Hoãn cổ tức tới 5 lần, Sudico Sông Đà lại thất hứa với cổ đông
CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) vừa thay đổi thời gian trả cổ tức năm 2016 và 2017 bằng tiền mặt đều với tỷ lệ 10% sang tận cuối năm 2020.
Theo đó, cổ tức năm 2016 của SJS sẽ được dời từ ngày 30/9/2019 sang 31/12/2020.
Còn cổ tức năm 2017 được gom lại thành 1 đợt vào 31/12/2020 thay vì 30/9/2019 và 31/12/2019 như trước đó.
Như vậy đây là lần hoãn cổ tức năm 2016 lần thứ 5 của SJS.
SJS cũng cho biết, trong trường hợp Công ty thu xếp được nguồn tiền đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ xem xét thực hiện thanh toán cổ tức sớm hơn thời gian này.
Sudico lại hoãn cổ tức tới cuối năm 2020.
Trước đó hồi tháng 4/2019, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đã có văn bản nhắc nhở SJS nghiêm túc thực hiện các quy định về quản trị Công ty. Bởi theo quy định của Luật doanh nghiệp, cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc họp ĐHĐCĐ thường niên. Như vậy, SJS đã chậm trễ việc chia trả cổ tức năm 2016 và 2017 so với quy định.
Video đang HOT
Để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, Sở nhắc nhở SJS nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ trả cổ tức cho cổ đông theo đúng quy định hiện hành.
Sau khi Sở nhắc nhở, SJS cho biết nguồn vốn chi trả cổ tức 2016 và 2017 chủ yếu từ nguồn thu tại dự án Nam An Khánh và các dự án khác với tổng công nợ hiện nay là 285.5 tỷ đồng. Trong thời gian vừa qua, do các đối tác chậm trễ thanh toán nên Công ty bị thiếu hụt nguồn vốn chi trả cổ tức.
Hiện tại, SJS đã làm việc cụ thể với từng đối tác, khách hàng và đưa ra các biện pháp trong công tác thu vốn tại các dự án. Theo đó, trong năm 2019 SJS sẽ có đủ nguồn vốn để chi trả cổ tức 2016 và 2017 theo đúng tiến độ.
Vậy nhưng, sự thất hứa của SJS lại một lần nữa làm nản lòng cổ đông.
Được biết, tại thời điểm 30/6/2019, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của SJS chỉ ở mức 53 tỷ đồng.
Trong khi với tổng tỷ lệ cổ tức của hai năm là 20% và với gần 114 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì dự kiến SJS phải chi ra tới 227 tỷ đồng để trả cổ tức còn nợ này cho cổ đông.
Tại thời điểm cuối năm 2018, cổ đông lớn duy nhất của SJS chính là Tổng công ty Sông Đà với tỷ lệ nắm giữ 31,87% vốn. Như vậy, nếu SJS trả cổ tức cho 2 năm 2016 và 2017 thì Tổng công ty Sông Đà sẽ nhận về được hơn 72 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu SJS đang giao dịch sát mốc 17.000 đồng/cp, giảm hơn 19% trong vòng 1 quý vừa qua.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Cổ tức cao có làm "mát lòng" cổ đông?
Nhiều DN dành hàng nghìn tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao làm nức lòng các cổ đông. Nhưng đây chưa hẳn đã là tiêu chí trọng yếu để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một cổ phiếu.
Bên cạnh thông tin về cổ tức, nhà đầu tư cũng cần lưu ý về nền tảng tài chính và triển vọng tăng trưởng của DN. Ảnh: N.H.
"Mưa" cổ tức
Ngày 9/9 tới, Tổng công ty Habeco sẽ chốt quyền chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ lên tới 75,57%. Như vậy, mỗi cổ phiếu sẽ được nhận 7.557 đồng. Ước tính, với gần 232 triệu cổ phiếu đang lưu hành Habeco sẽ chi ra khoảng 1.752 tỷ đồng để thanh toán cổ tức năm 2017. Dự kiến, thời gian thanh toán cổ tức sẽ được thực hiện từ ngày 1/10.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị công ty dùng nguồn cổ tức nhận được từ Công ty Cổ phần Bia Hà Nội Hải Dương, đồng thời Tổng công ty sẽ thực hiện hoàn nhập Quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. Theo đó, nguồn vốn dùng để chia cổ tức đợt này được lấy hơn 201 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế lũy kế đến 31/12/2017 còn lại sau khi phân phối các quỹ, 1.533 tỷ đồng từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và 17,6 tỷ đồng từ nguồn cổ tức được chia từ Công ty cổ phần Bia Hà Nội Hải Dương theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Một "đại gia" khác trong ngành bia là Sabeco cũng sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả bổ sung cổ tức năm 2018 vào ngày 6/9 với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Tổng số tiền chi ra cho đợt thanh toán cổ tức lần này của Sabeco ước tính khoảng 962 tỷ đồng. Trước đó, vào tháng 10 và 11/2018, DN này đã thực hiện 2 đợt tạm ứng cổ tức năm 2018 với tổng tỷ lệ 35% bằng tiền mặt. Như vậy, Sabeco đã thực hiện chi trả cổ tức với tỷ lệ lên đến 50%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 5.000 đồng. Theo đó, tổng số tiền Sabeco bỏ ra để chia cổ tức năm 2018 lên tới 3.200 tỷ đồng.
