Hoãn phiên tòa xét xử cán bộ hải quan nhận hối lộ cả tỷ trong vài ngày
Duy được giao nhiệm vụ trinh sát, thu thập thông tin tình nghi buôn lậu để đề xuất kiểm tra các lô hàng nhập khẩu. Lợi dụng quyền hạn này, Duy ép các doanh nghiệp phải hối lộ. Nếu doanh nghiệp nào không chung chi, Duy đề nghị kiểm tra hàng hóa của các doanh nghiệp đó.
Ngày 20/9, TAND TPHCM đã đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Trường Duy (công chức Đội Kiểm soát hải quan – Cục Hải quan THCM) về tội nhận hối lộ.
Tuy nhiên, ngay phần thủ tục, các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập thêm những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như đại diện phía hải quan, tập đoàn viễn thông để xác định các số điện thoại liên lạc với bị cáo… Sau đó, HĐXX đã hội ý và quyết định hoãn phiên toà.
Chỉ trong mấy ngày, Nguyễn Trường Duy đã nhận hối lộ tiền tỷ.
Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Đội Kiểm soát hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện kiểm soát hải quan để phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới…
Căn cứ vào thông tin nghi vấn được thu thập từ các nguồn, Đội Kiểm soát hải quan ban hành phiếu phối hợp công tác và phối hợp với các chi cục hải quan trên địa bàn để kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu. Trong 2 năm 2014 – 2015, Đội Kiểm soát hải quan đã ban hành nhiều phiếu phối hợp công tác nhưng đa số không phát hiện vi phạm.
Video đang HOT
Nguyễn Trường Duy là công chức hải quan, trinh sát địa bàn, có quyền hạn và trách nhiệm trong việc thu thập thông tin có dấu hiệu buôn lậu… tại cảng Cát Lái, khu chế xuất Linh Trung để báo cáo cấp trên.
Lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Đội giao cho và lợi dụng tâm lý lo ngại của các doanh nghiệp khi bị kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình nhập khẩu (sợ chậm trễ trong việc giao hàng, lo ngại phát sinh chi phí…), từ tháng 1/2015 đến khi bị bắt, Duy đã trực tiếp liên hệ, tiếp xúc, thỏa thuận với các chủ doanh nghiệp, cá nhân làm thủ tục hải quan để họ chi tiền với mục đích khi nhập khẩu thì hàng hóa sẽ không bị Đội Kiểm soát hải quan kiểm tra.
Từ ngày 21/12/2015 đến 29/12/2015, đã có 50 doanh nghiệp chi tiền bất hợp pháp cho Duy, tổng số tiền là gần 542 triệu đồng, Duy nhận tiền ở nhà mẹ đẻ và tại phòng làm việc ở cảng Cát Lái.
Căn cứ vào hồ sơ tin báo tội phạm do Cục an ninh, tài chính, tiền tệ, đầu tư – Tổng cục An ninh chuyển đến, Cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an đã bắt và khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Trường Duy và thu giữ hơn 964 triệu đồng.
Ban đầu, Duy bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Sau đó, cơ quan điều tra đã thay đổi tội danh thành nhận hối lộ.
Kết quả điều tra đã xác định, trong số 50 doanh nghiệp chi tiền cho Duy có 12 đơn vị từng bị Đội Kiểm soát hải quan của Duy phối hợp kiểm tra hàng hóa.
Duy còn thường xuyên sử dụng, thay đổi sim điện thoại và dùng sim rác để liên lạc, thỏa thuận với các doanh nghiệp và cá nhân làm thủ tục khai báo hải quan để che giấu tội phạm.
Bị can cũng lợi dụng địa điểm không phải là nơi cư trú của mình và dùng người thân trong gia đình để nhận tiền bất hợp pháp. Cơ quan điều tra xác định đây là hành vi nhận hối lộ rất nghiêm trọng.
Theo Dân Trí
31 cán bộ hải quan hầu tòa, chỉ 1 người nhận tội
Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp khai khống hồ sơ xuất nhập khẩu để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước, 31 cán bộ hải quan phải hầu tòa. Tuy nhiên, tại tòa, các bị cáo đều chối tội, chỉ có 1 bị cáo nhận tội.
Ngày 20/6, phiên tòa xét xử bị cáo Lê Dũng và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Trong 43 bị cáo của vụ án này có 31 người đương nhiệm hoặc nguyên là lãnh đạo, cán bộ hải quan tỉnh An Giang, TPHCM bị truy tố tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bị cáo Lê Dũng người cầm cầu trong đại án kinh tế này.
Trong vụ án này, Lê Dũng câu kết với Châu, Tuyền và nhiều bị cáo khác lập nhiều hợp đồng mua, bán và thanh toán giả. Sau đó, với sự hỗ trợ của các cán bộ hải quan An Giang, TPHCM, các bị cáo làm hồ sơ xin hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế của nhà nước.
Để quá trình "làm việc" được thuận lợi, Tuyền "lót tay" công chức hải quan 16 tỉ đồng. 31 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan ra tòa trong vụ án này đều nhận tiền lót tay từ nhóm tội phạm trên để hỗ trợ xác nhận thông quan cho các đối tượng phạm tội.
Trong phần xét hỏi, bị cáo nguyên cán bộ hải quan cho rằng chỉ nhận tiền bồi dưỡng một vài trăm ngàn đồng và không thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố. Các bị cáo là cán bộ hải quan đều khai làm đúng quy trình, thủ tục hải quan...
Các bị cáo này đều khai không nhận tiền từ Công ty cổ phần Thực phẩm công nghệ Sài Gòn. Sau mỗi ca trực, các bị cáo chỉ nhận bồi dưỡng khoảng 50.000 - 200.000 đồng. Theo lời các bị cáo, đây là tiền nhiều doanh nghiệp cho công chức... uống nước, ăn trưa.
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Dũng là công chức hải quan duy nhất khai nhận đã ký khống hồ sơ xuất khẩu cho doanh nghiệp. Theo bị cáo Dũng, các tờ khai này do Lê Khương Toàn (nguyên công chức Cục Hải quan An Giang) đưa và tham mưu cho Dũng ký, ban đầu Dũng không ký nhưng nghĩ không ký thì mất lòng lãnh đạo nên bị cáo ký.
Bị cáo Dũng cũng khai Nguyễn Văn Biên (nguyên chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình) chỉ đạo bị cáo ký khống để nhận 0,3% trên giá trị hàng hóa ghi trên tờ khai.
Sau ca trực, tiền được chia cho chi cục trưởng hưởng 25%, 2 chi cục phó mỗi người 15%, đội trưởng 12%, công chức 11%, chưa tính trừ 5% tiếp khách. Bị cáo Dũng cũng cho biết việc chia tiền theo tỉ lệ % nêu trên đã có từ trước khi bị cáo chuyển về cửa khẩu Khánh Bình (An Giang) công tác.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ 213 container "tự nhiên" biến mất: Bắt thêm 1 cán bộ hải quan về tội buôn lậu Liên quan đến vụ 213 container hàng quá cảnh "tự nhiên" biến mất khỏi Cảng Cát Lái, TP HCM, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa chính thức khởi tố, bắt tạm giam thêm 1 cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 về tội buôn lậu. Ngày 9/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra -...