Hoài sơn trị tỳ phế thận hư
Vị thuốc hoài sơn được chế biến từ củ khoai mài (Dioscorea persimilis Prain et Burkill…) thuộc họ củ nâu (Dioscoreaceae), còn gọi sơn dược.
Củ mài rất quen thuộc, thường được dùng chế biến món ăn, làm bánh… Nó còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Theo Đông y, hoài sơn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, phế, thận và vị. Tác dụng kiện tỳ ích khí, bổ phế cố thận, ích tinh sáp niệu. Trị các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gầy còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, tiểu rắt tiểu ít, đái hạ (huyết trắng), đái tháo đường… Ngày dùng 12 – 63g, có thể sắc, nấu hầm, om xào, chiên, nướng.
Bài thuốc có hoài sơn
Kiện tỳ ích khí: Trị chứng tỳ hư, tiêu chảy, kém ăn, người mệt
Bài 1 – Thuốc bột sâm linh bạch truật: hoài sơn, đảng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo mỗi vị 40g; liên nhục 20g, sa nhân 20g, cát cánh 20g, ý dĩ 30g, đậu ván trắng 30g. Tất cả nghiền bột, mỗi lần uống 10 – 12g, ngày 2 – 3 lần, chiêu với nước sắc đại táo. Tác dụng ích khí, kiện tỳ, chỉ tả.
Bài 2: hoài sơn 63 – 125g, gạo nếp lượng vừa đủ, sao hơi vàng. Sắc uống.
Bài 3 – Phì nhi hoàn: hoài sơn 60g; phục linh, bạch biển đậu sao, sơn tra, thần khúc, đương quy mỗi vị 45g; bạch truật sao 30g, trần bì 30g, sử quân tử 30g, hoàng liên 20g, cam thảo 20g. Tán bột mịn, luyện mật làm hoàn viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4g. Thuốc kiện tỳ tiêu thực. Dùng cho trẻ em gầy yếu.
Bài 4 – Cốm bổ sâm hoài: hoài sơn 100g, phòng đảng sâm (hoặc bố chính sâm) 50g, ý dĩ 100g, bạch truật 50g, mạch nha 100g, binh lang 25g, vỏ quýt 25g. Tất cả sao vàng, nghiền bột, thêm nước hồ xát thành cốm. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 8 – 12g. Chữa trẻ suy dinh dưỡng kèm tiêu chảy.
Ích thận cố tinh. Trị thận hư gây di mộng tinh, hoạt tinh, tiểu vặt, phụ nữ đới hạ (bạch đới).
Thang Bí nguyên: hoài sơn, đảng sâm, bạch truật, phục linh, khiếm thực, táo nhân, kim anh tử mỗi vị 12g; viễn chí 6g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 6g. Sắc uống.
Video đang HOT
Cháo củ mài ý dĩ tốt cho người tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Nhuận phế chữa ho: Trị các chứng phế thận âm hư, ho hen suyễn
Thuốc sắc Nhất vị Thư dự: sơn dược sống sắc uống thay nước chè. Trị lao phổi, buổi chiều hơi sốt, thở khó, ho, tự nhiên ra mồ hôi.
Sinh tân chỉ khát: Trị âm hư, tân dịch khô kiệt, sốt cao, miệng khát, đái tháo đường
Bài 1 – Thang Ngọc dịch: hoàng kỳ, cát căn, thiên hoa phấn, tri mẫu mỗi vị 12g; hoài sơn 24g, kê nội kim 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống. Tác dụng ích khí, sinh tân, nhuận táo chỉ khát.
Bài 2: hoài sơn 32g, phúc bồn tử 12g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống. Trị đái tháo đường.
Bài 3: hoài sơn 180g, liên tử 90g, phục linh 40g, ngũ vị tử 350g, thỏ ty tử 300g. Tất cả nghiền bột, thêm rượu với nước hồ làm hoàn, viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm. Dùng cho người đái tháo đường.
Dược thiện từ củ mài
Cháo củ mài: hoài sơn 30g, gạo nếp 50g, nấu cháo, thêm đường trắng hoặc muối ăn tuỳ ý. Ăn quanh năm vào bữa phụ sáng và tối, ăn nóng. Thích hợp cho người tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.
Cháo củ mài ý dĩ: hoài sơn 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 – 100g. Tất cả nấu cháo, thêm đường hoặc muối, ăn khi đói. Dùng tốt cho người tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Hồ cháo củ mài: củ mài lượng tùy ý, sao vàng tán bột để sẵn, khuấy với nước cơm, nước hồ, thêm chút muối ăn. Dùng cho người kiết lỵ, tiêu chảy.
