Hoa Xuân Oánh: Không nắm được tin tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam
Lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc đã nhảy lên tàu cá Việt Na để “thẩm vấn” và “tịch thu” (thực chất là ăn cướp) toàn bộ tài sản của ngư dân Việt Nam.
Đa Chiều ngày 16/10 đưa tin, ngày 29/9 vừa qua tàu Ngư chính Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ 1956, 1974 đến nay). Trong cuộc họp báo ngày 15/10, có hãng truyền thông đặt câu hỏi về vụ việc với bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: Kyodo.
Bà Oánh nói rằng mình không nắm được các thông tin liên quan đến vụ này và sẽ kiểm tra lại từ các cơ quan hữu quan. Nói rồi bà Hoa Xuân Oánh lại tiếp tục luận điệu sai trái quen thuộc rằng, Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa, có quyền áp dụng các biện pháp, chế tài thực thi pháp luật với tàu thuyền nước ngoài “đánh bắt trái phép” ở quần đảo Hoàng Sa?!
Đa Chiều dẫn nguồn tin từ Thông tấn xã Việt Nam ngày 13/10 cho hay, tàu cá Việt Nam biển kiểm soát QNg-90352TS đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa lúc 8 giờ sáng 29/9 đã bị tàu Kiểm ngư Trung Quốc số 2 đâm vào. Trên tàu cá Việt Nam lúc đó có mặt 10 ngư dân.
Lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc đã nhảy lên tàu cá Việt Na để “thẩm vấn” và “tịch thu” (thực chất là ăn cướp) toàn bộ tài sản của ngư dân Việt Nam, trị giá khoảng 47,6 ngàn USD rồi còn đâm thủng tàu cá Việt Nam. Chiếc tàu này bị chìm sau đó, 10 ngư dân trên tàu may mắn được các tàu cá Việt Nam đang hoạt động gần đó cứu sống.
Video đang HOT
Hành động này của phía Trung Quốc một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về thói hành xử luật rừng thô bạo của Bắc Kinh với ngư dân Việt Nam, những người dân làm ăn lương thiện vì mưu sinh mà phải lênh đênh trên biển.
Chưa nói tới việc Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ riêng việc cướp bóc, tấn công, đâm chìm tàu cá Việt Nam của lực lượng Kiểm ngư nước này đã không thể chấp nhận.
Nó cho thấy thói hành xử luật rừng, kẻ cướp đang được Trung Quốc mạnh tay áp dụng trên Biển Đông, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam cũng như các nước khác trên Biển Đông khi đánh bắt trên ngư trường truyền thống của cha ông mình, trong vùng biển chủ quyền của mình vẫn có thể bị Trung Quốc cướp tài sản, bắt bớ, đâm tàu trong khi lãnh đạo nước họ đi đâu cũng rao giảng hòa bình và nhân nghĩa – PV.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
"Các nhà báo cách mạng Việt Nam luôn nâng niu và gìn giữ hòa bình!"
Chúng ta trân trọng, lưu giữ những kinh nghiệm làm báo trong chiến tranh, nhưng không mong muốn lại phải sử dụng một lần nào nữa. Vì dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, các nhà báo cách mạng Việt Nam luôn nâng niu, khao khát và gìn giữ hòa bình!
Sáng nay 25/4, Báo Quân đội Nhân dân tổ chức buổi tọa đàm "Báo chí về đề tài chiến tranh - kinh nghiệm sử dụng các thể loại báo chí trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam".
Buổi tọa đàm "Báo chí về đề tài chiến tranh": Vì dân tộc, vì nhân dân Việt Nam.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ khoa học quốc tế "Báo chí về đề tài chiến tranh" do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân và truyền hình Viettel phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động chào mửng kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và hướng tới 90 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015).
Ban tổ chức Tọa đàm đã nhận được gần 20 tham luận, trong đó có 15 tham luận được trình bày trực tiếp, đã cho thấy trách nhiệm và tâm huyết xung quanh chủ đề "Báo chí về đề tài chiến tranh, kinh nghiệm sử dụng các thể loại báo chí trong kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc". Các ý kiến đó được chuẩn bị chu đáo, trình bày ngắn gọn; được minh họa bằng các hình ảnh, tự liệu thực tế sinh động.
Nhà báo chiến trường Vũ Bằng (áo trắng) năm nay đã 86 tuổi, chia sẻ kinh nghiệm làm báo thời chiến tranh.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của mình, các nhà báo chiến trường của Báo Quân đội nhân dân đã cho thấy rõ cách sử dụng và phát huy cao nhất các thể loại báo chí trong chiến tranh. Tin tức, phản ánh, phóng sự, ký sự, bình luận quân sự, ảnh, thơ châm biếm, đả kích... được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, tận dụng được hiệu quả của từng thể loại báo chí cũng như mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa các thể loại đó với nhau.
Hơn nữa, sự linh hoạt, sáng tạo của tòa soạn ngay tại chiến trường cũng như ở hậu phương phía sau, với phương pháp khai thác thông tin, biên tập, trình bày chính xác, hoa học, kịp thời... đã giúp cho tác phẩm báo chí của phóng viên chiến trường đến với bạn đọc chính xác hơn, nhanh hơn, hấp dẫn hơn. Và kết quả là đã xuất hiện những số báo Quân đội nhân dân phản ánh về chiến tranh chân thực, tin cậy, lôi cuốn bạn đọc, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục, động viên quân và dân cả nước hăng hái chiến đấu, lao động sản xuất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước.
Buổi tọa đàm cũng nhận được nhiều tiếng nói, thẳng thắn, tư duy khoa học của các đại biểu quốc tế.
Tại cuộc tọa đàm, những tiếng nói thẳng thắng, có trách nhiệm, tư duy khoa học của đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về truyền thông của đối tượng trong chiến tranh, việc thể hiện những vấn đề an ninh phi truyền thống và chiến tranh hiện đại cũng như trong tương lai.
Kết luận Tọa đàm, Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh: Cuộc hội thảo chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tọa đàm, triển lãm ảnh của Thông tấn xã Việt Nam tổ chức ngày 24/4 cùng với Tọa đàm ngày 25/4 của Báo Quân đội nhân dân đã giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm và bài học quý về báo chí trong chiến tranh. Chúng ta trân trọng, lưu giữ những kinh nghiệm làm báo trong chiến tranh, nhưng không mong muốn lại phải sử dụng một lần nào nữa. Vì dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, các nhà báo cách mạng Việt Nam luôn nâng niu, khao khát và gìn giữ hòa bình!
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Thụy Điển xác định "tàu ngầm Nga" hóa ra là... tàu đánh cá Con tàu bí ẩn mà hải quân Thụy Điển đã tốn bao công lùng sục trên vùng biển gần Stockholm hồi mùa thu năm ngoái hóa ra là một tàu đánh cá bình thường. Khi chiến dịch trên diễn ra, báo chí địa phương từng đưa tin rùm beng rằng, mục tiêu của nó là nhằm vào một tàu ngầm của Nga. Tàu...