Hoãn các cuộc họp không cần thiết để di dời dân, ứng phó nguy cơ lũ quét
Dự báo Bình Định tiếp tục có mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ông Nguyễn Phi Long – Chủ tịch UBND tỉnh – yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để lo đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Chiều 25/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, lượng mưa từ 19h ngày 23/10 đến 13h ngày 25/10, bình quân toàn tỉnh 207 mm, phổ biến từ 150 mm, có nơi lên đến hơn 400 mm. Dự báo, chiều tối nay (25/10), ở khu vực tỉnh Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30-50 mm, có nơi trên 70 mm.
Đặc biệt, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, ven sông.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống lụt bão và công tác đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Đồng thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt.
Video đang HOT
Cuộc họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho hay, toàn tỉnh Bình Định có 163 hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên. Hiện có 50 hồ chứa qua tràn và 21 hồ chứa đầy nước (lớn hơn 80% dung tích).
Đặc biệt hồ Định Bình – hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Bình Định – bắt đầu vận hành hạ mực nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn – Hà Thanh lúc 20h ngày 22/10 (tại mực nước cao trình 75,13m), điều tiết lớn hơn 200 m3/s, sau tăng dần lưu lượng điều tiết và lớn nhất đạt 420 m3/s lúc 7h ngày 25/10.
Ông Phúc cho biết thêm, hiện tỉnh có 116 tàu cá ngư dân đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, trong đó có 2 tàu cá đang nằm trong đường đi của bão. Hiện các tàu cá đã nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới và đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm…
UBND huyện Phù Cát cũng được đề nghị di dời khẩn cấp 36 hộ dân sinh sống ở núi Gành (xã Cát Minh, huyện Phù Cát).
Sạt lở đất tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Ảnh: T.Tin).
Theo UBND tỉnh Bình Định, mưa lớn những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ khiến một nhà dân thôn 5 (xã An Vinh) bị ảnh hưởng do sạt lở đất, rất may không gây thiệt hại về tài sản.
Ngoài ra, có 3 khu dân cư ở các xã An Toàn, An Vinh đã xuất hiện sạt lở; tuyến đường đi xã An Vinh bị sạt lở 3 vị trí, khối lượng sạt lở khoảng 1.500 m3, hiện địa phương đã khắc phục và thông tuyến. Thiệt hại ước tính 150 triệu đồng.
Tại huyện Vân Canh, sáng 24/10, mưa lũ làm sập mố cầu Ngô La quốc lộ 19C, ở xã Canh Vinh. Ngay sau sự cố, Sở Giao thông vận tải đã tiến hành khắc phục xong và thông tuyến.
Tại TP Quy Nhơn, lúc 7h30 sáng nay 25/10, một phần taluy vách núi đá sạt lở gây bị thương 3 người đang lưu thông trên đường tại phường Lê Hồng Phong (đầu đường Nguyễn Tất Thành nối dài tiếp giáp đoạn rào chắn đường sắt), đã được đưa đến bệnh viện. Cũng trong hôm nay, tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, mưa lớn làm sạt lở đất đá ách tắc 30m đường giao thông, địa phương đang khắc phục.
Khu vực từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tính đến 7 giờ ngày 16/10, khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.
Cụ thể: Lũng Vân (Hòa Bình) 43 mm (Hòa Bình); Thạch Kiệt 1 (Phú Thọ) 36 mm; Việt Tiến (Lào Cai) 36 mm; Vạn Xuân (Thanh Hóa) 63,2 mm; Thủy điện Đồng Văn (Nghệ An) 61,2 mm; Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) 256,2 mm; Hướng Hóa (Quảng Bình) 73 mm; Cửa Tùng (Quảng Trị) 94,8; Sông Trà (Quảng Nam) 80 mm; Ea Sin (Đắk Lắk) 160,6 mm; Buôn Dù Ia Mláh (Gia Lai) 85,2 mm; Nâm Nđir (Đắk Nông) 51,2 mm...
Nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Tĩnh bị ngập sâu. Ảnh: Công Tường/TTXVN
Dự báo đến 13 giờ ngày 16/10, khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa - Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên tiếp tục có mưa, mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to. Lượng mưa ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và khu vực Tây Nguyên phổ biến từ 10-30 mm, có nơi mưa trên 70 mm. Khu vực từ Hà Tĩnh - Quảng Nam phổ biến từ 40-70 mm, có nơi trên 140 mm; từ Quảng Ngãi - Bình Thuận phổ biến từ 10-30 mm, có nơi trên 60 mm.
Về diễn biến lũ trên các sông, trưa 16/10, mực nước trên sông Thao (Yên Bái) đang xuống. Lúc 7 giờ ngày 16/10, mực nước tại Yên Bái là 30,81 m, dưới báo động 2 là 0,19 m. Mực nước trên sông Cả (Nghệ An) đang lên, các sông khác từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai đang giao động.
Cảnh báo, từ khoảng 13-19 giờ ngày 16/10, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống. Tối 16/10, mực nước Yên Bái sẽ xuống mức 30,1 m, trên báo động 1 là 0,1 m. Đến 7 giờ ngày 17/10, mực nước sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống mức dưới báo động 1. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Từ ngày 16-19/10, trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu các sông ở Hà Tĩnh, các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị, sông Bồ (Thừa Thiên - Huế) lên mức báo động 2 - báo động 3 và trên báo động 3. Sông La (Hà Tĩnh), sông Hương (Thừa Thiên - Huế), sông Vu Gia (Quảng Nam), thượng lưu các sông ở Nghệ An lên mức báo động 1 - báo động 2 và trên báo động 2. Sông Thu Bồn (Quảng Nam), các sông ở Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai lên mức báo động 1 và trên báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông, khu đô thị, đặc biệt tại các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Phú Thọ, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo, người dân sống ở vùng núi phải thường xuyên chú ý, quan sát xung quanh nơi ở để sớm phát hiện các dấu hiệu sạt lở như vết lún, vết nứt trên mặt đường, tường nhà, cây cối nghiêng dần, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... cần chạy nhanh ra khỏi khu vực sạt lở, tuyệt đối không đi qua các khu vực đã sạt lở vì vẫn tiềm ẩn khả năng tiếp tục sạt lở.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần nhanh chóng di chuyển đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền, an toàn tính mạng là quan trọng nhất.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại Bắc Bộ, Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trong đêm 22/10, khu vực Tây Bắc Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 50mm. Cột mốc trên tuyến đường ven biển Hà Tĩnh (ĐT 547), đoạn qua xã...