“Hoàn Cầu” khoe máy bay cảnh báo sớm theo cả trăm mục tiêu, bán kính 470km
Theo thông tin từ “Hoàn Cầu”, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 được cho là đã gia nhập Không quân Trung Quốc, tính năng radar tương đương máy bay cảnh báo sớm KJ-2000.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 3 đưa tin, các bức ảnh về máy bay cảnh báo sớm KJ-500 sơn màu không quân xuất hiện vào cuối năm 2014. Ngày 18 tháng 3 năm 2014, bức ảnh một chiếc máy bay số hiệu 30471 lần đầu tiên xuất hiện trên mạng. Đây là bức ảnh đầu tiên có thể được xác nhận cho thấy máy bay này đã gia nhập Hải quân Trung Quốc.
Theo bài báo, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 lần đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2013, máy bay này được phát triển trên nền tảng máy bay vận tải tua bin cánh quạt Y-9, được lắp cố định radar mảng pha.
Các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc cho biết, mặc dù KJ-500 có kích cỡ nhỏ hơn, nhưng tiến bộ của công nghệ điện tử làm cho radar của nó có tính năng tương đương radar nghiên cứu chế tạo cho máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, máy bay KJ-2000 được phát triển trên nền tảng máy bay vận tải IL-76.
Tháng 1 năm 2013, báo chí Trung Quốc cho biết, loại radar này có thể theo dõi 60 – 100 mục tiêu trong phạm vi 470 km.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 sơn màu không quân (nguồn mạng sina TQ)
Video đang HOT
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 (nguồn mạng sina TQ)
Radar của máy bay cảnh báo sớm KJ-500 có 3 mặt kích thước tương đồng, trên đỉnh lồng ăng tên còn có một lồng ăng ten nhỏ nhô lên, có thể là một ăng ten thông tin vệ tinh. Có hình ảnh cho thấy, Công ty máy bay Thành Đô – Công nghiệp hàng không Trung Quốc từng cân nhắc sử dụng lồng ăng ten kiểu giọt nước, cho phép lắp cho máy bay cảnh báo sớm có ăng ten “nhìn nghiêng” kích cỡ lớn hơn. KJ-500 còn lắp 2 ăng ten điện tử bị động.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 là phiên bản kế tiếp của KJ-200, máy bay này áp dụng ăng ten kiểu “thanh gỗ thăng bằng”, ngoại hình rất giống radar của công ty Saab Thuỵ Điển, loại thiết kế này chỉ có thể sở hữu góc dò tìm tổng cộng khoảng 240 độ.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 (nguồn mạng sina TQ)
Theo Giáo Dục Việt Nam
Khám phá "mắt thần" của cụm trợ thủ tàu sân bay Mỹ
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye do Công ty Grumman, tiền thân của Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo, cải tiến trên nền tảng máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, được mệnh danh là "mắt thần" của cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye là thành viên mới nhất trong dòng máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye.
Máy bay cảnh báo sớm dòng E-2 bắt đầu từ đầu năm 60 của thế kỷ trước, luôn cung cấp dịch vụ cảnh báo sớm trên không và chỉ huy kiểm soát cho tàu sân bay.
Loại máy bay này do Công ty Grumman, tiền thân của Northrop Grumman nghiên cứu chế tạo, máy bay cảnh báo sớm E-2 phiên bản ban đầu đưa vào hoạt động năm 1964.
Công tác phát triển máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye bắt đầu vào năm 2013, theo giới thiệu của Công ty Northrop Grumman, một số cải tiến tương đối rõ rệt của máy bay cảnh báo sớm này bao gồm: Radar hoàn toàn mới đồng thời có khả năng quét cơ giới và điện tử, buồng lái thủy tinh tích hợp tổng thể, hệ thống nhận dạng địch-ta tiên tiến, trạm làm việc chiến thuật và máy tính nhiệm vụ mới, liên kết dữ liệu và hệ thống chi viện điện tử kiểu tăng cường.
Người phụ trách Văn phòng chương trình hệ thống số liệu chiến thuật của máy bay E-2, đại tá John Lemmon cho biết: "Máy bay cảnh báo sớm E-2D có thể phát hiện mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt đất và trên mặt biển ở khoảng cách tương đối xa, tại khu vực ven biển và trong môi trường phức tạp trên đất liền. Từ đó làm cho tính linh hoạt và khả năng nhận biết tình hình của máy bay chiến đấu và được cải thiện rất lớn, vượt các phiên bản trước đây của máy bay cảnh báo sớm dòng Hawkeye".
Ngoài ra, động cơ của máy bay cảnh báo sớm E-2D cũng đã được nâng cấp, từ đó có thể cung cấp nhiều điện và khả năng làm mát tốt hơn, thân máy bay cũng được gia cố để bảo đảm cho máy bay sau khi tăng thêm trọng lượng vẫn có thể đáp ứng yêu cầu.
Theo tiết lộ của Công ty Northrop Grumman, hải quân Mỹ chuẩn bị mua sắm 75 máy bay E-2D. Hiện nay, có 62 máy bay cảnh báo sớm E-2C biên chế trong Hải quân Mỹ, có 28 chiếc E-2C khác đang phục vụ cho lực lượng vũ trang Ai Cập, Pháp, Nhật Bản và Đài Loan.
Theo Trí Thức Trẻ
Báo Nga xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu: số lượng tàu chiến TQ đứng đầu Trung Quốc có chi tiêu quân sự 126 tỷ USD, có thể huy động 750 triệu người, 9.150 xe tăng, 2.788 máy bay, 250 đầu đạn hạt nhân, 520 tàu chiến... Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu số hiệu 596 Type 056 biên chế ngày 1 tháng 7 năm 2013 cho Lực lượng Quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông. Loại tàu...