Hoại tử chân tay do hút thuốc lá
Thời gian gần đây, nhiều trường hợp nhập viện phải cưa tay, chân mà nguyên nhân xác định bị hoại tử do hút thuốc lá.
Theo các chuyên gia, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc động mạch. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân dễ bị hoại tử chi và có thể phải cắt bỏ hoàn toàn phần hoại tử.
Thuốc lá – nguyên nhân chính gây ra bệnh tắc động mạch
TS.BS Lê Văn Trường, Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch (BV TƯ Quân đội 108) cho biết, viêm tắc động mạch khá phổ biến, thường hay gặp ở nam giới.
Hậu quả là gây hẹp và tắc động mạch, khiến máu không đến được một số bộ phận trên cơ thể làm hoại tử. Tại khoa cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp mắc bệnh này.
Anh Nguyễn Văn Toán ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) hút thuốc lá 14 năm nay. Mỗi ngày anh hút hết một gói thuốc. Gần đây, các móng tay của bàn tay trái “rụng” hết rồi ăn sâu vào trong, sau đó cả bàn tay và hai bàn chân còn lại cũng bị cụt dần các ngón. Anh Toán đã đi khám ở các khoa da liễu, cơ xương khớp ở địa phương, nhưng các bác sĩ không chẩn đoán ra bệnh.
Vào bệnh viện 108, sau khi xét nghiệm, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị viêm tắc động mạch chi dưới gây thiếu máu nuôi chi nên tứ chi bị hoại tử và cụt dần. Các bác sỹ đã phải cắt bỏ hết phần bị hoại tử, mở thông mạch.
Nhiều trường hợp sau khi được tiến hành nối mạch máu, cứu chữa vẫn hút thuốc lá trở lại nên bệnh lại tái phát. Anh Lưu Minh Hán, 26 tuổi ở Phú Xuyên (Hà Nội) đã hút thuốc lá được 8 năm. Mỗi ngày, anh hút từ 1 – 1,5 gói thuốc lá.
Một trường hợp hoại tử chân do hút thuốc lá
Video đang HOT
Khi đến khám tại Khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch (BV TƯ Quân đội 108), các bác sĩ nhận thấy động mạch chân của bệnh nhân Hán đã bị tắc, phải cắt cụt 3 ngón. Tuy nhiên chỉ được vài ngày, khi vết mổ tạm lành, các cơn đau dịu dần, anh lại tiếp tục hút thuốc lá khiến phần động mạch vừa nối lại bị tắc lần thứ 2. Vì thế, bác sĩ đành lòng cưa tiếp từ bàn chân cho đến gót.
Hay trường hợp ông N.V. T, 76 tuổi ở Nam Định đau đớn vì bàn chân trái còn lại cũng sắp bị cắt cụt. Người nhà bệnh nhân kể, đây là lần thứ hai gia đình đưa ông vào bệnh viện để đoạn chi. Lần đầu, các bác sĩ Bệnh viện tỉnh cắt bỏ cẳng chân bên phải, rồi đến BV 108 cắt cụt vài ngón ở hai bàn tay. Các bác sĩ cho biết, đây là hậu quả tình trạng không bỏ được thuốc lá của bệnh nhân. Ông T. đã hút thuốc lá từ năm 18 tuổi. Bắt đầu tuổi trung niên, ông “đốt” hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày.
Theo TS.BS Trường, số lượng bệnh nhân nhập viện trong hai năm gần đây ngày càng tăng cao. Trước đây mỗi năm, tại khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, BV TƯ Quân đội 108 chỉ tiếp nhận 10- 20 bệnh nhân.
Nhưng 2 năm trở lại đây hàng năm có tới 100 – 150 bệnh nhân đến khoa điều trị mỗi năm, hàng tháng trung bình tiếp nhận 10 – 15 trường hợp. Điều đáng nói, hầu hết bệnh nhân đến viện muộn khi đã bị hoại tử chân nặng. Nguyên nhân là do bệnh nhân không biết bệnh, tự chẩn đoán, thường nhầm là do bệnh cơ xương khớp, viêm da, hoặc do tuổi già… Với những trường hợp nhiễm độc nặng, nhiều bệnh nhân phải cắt cụt chân khẩn cấp để cứu tính mạng.