Miến củ mài: củ mài tươi cạo vỏ, xát bột làm miến hoặc mì, ăn trong bữa. Món này tốt cho mọi giới, tuổi, đặc biệt người cao tuổi.
Bột gạo củ mài: củ mài 100g, khiếm thực 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, đường trắng 30g. Gạo nếp ngâm 1 đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột. Mỗi lần ăn, lấy 30 – 60g pha với nước sôi, thêm đường trắng. Dùng tốt cho người ăn kém, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.
Tụy lợn hầm củ mài: củ mài 60g, tụy lợn 1 cái cùng thái lát hầm nhừ, thêm bột gia vị, ăn. Dùng cho người đái tháo đường.
Rượu củ mài (Sơn dược tửu): củ mài thái lát 250g, thần khúc 250g, rượu trắng 300 – 350 1 lít. Các vị ngâm 10 – 15 ngày. Mỗi lần uống 10 – 20ml. Dùng tốt cho người phong thấp huyễn vững (đau đầu, chóng mặt…).
Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.
BS. Tiểu Lan
Theo SKĐS
Con mọc mụn tưởng bình thường, hóa ra nhiễm trùng da phải nhập viện cấp cứu
Bé trai 1 tuổi (có địa chỉ tại Bắc Quang - Hà Giang) đến bệnh viện khám với cẳng chân sưng nề, nóng đỏ, nhiều mụn mủ nhỏ màu vàng kèm theo bé sốt 38 độ 5.
Tổn thương ở chân bé T. sưng nóng, đỏ kèm mụn mủ.
Theo mẹ bé chia sẻ, khoảng 4 ngày trước khi vào viện bé bị mọc một nốt mụn nhỏ ở cẳng chân phải có thể do côn trùng đốt. Gia đình chủ quan không để ý lắm đến vết đốt do bé hay bị nốt nhỏ như vậy, chỉ một vài ngày là hết.
Tuy nhiên, 2 ngày sau nốt mụn sưng to có mủ trắng, gia đình đắp miếng cao tan vào nốt mụn nhưng tình trạng không đỡ. Trẻ sốt cao, quấy khóc, ăn kém, cẳng chân phải sưng to, nóng đỏ, mọc thêm nhiều nốt mụn mủ. Lúc này gia đình mới đưa bé đến bệnh viện tại Phú Thọ khám.
Qua các kết quả cận lâm sàng bé được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm mô tế bào cẳng chân phải và tư vấn gia đình cần phải để bé nhập viện điều trị ngay vì nếu không điều trị sẽ biến chứng rất nguy hiểm.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi cho biết: Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da gây đau đớn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da qua các tổn thương như vết xước, vết côn trùng đốt, vết cắn, bỏng,... Viêm mô tế bào hay gặp nhất là vùng da ở mặt, cẳng chân, tuy nhiên tổn thương viêm mô tế bào có thể gặp ở bất cứ vùng da nào của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp bệnh nhi T. bố mẹ đưa đến viện kịp thời và đáp ứng thuốc khá tốt nên bé đã được ra viện sau 7 ngày điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có con nhỏ cần hết sức lưu ý những vết xước nhỏ, những vết côn trùng đốt nhỏ cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và đưa trẻ đến bệnh viện khi bé có những biểu hiện bất thường như đau, sốt, vết thương sưng, nóng đỏ,...
Biểu hiện của viêm mô tế bào thường là: Đau vùng bị viêm; Da vùng viêm mô tế bào căng, nóng, sưng đỏ; Sốt liên tục; Có mụn mủ khu vực viêm.
Các triệu chứng nghiêm trọng của viêm mô tế bào, trẻ thường mệt mỏi, chóng mặt, đau đớn, run rẩy, đổ mồ hôi.
Khi có những triệu chứng trên bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống
Công thức mới hỗ trợ đẩy lùi tiểu đường từ năm loại thảo dược thiên nhiên Từ công thức gồm 5 thảo dược thiên nhiên có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị tiểu đường được cải tiến hơn khi lần đầu bổ sung tinh chất biotin mang đến giải pháp đột phá tăng cường ổn định đường huyết. Thành phần quen thuộc hiệu quả đột phá Năm thảo dược thiên nhiên đã trải qua quá trình kiểm...