Hoãn mở bán dự án, đại diện Nam Long (NLG) nhấn mạnh: “Thị trường bất động sản cung đang không gặp cầu”
Với những luận điểm trên cùng kế hoạch tăng tốc thời gian tới, đại diện Nam Long nhấn mạnh tại buổi Analyst mới đây: “Cổ phiếu NLG đang ở mức giá cực kỳ hấp dẫn để đầu tư”.
Ghi nhận từ báo cáo mới đây của CBRE, số lượng sản phẩm bất động sản (BĐS) bán được 9 tháng đầu năm nay đang thấp hơn cùng kỳ năm trước. Đồng ý với điều này, lãnh đạo Nam Long Group (NLG) cho biết thị trường nhìn chung cho thấy số lượng giao dịch đang trầm lắng và có dấu hiệu đi xuống, trong khi đó số lượng khách hàng có nhu cầu mua rất lớn. Nguyên nhân bởi nhu cầu có nhưng hầu hết các doanh nghiệp BĐS lớn như Novaland (NVL), Hưng Thịnh… tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường chậm, điển hình từ đầu năm đến giờ không có dự án nào phê duyệt mới ở Tp.HCM. Như vậy, vị này nhấn mạnh nếu doanh nghiệp không chuẩn bị từ những năm trước thì năm sau và đầu năm sau nữa rất khó để có sản phẩm tung ra thị trường.
Riêng về Nam Long, lũy kế 9 tháng đầu năm Công ty đạt 2.740 tỷ đồng doanh thu, tăng 67% so với cùng kỳ và hoàn thành 71% kế hoạch năm. Trong cơ cấu doanh thu của Công ty, doanh thu từ bán đất, căn hộ, nhà phố và biệt thự chiếm 65% tỷ trọng, đạt 1.786 tỷ đồng – đây cũng là hạng mục đạt mức tăng đến 136% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nói về điều này, đại diện Nam Long cho biết tình hình kinh doanh đang khá ổn định so với cùng kỳ năm ngoái, trong kỳ Công ty đang bán nhiều căn hộ hơn là đất nền và biệt thự. Trong đó, thị trường hiện cung đang không gặp cầu, đồng thời nhu cầu theo vị này trong những năm tới không có nhiều thay đổi. Ngược lại về phía cung, vì nhiều lý do như các công ty cùng phân khúc gặp trở ngại trong việc mua dự án, nên lượng cung vào thị trường trong thời gian tới không dồi dào như nhiều người mong đợi.
Chia sẻ về kế hoạch bán sản phẩm và ghi nhận doanh thu lợi nhuận thời gian tới, người cầm cương Công ty cho biết : “Hiện tại Nam Long đang cập nhật lại kế hoạch kinh doanh của các năm tiếp theo, do những thay đổi lớn trong công tác bán hàng của năm nay ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh sau 2020. Năm nay, Nam Long có kế hoạch mua lại một dự án ở Hải Phòng và một deal khác mua lại dự án ở khu vực đường vành đai”.
Đồng thời, với quỹ tiền mặt khá dồi dào hiện tại, Công ty còn cho biết sẽ dùng vào đầu tư cho những năm tới. Ghi nhận trên BCTC quý 3/2018, tính đến thời điểm cuối quý tiền và tương đương tiền còn gần 2.847 tỷ đồng, tăng 765 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó tiền mặt tại quỹ chỉ hơn 3,3 tỷ đồng, còn lại 309 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 2.534 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6 tháng – tăng gần 1.000 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng tiền gửi ngân hàng lên đến 2.843 tỷ đồng. Ngoài ra còn khoản tiền đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 156 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho giảm 737 tỷ đồng, xuống còn 3.147 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tồn kho bất động sản dở dang tập trung chủ yếu ở dự án Long An, dự án Hoàng Nam, dự án Nguyên Sơn và dự án Phú Hữu…
Video đang HOT
Một số dự án Nam Long dự tiếp tục bán trong các năm tới gồm: Mizuki, Akari và Waterpoint. Trong đó, theo kế hoạch 3 block đầu tiền trong dự án Akari giai đoạn sẽ được mở bán trong năm 2018. Tuy nhiên, Nam Long đã phải dời lịch mở bán Akari đến giữa năm 2019.
Với những luận điểm trên cùng kế hoạch tăng tốc thời gian tới, đại diện Nam Long nhấn mạnh tại buổi Analyst mới đây: “Cổ phiếu NLG đang ở mức giá cực kỳ hấp dẫn để đầu tư”. Trên thị trường, cổ phiếu NLG khá biến động thời gian qua, hiện đang tích lũy tại mức 28.400 đồng/cp.
Giao dịch NLG thời gian qua.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ra sao trong những tháng cuối năm?
