấn/năm).
Video đang HOT
Kết nối luồng hàng hải với Cảng biển Trần Đề
Tổng kinh phí để phát triển Cảng biển Trần Đề đến năm 2030 ước tính khoảng 55,7 nghìn tỷ đồng, giai đoạn sau năm 2030 khoảng 146,3 nghìn tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các kho xăng dầu, hạ tầng KCN sau cảng, luồng chuyên dùng).
Mới đây, tại quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định: “Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL”.
Dự kiến, giữa tháng 7-2022, quy hoạch chi tiết Cảng biển Trần Đề sẽ được trình Bộ GTVT thẩm định.
Thêm hai nhà máy điện gió tại vùng ven biển Sóc Trăng đi vào hoạt động
Ngày 8/4, tại phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Vĩnh Châu - TDC đã tổ chức khánh thành Nhà máy điện gió số 5 (Dự án Nhà máy điện gió Lạc Hòa 1).
Cắt băng khánh thành Nhà máy điện gió số 5 tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Nhà máy điện gió số 5 có tổng mức đầu tư trên 2.400 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã khởi công từ ngày 31/12/2019 có mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, với 6 tuabin tổng công suất 30MW, 1 trạm biến áp 22/110 kV - 40 MVA và đường dây 110 kV dài 9km đấu nối dự án với lưới điện Quốc gia tại hai ngăn lộ mở rộng TBA 110 kV Vĩnh Châu.
Theo ông Vũ Anh Đức, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Vĩnh Châu-TDC, nhà máy đi vào hoạt động góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm; tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, tạo điểm nhấn thu hút người thăm quan và vãng cảnh góp phần vào phát triển du lịch và tăng thu ngân sách cho địa phương.
Đây cũng là một trong những công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022), kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh (4/1992-4/2022) và Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 vào cuối tháng 4 này.
Cũng trong ngày 8/4, tại ấp Mỹ Thanh, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng tổ chức khánh thành Nhà máy Điện gió số 6 (Nhà máy điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng).
Nhà máy điện gió số 6 ở Sóc Trăng hoàn thành đi vào hoạt động.
Ông Phạm Quốc Hùng, Giám đốc Nhà máy Điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng cho biết, nhà máy có mức đầu tư 1.420 tỷ đồng, với 6 tuabin tổng công suất 30MW. Với sự nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư, các nhà thầu và các đối tác, dự án đã phát điện lên lưới quốc gia đúng theo kế hoạch đề ra.
Phát biểu tại lễ khánh thành 2 nhà máy điện gió số 5 và số 6 tại khu vực ven biển thị xã Vĩnh Châu, ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu cùng các sở, ban, ngành và sự phối hợp tích cực của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân thị xã Vĩnh Châu đã đóng góp vào quá trình triển khai thi công và xây dựng hoàn thành các nhà máy điện gió. Đồng thời, đề nghị các chủ đầu tư tổ chức quản lý, khai thác và vận hành các nhà máy điện gió hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, tỉnh đang triển khai thực hiện các dự án điện gió theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) với 20 dự án với tổng công suất là 1.435 MW. Tính đến nay, tỉnh có 4 dự án đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 110,8 MW. Tỉnh cũng đã đề nghị Trung ương tiếp tục bổ sung và Quy hoạch điện VIII các dự án điện gió cho giai đoạn tiếp theo với tổng công suất 6.358 MW gồm điện gió trên bờ là 1.108MW và điện gió ngoài khơi là 5.250 MW.
Đại diện nhà đầu tư tặng quà cho hộ nghèo khu vực dự án điện gió số 5.
Tại lễ khánh thành, các đơn vị chủ đầu tư nhà máy điện gió số 5 và số 6 đã tặng nhiều phần quà cho các hộ gia đình nghèo tại vùng dự án. Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cũng trao các Bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích trong đóng góp xây dựng nhà máy sớm hoàn thành đi vào hoạt động.
Tăng khả năng tiếp cận vốn và tín dụng cho người nuôi tôm Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về tín dụng cho nuôi trồng thủy sản. Đây là dịp để các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng và người nuôi thủy sản, các ngành chuyên môn cùng nhau trao đổi, bàn bạc các giải pháp tạo điều kiện trong việc tiếp cận vốn,...