Người dễ mắc bệnh tắc động mạch là những người hay hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì… Đặc biệt, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc động mạch. Người hút thuốc có nguy cơ mắc cao hơn 4 – 5 lần so với những người không hút thuốc lá. Tại khoa, 30 – 40 % lượng bệnh nhân vào viện điều trị có tiền sử hút thuốc lá, hút nhiều mỗi ngày trên 10 điếu hút liên tục trên 5 năm” – BS Trường cho biết.
Phát hiện sớm không phải cắt cụt chi
PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TPHCM cho biết, bệnh viêm tắc động mạch là một bệnh lý về mạch máu, biểu hiện bằng tình trạng viêm tắc các động mạch vừa và nhỏ của chi. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở chi dưới, chỉ có khoảng 40% các trường hợp là xảy ra ơ chi trên. Đa số bệnh nhân là đàn ông, tuổi trẻ dưới 40, hút nhiều thuốc lá. Các triệu chứng cơ bản của bệnh là tình trạng thiếu máu mạn tính như: đau cách hồi ở tay, kèm theo loét hoặc hoại tử đầu ngón.
Mỗi năm có khoảng 7% số bệnh nhân phải đoạn chi như vậy liên quan đến chứng nghiện hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn trên 95% bệnh nhân tái hút thuốc lá mặc dù trước đó đã bị đoạn một phần tay hoặc chân. Với những người này, nguy cơ bị cắt cụt chân và tay vẫn tiếp tục nếu họ không đoạn tuyệt với thuốc lá.
Hút thuốc lá không gây ra cụt chân, cụt tay ngay nhưng trong quá trình hút thuốc, cơ thể hấp thu nhiều chất độc (trong khói thuốc lá có hơn 4.000 độc tố) làm tổn thương thành mạch máu, gây ra tình trạng viêm tắc động mạch gây thiếu máu.
Ở những phần cơ thể máu không chạy tới được sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dần dần dẫn đến hoại tử. Phần hoại tử sẽ đổi màu tím đen, mất cảm giác và dễ nhiễm trùng. Nếu không cắt bỏ, chất hoại tử sẽ vào hệ tuần hoàn gây ra nhiễm trùng huyết và suy đa cơ quan.
TS.BS Lê Văn Trường lưu ý, ở giai đoạn sớm, bệnh nhân chưa có triệu chứng gì nổi bật, thường phát hiện tình cờ khi siêu âm hay chụp mạch. Giai đoạn hai bắt đầu ảnh hưởng đến sức lao động của người bệnh, xuất hiện đau, mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông. Biểu hiện đau xuất hiện cách hồi.
Khi đi bộ phải dừng lại, ngồi nghỉ 1 lúc mới có thể tiếp tục đi được, thậm chí kể cả khi nghỉ cũng đau. Bệnh nhân đau bàn, ngón chân liên tục gây mệt mỏi, mất ngủ. Kèm theo đó là chân bị lạnh, da tái, móng chân có mủ, long chân bị dụng… nặng hơn, do thiếu máu nuôi dưỡng sẽ làm hoại tử chân, thậm chí cả đùi.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám bác sỹ chuyên khoa về can thiệp mạch, chứ không không nên đi khám cơ xương khớp. Nếu như bác sỹ can thiệp mạch loại trừ được bệnh thì đi khám cơ xương khớp sau cũng được. Nếu đến bác sỹ thần kinh, cơ xương khớp khám ngay có thể bỏ sót bệnh mạch máu thì rất nguy hiểm. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm hoàn toàn không bị cắt cụt chi.
Nếu sau khi cắt bỏ đoạn đã hoại tử mà bệnh nhân lại vẫn hút thuốc lá thì kịch bản quay lại như lúc đầu. Mạch sẽ lại tắc các động mạch chỗ khác, hoại tử các ngọn chi còn lại, hoặc hoại tử dần dần lên cao hơn lúc đầu.
