Hoài cổ với 3 quán cà phê vợt lâu đời ở TP.HCM
Thưởng thức cà phê vợt trong 3 quán cà phê lâu đời ở TP.HCM để hiểu hơn về loại hình cà phê từng rất phổ biến của một thời quá khứ vàng son…
Uống cà phê là một văn hóa đặc sắc của người Việt Nam ta. Và nền văn hóa ấy dường như càng được phát huy và tỏa sáng tại TP.HCM. Có thể nói như vậy vì dù cho kinh tế có phát triển lên xuống như thế nào, mặc kệ vào mùa mưa hay nắng, những quán cà phê từ bình dân cho đến cao cấp, từ quán lề đường cho tới các mặt bằng sang trọng tại các vị trí “đắc địa” ở TPHCM chẳng bao giờ vắng khách. Tất nhiên là không kể thời gian giãn cách như hiện nay.
Cà phê truyền thống dễ thấy là được pha trong phin, gọi là cà phê phin. Theo dòng phát triển của thời thế, ly cà phê của đời sống hiện đại được du nhập thêm các loại hình mới, như cà phê pha máy, cà phê ủ lạnh. Nhưng với những con người hoài cổ, những ai đã trót đam mê hương vị đắng ngắt ban đầu nhưng có hậu ngọt dịu của cà phê có lẽ không thể không biết đến loại cà phê được pha theo một cách thức xưa cũ, ấy là cà phê vợt.
Cà phê vợt, ngay cái tên đã thể hiện rõ nét cách thức thực hiện khi người pha chế dùng đến một loại vợt được làm bằng vải mịn, dài và khít để lọc cà phê trong chiếc siêu (ấm) đất nấu trên bếp lửa than. Tên cà phê vớ, hay cà phê bít tất ra đời là cũng vì lý do đó.
Qua hai lần lọc thủ công như vậy, cà phê vợt có thành phẩm khá khác biệt với hương vị tao nhã, thanh nhẹ, ít đắng và không cho cảm giác nặng nề như cà phê được pha theo phin truyền thống. Một điểm thú vị khác của các quán cà phê vợt đó là ly cà phê thành phẩm sẽ được quán tự thực hiện các công đoạn thủ công: từ rang xay, nấu, chắt lọc, cho đến pha chế.
Tại TP.HCM ngày nay vẫn còn một số quán cà phê pha chế theo kiểu cũ này. Cùng điểm qua 3 quán cà phê vợt lâu đời dưới đây để khám phá một trời ký ức về Sài Gòn xưa. Tất nhiên, trong thời gian giãn cách thì bạn chỉ có thể mua mang về.
1. Quán cà phê vợt trong hẻm Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận
Quán cà phê vợt này nằm ở địa chỉ 330/2 đường Phan Đình Phùng, gần ngã tư Phú Nhuận, thuộc phường 1, quận Phú Nhuận. Mặc dù nằm trong con hẻm nhỏ, nhưng quán lúc nào cũng tấp nập khách ghé qua.
Do quầy pha chế của quán nằm trong mặt tiền chật hẹp, khách quen đến đây thường mua mang đi là chính. Với những khách muốn ngồi tại chỗ nhâm nhi, đa số là các bạn trẻ, thì đã có vài mặt bằng chủ quán thuê ở gần đó.
Nơi để ngồi thưởng thức cà phê tuy chỉ là những chiếc ghế nhựa vừa làm ghế, vừa làm bàn, trong không gian tù túng, hơi bất tiện, nhưng xem ra lại khá thích hợp với loại hình cà phê vợt đầy hoài niệm này. Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách hiện nay thì chỉ bán mang về.
Pha chế cà phê vợt
Quán cà phê vợt trong hẻm Phan Đình Phùng bán suốt từ thuở mới khai trương và cho tới nay chưa từng ngơi nghỉ một ngày nào.
Được biết, quán mở từ khoảng năm 1954, người đời sau kế nghiệp người đời trước như một nghề cha truyền con nối từ truyền thống gia đình. Quán bán suốt từ thuở mới khai trương và cho tới nay chưa từng ngơi nghỉ một ngày nào.
Video đang HOT
2. Cheo Leo Cafe ở quận 3
Cheo Leo Cafe nằm ở số 109/36 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, gần chợ Bàn Cờ. Lúc mới mở quán, do thấy xung quanh là khu đất trống trải, nhà cửa thưa thớt, nên người chủ đầu tiên đã đặt tên quán là Cheo Leo.
