Hoa trẩu sáng bừng miền tây Quảng Trị
Rừng Trường Sơn Quảng Trị vào tháng 3 và 4 hàng nằm thường rực sáng, đầy mộng mơ bởi màu hoa trẩu.
Mỗi độ đầu hè, những cánh rừng miền tây Quảng Trị lại rực trắng tinh khôi và mộng mơ màu hoa trẩu. Ban đầu, cây trẩu tự mọc trong rừng. Sau này, người dân cũng trồng trẩu quanh vườn để lấy quả và thân gỗ bán.
Trẩu mọc sát hai bên một tuyến đường ở thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).
Với nhiều người dân ở đây, hoa trẩu thường để lại dấu ấn khó quên thủa ấu thơ. Sau này, dù đi khắp bốn phương, họ vẫn nao lòng mỗi khi nhìn lại màu hoa trẩu.
Hoa trẩu trắng muốt khiến bao lữ khách phương xa phải nao lòng. Những bông hoa 5 cánh nhỏ xinh, xòe ra thanh tao, không tỳ vết.
Hương hoa trẩu rất thơm. Mỗi độ sáng sớm khi sương còn đọng trên lá, hương trẩu phủ lên xóm làng và núi rừng một mùi thơm nguyên sơ, trong lành.
Video đang HOT
Ở miền tây Quảng Trị, lữ khách dễ dàng gặp hoa trẩu tại thị trấn Khe Sanh hoặc dọc đường Hồ Chí Minh nhánh tây, dẫn từ thị trấn miền núi này ra phía bắc. Đến khi rụng xuống đất, hoa vẫn tươi nguyên vẻ rạng rỡ ban đầu.
Trên các cung đường uốn lượn, ít dân cư và người qua lại, những rừng hoa trẩu trắng tươi tắn bất ngờ xuất hiện, gợi sức sống không ngừng.
Cây trẩu là loài thân gỗ, thuộc họ thầu dầu. Một cây trẩu trưởng thành có thể cao 15-16 m. Lá to bằng bàn tay, nguyên bản hoặc chia nhiều thùy.
Trẩu có rất nhiều công dụng, trong đó thân dùng làm gỗ xây dựng và tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, gỗ trẩu là nguyên liệu rất tốt để sản xuất nấm ăn. Quả dùng ép lấy dầu làm sơn công nghiệp, da, chất dẻo nhân tạo. Trong dân gian, vỏ trẩu còn có tác dụng chữa nhức răng.
Theo VNE
Bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ gửi con trai Đặng Nhật Minh
GS. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967 trong khi đang nghiên cứu về vắc xin chống sốt rét ở rừng Trường Sơn, sự ra đi của ông là cú sốc quá lớn với gia đình- trong đó có con trai ông là đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh.
GS. Đặng Văn Ngữ là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu, Huế. Năm 1942, ông là trưởng phòng thí nghiệm Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, GS. Đặng Văn Ngữ là người đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin- loại kháng sinh đóng vai trò to lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn. Năm 1955, GS. Đặng Văn Ngữ sáng lập ra Viện Sốt rét- Ký sinh trùng và côn trùng VN. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông tập trung nghiên cứu phòng chống và điều trị căn bệnh sốt rét trên những cánh rừng Trường Sơn và ông đã hy sinh trong một trận B52 rải thảm ở Trường Sơn năm 1967.
GS Đặng Văn Ngữ và con trai Đặng Nhật Minh
Viết về GS. Đặng Văn Ngữ và những đóng góp to lớn của ông cho ngành Y học Việt Nam, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: "... Đặng Văn Ngữ và các đồng nghiệp của mình đã hy sinh bởi một cuộc ném bom B52 rải thảm của kẻ thù ngày 1 tháng 4 năm 1967. Bấy giờ, Đặng Văn Ngữ mới 57 tuổi, đang sung sức đối với người nghiên cứu khoa học tràn đầy nhiệt tình vì một chí hướng cao đẹp. Chính vì vậy mà niềm đau thương của chúng ta biết bao sâu nặng, không bao giờ nguôi. Tôi viết dòng này lòng nặng trĩu thương nhớ và khâm phục, luyến tiếc và mến yêu".