Vì vậy, bệnh nhân phải ngưng hút thuốc lá bằng mọi cách. Tốt nhất, người bệnh nên loại bỏ các yếu tố kích thích gây co thắt mạch máu như không hút thuốc, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài về tâm và sinh lý. Chế độ ăn uống đầy đủ các chất và vitamin.
Theo Phương Thuận (Giadinh.net.vn)
Nạn nhân của "trang điểm vĩnh viễn"
Ai xăm mình? - Câu trả lời rằng đó là bất kỳ ai. Từ người mẫu, ca sỹ, diễn viên, người bình thường, giới trẻ, nam nữ bất kể tuổi tác lẫn địa vị công việc.
Lý do để xăm mình cũng rất nhiều: do sở thích, do cá tính, do chạy theo "mốt"... Xăm thì dễ, những xóa xăm không phải là vấn đề đơn giản thế nên nhiều người đã trở thành nạn nhân của hình thức "trang điểm vĩnh viễn" là vì vậy.
Lây bệnh vì xăm
Không thể phủ nhận có những tác phẩm xăm nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao, nhưng dư luận nói chung lại không mấy thiện cảm với những ai xăm lên cơ thể mình những hình thù kỳ dị, quái gở. Phát triển mạnh như một thứ "mốt", mà đã là "mốt" thì có khi khiến người Việt phải vượt qua cả biên giới để thỏa mãn thú vui, sở thích "làm đẹp" như sang Thái Lan, Singapore...
Chỉ mất vài giờ để có một hình xăm như ý nhưng việc đưa một hình xăm lên cơ thể sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe cũng như các vấn đề xã hội khác.
Thực tế, các nguy cơ thường gặp khi xăm mình đầu tiên phải kể đến các bệnh lây lan qua đường máu. Nếu các dụng cụ dùng để xăm mình bị nhiễm bẩn bởi máu của những người mang bệnh chắc chắn sẽ bị truyền nhiễm một số bệnh như viêm gan siêu vi B - C, Herpes, uốn ván, lao, bệnh phong, giang mai và HIV. Nhiều trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh đã cảnh báo về một số bệnh truyền nhiễm qua da khá nghiêm trọng có liên quan đến việc xăm mình, có thể dẫn đến viêm phổi, hoại tử, nhiễm khuẩn máu. Các chất nhuộm màu trong mực xăm có thể gây ra tình trạng dị ứng mà dấu hiệu dễ thấy nhất là xuất hiện phát ban ngứa ở vùng da có vết xăm. Triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi xăm.
Những "sáng chế" xóa xăm
Xăm đã khổ, xóa xăm còn tệ hơn rất nhiều lần. Những câu chuyện có thật theo kiểu nạn nhân tự dùng kim chọc - nhể vào hình xăm với hy vọng sẽ nặn mực xăm ra khỏi da nhưng vô vọng. Ngoài ra, không ít người đã tìm đến các cơ sở xóa xăm "bình dân" để dùng muối chà xát, dùng axít, thuốc tím đậm đặc, dùng bàn là nóng... xóa hình xăm. Hậu quả của các phương pháp "sáng chế" này để lại là các vết sẹo loang lổ, chỗ lồi, chỗ lõm dị dạng mà mực xăm vẫn không hết. Một phương pháp tự nghĩ, tự chế của giới xóa xăm "bình dân" đó là sáng kiến ra việc pha màu mực xăm giống với màu da người rồi xăm đè lên hình xăm cũ.
Nhưng pha màu da người không dễ, màu sắc khi xăm lại biến đổi theo thời gian, rốt cuộc các vị thượng đế phải dở khóc, dở cười với... hình xăm có một thứ màu loang lổ. Trước đây, để xóa xăm, người ta dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần da bị xăm, lấy da từ nơi khác trên cơ thể để ghép vào. Cách làm này có thể gây sẹo tại cả nơi ghép da và nơi lấy da. Đối với trường hợp dùng phẫu thuật để xóa xăm chân mày, mí mắt... thường bác sỹ cắt bỏ bớt phần da có xăm để thu hẹp chân mày, nhưng sẽ tạo sẹo và thường phải cấy lại lông mày bù phần nang lông bị lấy mất cùng với da xăm dẫn đến việc mắt bị lồi ra...