Mặt tiền quán Cheo Leo Cafe khá nhỏ và cũ kỹ. Ảnh chụp trước khi giãn cách
Các dụng cụ để pha cà phê ở Cheo Leo
Trải qua hơn 80 năm kinh doanh theo cách cha truyền con nối, Cheo Leo Café vẫn nằm ở vị trí cũ, trong một ngôi nhà nhỏ và cũ kỹ, bên trong chỉ đủ chỗ cho vài chiếc bàn ghế đơn sơ. Quán không có máy lạnh, không trang trí gì nhiều, nhưng hầu như luôn đông khách, đa số là khách quen.
Ở đây, bênh cạnh món chính là cà phê đá, cà phê sữa, thì quán còn có cà phê cốt dừa mang hương vị đặc biệt chỉ được phục vụ vào cuối tuần. Ngoài hương vị cà phê vợt thanh nhẹ, một điểm ưa thích ở quán có lẽ chính là những bài nhạc vàng cũ xưa qua các giọng ca của một thời vàng son đã đi vào dĩ vãng.
Cà phê cốt dừa có hương vị đặc biệt chỉ được phục vụ vào cuối tuần
Cheo Leo Cafe mở cửa trong khoảng thời gian: 05:30 – 12:00, và 13:00 – 18:45 hàng ngày, trừ ngày 1 và 15 (dương lịch).
3. Cà phê vợt Ba Lù trong chợ Phùng Hưng, quận 5
Quán cà phê vợt Ba Lù có tuổi đời ngót nghét đã hơn 60 năm. Quán nằm ở số 193 đường Phùng Hưng, phường 14, quận 5, ngay trong chợ Phùng Hưng luôn đông người qua lại. Theo lời Ba Lù, anh chủ quán hiện tại, thì quán mở cửa bán hàng ngày từ rất sớm, khoảng chừng 2g sáng cho tới 5g chiều là nghỉ, khi chợ đã vãn bớt khách.
Góc xưa cũ ở cà phê vợt Ba Lù
Công đoạn lọc cà phê qua vợt
Cũng như những quán cà phê vợt lâu đời ở TPHCM, cà phê vợt Ba Lù cũng được chủ quán tự rang xay, nấu và pha chế. Tuổi đời lâu năm, chủ quán vui vẻ dễ gần, hương vị cà phê đậm đà nhưng không quá nặng, thanh nhưng lại có đặc trưng riêng, là những điểm cộng của quán.
Hương vị cà phê đậm đà nhưng không quá nặng, thanh nhưng lại có đặc trưng riêng
Nhưng có lẽ, điều mà người ta ấn tượng nhất ở cà phê vợt Ba Lù chính là không gian chật hẹp, xộc mùi ẩm mốc cùng những bài trí đặc trưng của một ngôi nhà người Hoa. Tất cả gợi nên những hoài niệm xưa cũ và khó quên.
Du lịch nội tỉnh: Xu hướng mới cứu cánh doanh nghiệp lữ hành
Trong bối cảnh du lịch nội địa cũng gặp khó khăn như thị trường quốc tế, các địa phương đang tìm cách đẩy mạnh du lịch trong tỉnh như một chiếc phao cứu sinh.
Đợt bùng phát dịch thứ 4 này diễn ra ở từng địa phương, mỗi nơi có tình hình kiểm soát dịch khác nhau. Các tỉnh không chịu ảnh hưởng của dịch bệnh đã tìm đến hướng đi mới: Du lịch nội tỉnh, giúp vực dậy nhịp sống của ngành lữ hành và đem lại nguồn thu cho các công ty du lịch địa phương.
Cửa rộng mở, chẳng khách vào
Sau gần 1 tháng dừng các hoạt động để phòng chống dịch và cũng ngần ấy thời gian không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, từ ngày 8/6 các điểm du lịch, di tích, danh thắng, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở dịch vụ, quán cà phê, nhà hàng,,... trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được mở cửa trở lại.
Để chuẩn bị đón khách, các địa điểm du lịch và cơ sở lưu trú thực hiện chu đáo phòng chống dịch, như tuyên truyền 5K, trang bị nước rửa tay, vệ sinh khử khuẩn,.. Trong những ngày đầu, cảng tàu Vịnh Hạ Long, cảng tàu Tuần Chuân vẫn còn thưa thớt khách.