Bất ngờ hơn cả là Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL), vừa xảy ra hỏa hoạn với mức thiệt hại ước tính lên tới hàng trăm tỷ đồng, song DN này vẫn mạnh tay tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 với tỷ lệ tới 25% bằng tiền mặt. Với tỷ lệ này, dự kiến RAL sẽ phải chi ra gần 29 tỷ đồng để chia cổ tức cho các cổ đông. Trước đó, RAL luôn là DN có mức chi trả cổ tức khá cao, đạt 55% vào năm 2017 và 50% vào năm 2018.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà (VCF) đưa ra tỷ lệ cổ tức lên tới 240%, tương đương mức chia lên tới 24.000 đồng cho mỗi cổ phiếu. DN này dùng toàn bộ lợi nhuận năm ngoái để chia cổ tức. Theo đó, với 26,58 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VCF dự kiến chi tới gần 638 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Cuối tháng 9 này, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) cũng sẽ thực hiện chi trả cổ tức đợt 3 năm 2018 và tạm ứng cổ tức năm 2019 với tổng tỷ lệ 23%. Nhiều DN khác cũng có tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt khá cao như Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FOC) tỷ lệ 100%, Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco (VET) tỷ lệ 40%, Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) tỷ lệ 40%...
Tỷ lệ cao chưa hẳn tốt
Tỷ lệ cổ tức cao là một trong những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ cổ tức cao bằng tiền mặt chưa hẳn đã đồng nghĩa với việc DN đó có "sức khỏe" tốt.
Cụ thể, dù có mức chi trả cổ tức cao, song kết quả kinh doanh của Habeco lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2019 của DN này, công ty đạt 378 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm nay, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Theo ban lãnh đạo công ty, sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ như Sabeco, Heineken Việt Nam... tại thị trường miền Bắc và miền Trung đang đặt ra những thách thức lớn cho công ty. Thêm vào đó, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bia như malt (mạch nha), gạo, hoa houblon, vỏ lon tăng lên khiến cho giá thành sản xuất tăng. Trước tình hình đó, trong năm 2019, Habeco đã đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm mạnh tới 40% so với kết quả đạt được năm 2018, ở mức chỉ 384,5 tỷ đồng.
Tương tự, dù tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2018 của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) vẫn giữ ở mức khá là 10%, song trên thực tế tình hình hoạt động của công ty đang gặp không ít khó khăn. Doanh thu thuần trong nửa đầu năm nay của công ty đã giảm 17%, chỉ đạt 1.530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh tới 84%, chỉ đạt vỏn vẹn 12 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo công ty, thị trường phân bón trong nước đang cạnh tranh ngày càng gay gắt nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn. Để tiêu thụ được sản phẩm, LAS đã phải giảm trực tiếp giá bán nhưng một số chi phí đầu vào có xu thế tăng nên ảnh hưởng đến giá vốn. Trước tình hình đó, LAS đã phải khuyến khích nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm bằng cách cho giãn nợ, lùi thời gian thanh toán. Điều này khiến cho tiền vay ngân hàng tăng, dẫn tới chi phí tài chính tăng.
Như vậy, nếu chỉ xét tới yếu tố cổ tức, đôi khi điều này lại trở thành cái "bẫy". Do đó, bên cạnh những thông tin hấp dẫn về tỷ lệ chi trả cổ tức, khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cũng nên xem xét các yếu tố liên quan tới nền tảng tài chính của DN, triển vọng kinh doanh tăng trưởng. Bởi khi chọn đúng cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, bên cạnh mức cổ tức nhận được, nhà đầu tư còn được hưởng lợi từ việc tăng thị giá của chính cổ phiếu đó.
Khải Kỳ
Theo haiquanonline
VietinbankSC (CTS) trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, cao nhất trong 10 năm qua CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC, mã chứng khoán CTS - sàn HOSE) cho biết, ngày 16/9 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2018. Theo đó, VietinbankSC sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000 đồng. Với hơn 106 triệu cổ...