Hoàn tất Dự án 72 triệu USD hiện đại hóa ngành ngân hàng
Sáng nay 25/10, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị tổng kết Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng (Dự án FSMIMS)
Được biết, dự án FSMIMS gồm 3 hợp phần được triển khai tại Ngân hàng Nhà nước, CIC và Bảo hiểm tiền gửi với tổng nguồn vốn đầu tư gần 72 triệu USD.
Dự án nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng, phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là dự án kết hợp giữa cải cách năng lực thể chế và hiện đai hóa công nghệ thông tin.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá dự án đã thành công và đạt được mục tiêu đề ra. Đây là dự án đầu tiên được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực then chốt như chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, dự báo – thống kê, nghiệp vụ ngân hàng trung ương, thanh tra – giám sát, quản lý nguồn nhân lực, kế toán – tài chính, quản lý văn bản và điều hành, tăng cường năng lực của CIC và Bảo hiểm tiền gửi.
Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, đến nay, các sản phẩm của dự án được ứng dụng vào hoạt động hàng ngày ổn định và góp phần tích cực vào việc đổi mới phương thức điều hành, quản trị của NHNN, CIC, Bảo hiểm tiền gửi trên nền tảng công nghệ hiện đại và thông lệ quốc tế.
Video đang HOT
Ông Đào Quốc Tính, Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi cho biết dự án FSMIMS đã mang lại cho Bảo hiểm tiền gửi một hệ thống công nghệ thông tin tích hợp đồng bộ bao gồm các thiết bị phần cứng và hệ thống phần mềm tiêu chuẩn được triển khai tại trụ sở chính và 8 chi nhánh khu vực. Một trung tâm dữ liệu được thiết lập ở Hà Nội và 1 trung tâm dự phòng được đặt tại Đà Nẵng.
Nhờ dự án, Bảo hiểm tiền gửi đã chuẩn hóa 87 quy trình nghiệp vụ lớn, vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất hiện nay. Hệ thốnrg bao gồm 8 ứng dụng phần mềm lõi tương ứng với các module như quản lý rủi ro, kế toán – quản lý ngân sách, nguồn nhân lực, báo cáo và tài liệu điện tử…
Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Đào Quốc Tính nhận xét một kết quả quan trọng là dự án đạt được kết nối dữ liệu giữa NHNN và Bảo hiểm tiền gửi. Qua đó, hệ thống có đủ dữ liệu để vận hành, phân tích rủi ro, kiểm tra tại chỗ, cảnh báo sớm…
Dự án FSMIMS được triển khai trong 9 năm từ tháng 7/2009 đến tháng 12/2017 và đến nay đã hoàn thành toàn bộ các hoạt động với 2 giai đoạn hoạt động.
Giai đoạn Tăng cường năng lực kéo dài từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2013 với kết quả là việc đổi mới hoạt động nghiệp vụ của NHNN, CIC, Bảo hiểm tiền gửi theo thông lệ quốc tế và cải cách hành chính.
Giai đoạn xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin triển khai từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2017, NHNN, CIC và Bảo hiểm tiền gửi đã triển khai đồng thời 7 hệ thống công nghệ thông tin cốt lõi phù hợp với quy hoạch công nghệ thông tin tổng thể của NHNN.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chi trả bảo hiểm thế nào nếu có cả khoản tiết kiệm thông thường và tiết kiện trực tuyến?
Xin hỏi, người gửi tiền đồng thời có khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường và tài khoản tiết kiệm trực tuyến tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó mất khả năng chi trả hoặc phá sản thì số tiền bảo hiểm được trả tính như thế nào?
Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định: "Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Và Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người hoặc nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này".
Do vậy, số tiền bảo hiểm được trả của khách hàng trong trường hợp này được tính như sau:
- Bằng toàn bộ số dư tiền gửi tiết kiệm thông thường và tiền gửi tiết kiệm trực tuyến (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) nếu tổng số dư này nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm;
- Bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm nếu tổng số dư tiền gửi tiết kiệm thông thường và tiền gửi tiết kiệm trực tuyến (gồm cả tiền gốc và tiền lãi) lớn hơn hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, từ ngày 05/8/2017, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật BHTG (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG tối đa là 75.000.000 triệu đồng (Bảy mươi lăm triệu đồng).
Bảo hiểm Tiền gửi
Sóng cổ phiếu nhỏ khó bền Theo sau đà tăng giá của các cổ phiếu vốn hóa lớn làm trụ cột thị trường, không ít cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng giá mạnh trong hai tuần qua. Giới phân tích nhận định, đà tăng của nhóm cổ phiếu này khó bền vững. Dòng tiền chớp cơ hội Một số cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua như SCR...