Phổ biến nhất là việc xóa xăm bằng công nghệ laser. Tuy nhiên laser có rất nhiều loại, loại thông dụng nhất, giá rẻ, phần lớn do Trung Quốc sản xuất là loại laser CO2. Tính chất của tia laser CO2 là hủy hoại vật thể có chứa nước khi chiếu tia vào nên hình xăm bị xóa đi đồng thời phần da bên trên cũng bị hủy hoại, thành sẹo. Gần đây, các nhà khoa học và các bác sỹ thẩm mỹ đã nghiên cứu thành công loại laser phù hợp để xóa các sắc tố trong da. Tuy nhiên do máy laser đắt tiền, bảo trì khó khăn nên không nhiều cơ sở thẩm mỹ có thể trang bị được dẫn đến việc nhiều cơ sở vẫn lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng, vì lợi nhuận mà sử dùng cách xóa xăm "xẻo" chỗ nọ, "đắp" chỗ kia hoặc sử dụng các biện pháp thủ công gây không ít rủi ro.
Tràn lan thuốc xóa hình xăm
Vì muốn xóa hình xăm nhiều người đã tìm đến thuốc xóa hình xăm "3 không" - "không hạn sử dụng, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc". Đây là loại thuốc xóa xăm được nhiều người ưa chuộng vì những lời quảng cáo: đơn giản, tiện dụng, nhẹ nhàng, rẻ, dễ sử dụng: Chỉ cần dùng một ít thuốc thoa lên vùng da đã xăm là hình sẽ biến mất (?) Người mua chỉ cần bỏ ra khoảng mấy chục nghìn đồng là có ngay một lọ thuốc xóa xăm "thần dược", rẻ hơn rất nhiều so với thực tế cho một lần đi xóa bằng tia lazer lên đến hàng triệu đồng.
Để sở hữu các sản phẩm xóa xăm đang trôi nổi ngoài thị trường chỉ cần lên mạng tìm kiếm, gọi điện là "hàng" sẽ được mang đến tận nơi. Nhưng thực tế chẳng ai biết nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác dụng phụ của nó đem lại. Chỉ vài ba lần bôi thuốc vào hình xăm sẽ thấy mẩn ngứa, sưng đỏ tấy trên bề mặt da. Thuốc xóa xăm "thần dược" là một dung dịch chất lỏng gồm 2 màu tím và trắng được được trong một lọ thủy tinh nhỏ trong suốt có giá bán dao động trên dưới 100.000 đồng/lọ. Loại thuốc xóa xăm "thần dược" giá rẻ như bèo này có xuất xứ từ Trung Quốc qua con đường nhập lậu về Việt Nam.
Nhiều người sau khi lấy hàng về thường chế ra các lọ nhỏ để thuận lợi cho việc tiêu thụ. Được biết dung dịch xóa xăm không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường có chứa một lượng axít quá lớn tấn công khiến cho hình xăm ngày càng lở loét, ăn mòn và nhiễm trùng. Những bệnh nhân nặng bị chất axít ăn sâu vào trong lớp thịt dưới vết xăm sau khi điều trị lại phải nhận thêm một vết sẹo nhăn nhúm mà không một loại mỹ phẩm nào có thể làm mờ được.
Theo Đoan Trang (An ninh thủ đô)
Mất ngực, hỏng tay vì chữa ung thư bằng thuốc Nam Được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm nhưng chị Hoàng Thị Toan, (39 tuổi ở Mỹ Xá, Nam Định) từ chối phẫu thuật vì sợ đụng dao kéo khiến ung thư tiến triển nhanh. Chỉ sau 10 ngày dùng thuốc Nam, chị đã phải nhập viện trong tình trạng một bên ngực sưng to, thâm đen rỉ nước - hoại tử...