Hóa trang thành ma, livestream bán quần áo người chết, người phụ nữ kiếm bộn tiền mỗi đêm
Bán hàng theo cách thông thường không đem lại hiệu quả, người phụ nữ này đã nghĩ ra một cách mới vô cùng “bá đạo” và nó quả thực đã giúp cô thành công.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, rất nhiều ngành nghề đã chịu tác động xấu, nhiều dịch vụ và cửa hàng kinh doanh không thể mở cửa hàng buôn bán được. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến phương pháp bán hàng online thông qua các livestream hoặc ứng dụng trực tuyến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công dễ dàng. Mới đây, một người phụ nữ tại Thái Lan chuyên bán hàng qua livestream đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng và bái phục vì ý tưởng bán hàng “bá đạo” của mình.
Người phụ nữ này có tên Kanittha Thongnak, 40 tuổi, sinh sống và làm việc tại huyện Chon Daen, tỉnh Phetchabun, phía bắc Thái Lan. Trước đây, cô Kanittha vốn làm nghề bán quần áo cũ tại chợ Rong Kluea, tuy nhiên công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Gần đây, dịch bệnh ảnh hưởng lại càng khiến cô Kanittha thêm phần lo lắng.
Cô Kanittha hóa trang thành ma để bán quần áo online, không ngờ lại thành công.
Cô Kanittha cho biết, hầu hết những quần áo mà cô bán đều là đồ đã qua sử dụng, được chọn lọc và giặt sạch sẽ, sau đó đem bán lại với mức giá mềm hơn rất nhiều. Trong số đó, có nhiều quần áo là của người đã khuất, được người thân của họ đem bán lại. Tuy nhiên, cô Kanittha cũng khẳng định rằng những bộ quần áo của người chết này đều đã được giặt kỹ càng, sau đó đưa lên chùa để thực hiện nghi lễ tụng kinh, vì vậy người mua hoàn toàn có thể yên tâm mang về mặc.
Video đang HOT
Để mở rộng hình thức kinh doanh của mình, cô Kanittha đã tìm đến phương pháp livestream trên mạng xã hội. Cô thường phát trực tiếp từ 10h tối hôm trước tới 3h sáng hôm sau. Tuy nhiên trong vài ngày đầu, mọi chuyện không được khả quan khi số lượng người xem livestream chỉ khoảng 50 người. Điều này đã khiến cô Kanittha rất buồn và thất vọng.
Cô Kanittha thường livestream từ 10h tối đến 3h sáng.
Không chịu khuất phục, người phụ nữ này đã nảy ra sáng kiến, đó là hóa trang cho giống ma rồi livestream để bán quần áo. Những đồ dùng để cô Kanittha hóa trang chỉ đơn giản là bút màu và dụng cụ trang điểm thông thường nhưng cũng đủ để nhiều người khiếp sợ.
Thật không ngờ, cách làm này đã phát huy tác dụng, số lượng người xem livestream của cô Kanittha tăng lên đột biến. Chỉ trong 5 ngày, từ 50 người xem đã tăng lên hơn 4.000 lượt xem, sau đó càng ngày càng tăng cao. Cũng nhờ đó, doanh số bán hàng của cô Kanittha tăng lên nhiều, đồng thời bản thân cô cũng trở nên nổi tiếng hơn trên mạng xã hội. Tuy không tiết lộ rõ doanh số được nhưng ai cũng đoán được rằng cô Kanittha kiếm được bộn tiền mỗi đêm livestream.
Ngoài việc bán hàng, cô Kanittha cũng thường xuyên làm từ thiện.
Không chỉ là một doanh nhân thành công, cô Kanittha cũng rất tốt bụng khi thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện. Cô Kanittha cho biết, cô luôn dành một phần số tiền kiếm được để làm công đức, đặc biệt là tới những gia đình có người thân qua đời. Thỉnh thoảng, cô Kanittha cũng cùng gia đình đi tặng quần áo cho người nghèo hoặc mua quan tài cho những gia đình không đủ điều kiện chôn cất người thân.
Cái chết của George Floyd gây phẫn nộ nhưng một bộ phận dân mạng thiếu ý thức lại tạo ra thử thách trên nỗi đau của người khác
Giữa lúc tình hình xã hội rối ren, một vài thành phần thiếu ý thức đã lợi dụng chuyện buồn của người đã khuất để đùa giỡn.
Những ngày gần đây, cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị cảnh sát Derek Chauvin ghì cổ đến chết ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minesota, Mỹ, đã gây ra làn sóng phẫn nộ dữ dội ở xứ cờ hoa và một số khu vực trên thế giới. Giữa lúc tình hình xã hội rối ren, một vài thành phần thiếu ý thức đã lợi dụng chuyện buồn của người đã khuất để đùa giỡn.
Được biết, trong vụ án George Floyd, hành động dùng đầu gối chẹt cổ người đàn ông trong gần 9 phút của viên cảnh sát là một trong những yếu tố gây căm phẫn nhất. Ấy vậy mà một số thành viên đã tự tạo nên một trào lưu tái hiện lại hành động chết người kia. Trào lưu này được cho là bắt nguồn từ 3 thiếu niên ở Anh hiện đã bị bắt giữ và điều tra vì họ thực hiện hành động chẹt cổ từng khiến George Floyd mất mạng.
Cụ thể, đoạn clip của họ được đăng trên Tiktok trong đó, 1 người dùng đầu gối ghì vào cổ 1 người trong khi kẻ còn lại thì cười đùa không ngớt. Một số bức ảnh của 3 kẻ này đã được lan truyền trên mạng xã hội và được gọi là "George Floyd Challenge".
Tuy nhiên, thử thách này đã sớm bị các ông lớn công nghệ ngăn chặn. Ví dụ, hashtag GeorgeFloydChallenge đã bị loại khỏi Facebook và bị liệt vào danh sách những hashtag bị ẩn trên Instagram.
"Chúng tôi ý thức được chuyện này và đã tiến hành loại bỏ những bài đăng vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng", một đại diện Facebook nói với The Post.
May mắn là trào lưu này không nhận được sự ủng hộ của đại đa số dân mạng. Mọi người cho biết họ cảm thấy đây là một thử thách ghê tởm và nhạy cảm nhất mà họ từng được thấy.
PewPew: Chiếc áo phông 30.000 đồng mặc 5 năm vẫn thấy mới và khối nợ "siêu to khổng lồ" sau đại dịch Covid-19 Công việc kinh doanh bị ảnh hưởng nặng vì đại dịch Covid-19, nợ nần nhiều hơn, nhưng PewPew vẫn tỏ ra rất lạc quan, tự tin vào khả năng xoay sở với nguồn tài chính eo hẹp. Giản dị và đầy ý tưởng điên rồ. Đam mê, dám đánh đổi nhiều thứ để theo đuổi điều mình thích. Và sẵn sàng từ bỏ...