Tương tự, ở Đà Nẵng và Quảng Nam, mọi hoạt động cũng đã được mở cửa trở lại, song khách không được đông như trước thời gian tạm đóng cửa. Cuối tuần vừa qua, ngày 12 và 13/6, các cơ sở du lịch, lưu trú cũng như hàng quán ăn uống vẫn im ắng như những ngày cao điểm dịch.
Du lịch Huế. Ảnh: VE.
Các tỉnh, thành phố miền Trung như Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam đều có một bức tranh ảm đạm chung. Xa hơn về tận đất mũi phương Nam, Cà Mau là địa phương chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng ở đợt dịch này, tuy nhiên tâm lý ngại đám đông của người dân cũng khiến du lịch tỉnh "đóng băng".
Người tỉnh nào, đi chơi tỉnh đó
Mỗi địa phương tình hình dịch bệnh mỗi khác, người dân vì thế cũng hạn chế rời khỏi địa phương vì lo ngại nguy cơ hoặc có thể phải cách ly. Du lịch do vậy cũng trở nên bó hẹp trong tỉnh, không còn tiếp cận được với thị trường bên ngoài.
Đà Nẵng sau khi mở cửa lại du lịch, đã nhanh chóng xác định khách hàng tiềm năng trong giai đoạn này là khách tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các gói du lịch nhỏ, thích hợp cho kỳ nghỉ ngắn ngày, phục vụ ngay khách địa phương có sẵn.
Cầu Vàng ở Đà Nẵng. Ảnh: Explore Vietnam.
Không còn đón tour lớn rầm rộ như trước, Quảng Nam tập trung vào nhóm khách nhỏ, hộ gia đình, đi xe cá nhân hoặc xe máy. Tour biển cũng được triển khai theo hình thức mới lạ: khách lặn xong không lên bờ, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Du lịch cố đô bắt đầu mùa cao điểm du lịch với phương châm "Người Huế đi du lịch Huế", đánh mạnh vào thị trường dân địa phương trong tỉnh, tung ra nhiều chương trình hấp dẫn để thu hút. Tuy nhiên, các tour cũng chỉ nhận 50% lượng khách so với trước đây.
Ở Quảng Bình, nơi có hang Sơn Đoòng và nhiều hệ thống hang động kì vĩ khác, công ty Oxalis cũng nhanh chóng đẩy mạnh du lịch nội tỉnh. Qua chia sẻ, đại diện Oxalis cho biết thay vì cất hết lều trại và đợi dịch lắng xuống trên cả nước, công ty quyết định mở những "tour lỗ" cho người Quảng Bình và người hết hạn cách ly tại tỉnh.
Hang Tú Làn. Ảnh: Oxalis Adventure.
Giá tour giảm khủng đến 50%, áp dụng đến 15/7, giúp khách trong tỉnh được một lần khám phá quê hương. Cụ thể, tour thám hiểm Tú Làn - nơi quay phim "Kong: Đảo Đầu lâu" trong 4 ngày giảm đậm từ 15 triệu đồng/khách còn 9 triệu đồng; tour Hang Tiên 3 ngày giảm từ 8,5 triệu còn 5 triệu, nếu đi trong ngày chỉ mất 1 triệu.
Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm lớn từ người sống tại Quảng Bình, cho thấy xu hướng du lịch nội tỉnh trong thời gian này thật sự giúp doanh nghiệp "vớt vát" phần nào, cũng như tạo cơ hội cho người dân địa phương được du lịch thoải mái.
Các tour khám phá hang động ở Quảng Bình giảm giá sốc.
Du lịch nội tỉnh dự kiến sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới, cho thấy doanh nghiệp lữ hành không còn tâm lý hoang mang như những đợt dịch trước, mà đã kịp thời thích ứng để sinh tồn trong thời bình thường mới.
Truy tìm 3 quán cà phê đẹp ở Đà Nẵng có không gian siêu thoáng, nghìn góc sống ảo cho bạn Quán cà phê đẹp ở Đà Nẵng không thiếu. Tuy nhiên, 3 địa chỉ dưới đây đang nổi đình nổi đám và được nhiều "thánh sống ảo" yêu thích bởi chỉ cần đứng lên, góc nào cũng cho ra hàng trăm bức ảnh đẹp. Còn chần chờ gì nữa mà không ghé ngay 3 quán cà phê đẹp ở Đà Nẵng dưới đây...