Dự báo năm 2018, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp BĐS tên tuổi, có thể các sản phẩm BĐS giá rẻ sẽ bước vào cuộc đua chất lượng sôi động hơn
Những dự báo được các công ty nghiên cứu thị trường đưa ra mới đây cho thấy thị trường BĐS nghỉ dưỡng đang trải qua thời kỳ "ngủ đông", giao dịch ở mọi phân khúc đều giảm mạnh trong 2 quý đầu của năm nay.
Theo báo cáo của DKRA, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng không có nhiều biến chuyển so với các quý trước. Theo dự báo, trong thời gian tới, nguồn cung biệt thự biển hạn chế, nguồn cung condotel khá dồi dào nhưng lượng tiêu thụ không khởi sắc. Các chủ đầu tư chú trọng tạo ra điểm nổi bật, lợi thế cạnh tranh cho dự án để thu hút người mua.
Một số chuyên gia nhận định, lượng khách nước ngoài, chủ yếu đến từ các nước Châu Á vẫn tiếp tục tìm đến thị trường Việt Nam, tạo điều kiện góp phần phát triển các dự án hạng sang, cao cấp và BĐS nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, nhìn nhận những tháng sắp tới, tình hình giao dịch phân khúc BĐS này vẫn không mấy khả quan.
Theo lý giải của các chuyên gia, nguyên nhân do nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng sau một thời kì tăng quá nóng, đến thời điểm hơn nửa năm nay tại nhiều địa phương ít có dự án mới được tung ra thị trường. Phần khác, pháp lý cho sản phẩm condotel đến nay vẫn chưa rõ ràng nên ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, nhà đầu tư; ngân hàng cũng đang thực hiện các biên pháp siết chặt nguồn vốn vào BĐS, tăng lãi suất cho ngay mua nhà ở...nên tác động không nhỏ đến thị trường.
Trong khi đó, ông Đỗ Viết Chiến - Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), nhận định thị trường BĐS nghỉ dưỡng năm ngoái và đầu năm nay đã phát triển hơn cả mong đợi. Các chủ đầu tư đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư nhiều dự án quy mô lớn hơn, trải rộng khắp các tỉnh, thành có lợi thế du lịch biển.
Trong đó, các sản phẩm sẽ tiếp tục được tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Các công cụ tài chính mới sẽ tiếp tục được thử nghiệm. Hàng trăm dự án nghỉ dưỡng ra đời, đưa ra thị trường hàng ngàn căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp ở các loại hình khác nhau.
Đặc biệt, ông Chiến cho rằng những tháng sắp tới nhu cầu BĐS nghỉ dưỡng sẽ tăng cao nhờ các công cụ như condotel, hometel, timeshare... Dự báo năm 2018, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp BĐS tên tuổi, có thể các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng giá rẻ sẽ bước vào cuộc đua chất lượng sôi động hơn.
Theo đó, thời gian gần đây các nhà đầu tư như Vingroup, FLC, Him Lam Land, Nam Long, Hưng Thịnh, Dream Home, Kiến Á, CEO... đã cùng tuyên bố xây dựng sản phẩm theo hướng này. Điển hình nhất là "hiện tượng" tập đoàn Novaland đã tiến vào TP Cần Thơ với loại hình sản phẩm nghỉ dưỡng hợp túi tiền, kéo theo đó là FLC cũng đang làm việc với chính quyền địa phương để đầu tư một khu nghỉ dưỡng khác tại Cồn Ấu... Từ đó, sẽ có một lượng tiền lớn được thu hút vào để mua các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng.
"Quan sát cho thấy dòng vốn vẫn đang tiếp tục được đổ vào các địa điểm du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hay Sa Pa, Hạ Long... Thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm nhiều nguồn cung mới và được đầu tư tích hợp nhiều hạng mục tiện ích. Nguồn cung mới sẽ khiến thị trường cạnh tranh hơn", ông Chiến cho biết thêm.
Bên cạnh đó, BĐS và du lịch luôn có sự phát triển cộng hưởng lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau và cùng chịu ảnh hưởng vào khá nhiều chính sách chung của Nhà nước. Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng trong những năm gần đây và BĐS nghỉ dưỡng cũng sẽ đồng hành, vừa đáp ứng vừa kích thích nhu cầu du lịch. Ngành du lịch đang cần rất nhiều căn hộ nghỉ dưỡng. Do đó, trong trung hạn không có khả năng xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp địa ốc 'than phiền' việc chậm cấp sổ đỏ Tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với doanh nghiệp bất động sản vừa diễn ra, các doanh nghiệp kiến nghị rất nhiều nhiều vướng mắc gây khó khăn trong quá trình xây dựng và bán sản phẩm. "Cuộc họp này không phải thường niên mà do tôi nhận thấy các doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều...