Hoãn phiên tòa xử vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề
Do vắng đại diện gia đình bị hại, vắng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, phiên tòa xử vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề bị hoãn.
Sáng 28/8, TAND quận Long Biên, Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề.
Tại phần làm thủ tục phiên tòa, anh Vũ Xuân Trường – bố đẻ của cháu Phạm Gia Bảo (tức Cù Nguyên Công, bị hại trong vụ án) vắng. Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này Nguyễn Văn Vũ, Phạm Đức Hữu cũng không có mặt tại tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Thời gian xét xử lại, vẫn chưa được HĐXX ấn định.
Toàn cảnh phiên tòa xử vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề sáng nay.
Vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội xảy ra vào năm 2014.
Từ đơn trình báo của anh Nguyễn Thành Long – người làm thiện nguyện tại chùa Bồ Đề về việc cháu Cù Nguyên Công (là cháu bé trai mà anh Long nhận làm cha đỡ đầu) bị bán, công an vào cuộc và xác minh làm rõ: Năm 2011, chị Trần Thị Thu Hà (26 tuổi, quê Phú Thọ) và anh Vũ Xuân Trường (31 tuổi, quê Tuyên Quang) chung sống với nhau như vợ chồng và có thai ngoài ý muốn.
Ngày 25/10/2013, chị Hà sinh một bé trai. Do sợ gia đình biết nên chị Hà đã đem gửi cháu bé đến chùa Bồ Đề.
Sư trụ trì Thích Đàm Lan hướng dẫn chị Hà gặp Nguyễn Thị Thanh Trang là quản lý nhà trông trẻ ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho sư Thích Đàm Lan để làm thủ tục tiếp nhận cháu bé.
Anh Nguyễn Thành Long thường xuyên tham gia hoạt động làm từ thiện cho trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.
Video đang HOT
Anh Long gặp và rất yêu quý cháu bé con chị Hà nên anh Long đã xin nhà chùa cho nhận là cha đỡ đầu của cháu bé, rồi đặt tên cháu là Cù Nguyên Công.
Thời điểm này, Nguyệt không có việc làm ổn định, đang nhận nuôi cháu Phạm Đức Anh (là con của chị Nguyễn Tố Uyên, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) và cháu Phạm Gia Hân (là con của chị Vũ Hậu Giang ở Đông Hưng, Thái Bình).
Nguyệt thỉnh thoảng đi lễ tại chùa Bồ Đề nên đã quen và biết Trang. Nguyệt nhờ Trang tìm cho một cháu trai khỏe mạnh để Nguyệt nhận làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng tiền cho Trang.
Do cần tiền để chi tiêu, Trang đồng ý. Trang cho Nguyệt biết anh Long cũng muốn nhận nuôi cháu Công và hứa gửi công đức cho nhà chùa số tiền là 50 triệu đồng.
Vì vậy, Trang nói nếu Nguyệt muốn nhận nuôi cháu Công thì chi tiền. Nguyệt đồng ý và hứa sẽ đưa cho Trang số tiền 40 triệu đồng khi nhận được cháu bé.
Sau đó, Trang đề cập với chị Hà là có người chị dâu của Trang muốn nhận cháu bé về làm con nuôi và chị Hà đồng ý cho cháu Công.
Trang đã hướng dẫn chị Hà đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con với mục đích để đưa cháu Cù Nguyên Công ra khỏi chùa.
Ngày 1/1/2014, sau khi làm xong thủ tục tại chùa Bồ Đề, Nguyệt đã tới nhận cháu Công.
Nguyệt đưa 35 triệu đồng cho Trang rồi nói: “5 triệu đồng còn lại để mua sữa cho cháu Công” và Trang đồng ý.
Sau khi nhận được tiền của Nguyệt, Trang đã gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị Hà, còn 25 triệu đồng Trang chi tiêu cá nhân hết.
Nguyệt mang cháu Công về nuôi dưỡng cùng 2 cháu Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân. Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị mắc bệnh sởi nặng và chết vào ngày 24/6/2014.
Tại cơ quan điều tra, chị Uyên và chị Giang đều khẳng định do không có điều kiện nuôi dưỡng nên 2 chị đồng ý cho Nguyệt nhận cháu Đức Anh và cháu Gia Hân làm con nuôi. Vì vậy, không có cơ sở để xử lý Nguyệt về hành vi mua bán 2 cháu này.
Hai bị cáo Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị truy tố tội Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120, Khoản 1 – BLHS./.
Việt Đức
Theo_VOV
Sáng mai xét xử vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề
Ngày mai (28/8), "mẹ mìn" mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề sẽ ra hầu tòa. Được biết, hai "mẹ" đã có những hành vi phạm pháp để thu lợi hàng chục triệu đồng.
Tin tức từ báo VOV cho biết: Ngày mai (28/8) TAND quận Long Biên sẽ đưa vụ án Mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội ra xét xử cấp sơ thẩm. Hai bị cáo là Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, quê Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị truy tố về tội " Mua bán trẻ em". Theo quy định tại Điều 120, khoản 1 - Bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng, sự việc được bắt nguồn từ đơn trình báo của anh Nguyễn Thành Long, người làm thiện nguyện tại chùa Bồ Đề về việc cháu Cù Nguyên Công (là bé trai mà anh Long nhận làm cha đỡ đầu) bị bán.
Hai bị can tại cơ quan điều tra.
Trước đó, tin tức từ báo Thông tấn xã Việt Nam cũng cho biết: Ngày 25/10/2013, chị Hà sinh một bé trai. Do sợ gia đình biết nên chị Hà đã đem gửi cháu bé đến chùa Bồ Đề.
Sư trụ trì Thích Đàm Lan hướng dẫn chị Hà gặp Nguyễn Thị Thanh Trang là quản lý nhà trông trẻ ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho sư Thích Đàm Lan để làm thủ tục tiếp nhận cháu bé.
Anh Nguyễn Thành Long thường xuyên tham gia hoạt động làm từ thiện cho trẻ mồ côi hoặc bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề.
Anh Long gặp và rất yêu quý cháu bé con chị Hà nên anh Long đã xin nhà chùa cho nhận là cha đỡ đầu của cháu bé, rồi đặt tên cháu là Cù Nguyên Công.
Thời điểm này, Nguyệt không có việc làm ổn định, đang nhận nuôi cháu Phạm Đức Anh (là con của chị Nguyễn Tố Uyên, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) và cháu Phạm Gia Hân (là con của chị Vũ Hậu, ở Đông Hưng, Thái Bình).
Nguyệt thỉnh thoảng đi lễ tại chùa Bồ Đề nên đã quen và biết Trang. Nguyệt nhờ Trang tìm cho một cháu trai khỏe mạnh để Nguyệt nhận làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng tiền cho Trang.
Sau đó, Trang đề cập với chị Hà là có người chị dâu của Trang muốn nhận cháu bé về làm con nuôi và chị Hà đồng ý cho cháu Công. Trang đã hướng dẫn chị Hà đến chùa Bồ Đề viết đơn xin lại con với mục đích để đưa cháu Cù Nguyên Công ra khỏi chùa.
Ngày 1/1/2014, sau khi làm xong thủ tục tại chùa Bồ Đề, Nguyệt đã tới nhận cháu Công và đưa cho Trang 35 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền của Nguyệt, Trang đã gửi 10 triệu đồng vào tài khoản của chị Hà, còn 25 triệu đồng Trang chi tiêu cá nhân hết.
Nguyệt mang cháu Công về nuôi dưỡng cùng hai cháu Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân. Quá trình nuôi dưỡng, cháu Công bị mắc bệnh sởi nặng và chết vào ngày 24/6/2014.
Tại cơ quan điều tra, chị Uyên và chị Giang đều khẳng định do không có điều kiện nuôi dưỡng nên 2 chị đồng ý cho Nguyệt nhận cháu Đức Anh và cháu Gia Hân làm con nuôi. Vì vậy, không có cơ sở để xử lý Nguyệt về hành vi mua bán 2 cháu này. Hai bị can Trang và Nguyệt bị truy tố theo Điều 120, Khoản 1 - BLHS.
Được biết, không chỉ khi bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt bị bắt mới dấy lên nghi án buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, mà trong những năm gần đây nhiều người làm thiện nguyện ở chùa đã khẳng định, có nhiều em bé được chùa nhận về nuôi dưỡng nhưng mất tích bí ẩn.
Theo báo Phụ Nữ, chùa Bồ Đề đã có nhiều sự thay đổi khó hiểu về số lượng trẻ em. Đơn cử, theo báo cáo của UBND Q.Long Biên tại thời điểm tháng 5/2013, trẻ được nuôi tại chùa Bồ Đề là 121 trẻ, số lượng trẻ sơ sinh là 25. Tuy nhiên, tại biên bản cuộc họp ngày 17/7/2014, với các ban ngành chức năng địa phương, ni sư Đàm Lan khai báo số lượng hiện tại đang ở chùa là 106 trẻ
Những nghi vấn về việc mua bán trẻ em ở ngôi chùa này đã làm xôn xao dư luận trong một khoảng thời gian dài.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Ngày mai 2 "mẹ mìn" hầu tòa Ngày mai (28/8), TAND quận Long Biên, Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em" xảy tại chùa Bồ Đề. Theo đó, hai bị cáo Phạm Thị Nguyệt (SN 1970, trú tại xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, trú tại phố Mai...