Nhắc đến cha mình- cho đến bây giờ, trong ký ức của đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh vẫn vẹn nguyên những kỷ niệm. Đạo diễn chia sẻ với phóng viên Dân trí những câu chuyện giản dị, đời thường về GS. Đặng Văn Ngữ. Sự dung dị, tràn đầy yêu thương của nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng thể hiện trong từng bức thư, từng câu chữ ông gửi các con mình.
Trong những bức thư gửi các con của GS. Đặng Văn Ngữ, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đặc biệt nhắc đến bức thư cuối cùng Giáo sư gửi con trai trước khi lên đường đi B và không bao giờ trở về. Sự ra đi ấy là cú sốc quá lớn với gia đình, với con trai Giáo sư là- NSND Đặng Nhật Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Đại học Y- Dược và Bộ môn Ký sinh trùng ngày 14/11/1955
"Ông cụ thường hay đi công tác xa , đến những vùng có sốt rét, bởi vậy lần chia tay ấy, tôi không thể ngờ là lần chia tay cuối cùng..."- NSND Đặng Nhật Minh chia sẻ. Đạo diễn nhớ mãi bức thư cuối cùng GS. Đặng Văn Ngữ đã viết, để đến bây giờ, mỗi dòng chữ ấy đều trở thành những kỷ vật vô giá.
Được sự cho phép của đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh, Dân trí xin được đăng tải bức thư cuối cùng gửi con trai trước khi lên đường đi B của GS. Đặng Văn Ngữ. Bức thư được viết vào ngày 27/2/1967 và GS. Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967.
"Nhật Minh và Phương Nghi yêu quý của Ba,
Ba hôm nay lên đường. Hai con ở lại công tác tốt, học tập tiến bộ và nuôi dậy cháu Nhật Tân khỏe ngoan.
Thời gian bồi dưỡng ở tập trung Ba luôn luôn mạnh khỏe. Mang ba lô leo dốc như mọi người. Ba đem theo thừa một số tiền Ba mua 1 cái đồng hồ tay gửi về biếu Nhật Minh.
Các con chuyển lời chào và chúc Tết của Ba đến ông cụ của Phương Nghi.
Chú ý: Ngày đi của Ba phải giữ bí mật trong thời gian 2 tháng.
Ba Đặng Văn Ngữ
Tái bút: Sau Tết, hôm nào rỗi các con đến Viện, hỏi chìa khóa đ/c Hùng để vào phòng Ba sắp xếp lại quần áo cho gọn. Có mấy chiếc tất chưa giặt, con giặt hộ.
Trong phòng vẫn để đồ như lúc Ba ở nhà (giải tấm khăn trùm giường lên giường. Để khăn bàn, bộ đồ trà như thường lệ).
Có vấn đề gì cần giải quyết trong lúc Ba đi vắng: Phiếu gạo, sổ mậu dịch..v..v. con liên hệ với bác Thái ở phòng hành chính quản trị và anh Hùng.
Bức thư cuối cùng gửi con trai Đặng Nhật Minh của GS. Đặng Văn Ngữ
Gia đình GS. Đặng Văn Ngữ
Bên cạnh những bức thư, đạo diễn- NSND Đặng Nhật Minh đã chia sẻ với phóng viên Dân trí những câu chuyện chưa kể khác về cuộc đời GS. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ...
(Còn tiếp)
Hiền Hương
Theo Dantri
Xe máy và ô tô đâm trực diện, 2 học sinh tử vong tại chỗ Khoảng 10h ngày 14/10, trên quốc lộ 9 đoạn qua khối 4 (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 học sinh chết tại chỗ. Vào thời điểm trên, Lê Quang Trường, Phạm Văn Hoài (cùng trú thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa) và Trần Anh Tuấn (trú thôn Tân...