Hoà Thắng – điểm đến mới của dòng vốn đầu tư bất động sản vào Bình Thuận
Nằm giáp ranh với thành phố Phan Thiết, khu ven biển Hoà Thắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) sở hữu tiềm năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Với quỹ đất rộng và mức giá vô cùng cạnh tranh, khu vực đang đứng trước cơ hội chuyển mình trước dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Bình Thuận.
Vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ Hoà Thắng những ngày này trở nên nhộn nhịp với hoạt động của giới môi giới bất động sản và các nhà đầu tư địa ốc. Đa phần khách đến trên những chiếc ôtô mang biển số TP HCM, sau khi tham quan một vòng thì ghé vào một quán cà phê ven đường để thương thảo giá cả. Dọc theo tuyến đường Hoà Thắng – Hoà Phú (nối liền huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong), nhiều lô đất với quy mô vài nghìn đến hàng chục nghìn m2 được cắm cọc, rao bán với mức giá dao động từ 400 triệu đến khoảng một tỷ đồng mỗi ha, tuỳ vào quy mô và vị trí.
Tiềm năng du lịch vượt trội
Nằm về phía Đông Bắc Bình Thuận, Bắc Bình sở hữu 38km bờ biển giáp ranh với Phan Thiết, cách TP HCM 250km về phía Nam, Nha Trang 200km về phía Đông và cách Đà Lạt 90km theo tuyến đường thuỷ điện Đại Ninh. Địa phương còn nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt theo quốc lộ 1A nên rất thuận lợi trong việc phát triển và kết nối các điểm đến du lịch, đặc biệt là các tour liên tuyến Phan Thiết – Đà Lạt – Nha Trang.
Nơi đây nổi tiếng với khu du lịch sinh thái dã ngoại Bàu Trắng thu hút hơn 100.000 lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm. Ngoài ra, địa phương còn sở hữu nhiều thắng cảnh nổi tiếng như hòn Hồng, hòn Nghề nằm ven biển hoang sơ có thể phát triển du lịch biển gắn với các môn thể thao dù lượn, lướt sóng; các khu giải trí tự nhiên như đập Đồng Măng, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng hiện vật Chăm ở thị trấn Chợ Lầu; các làng nghề truyền thống như gốm gọ Bình Đức (xã Phan Hiệp), dệt thổ cẩm Chăm ở thôn Cảnh Diễn (xã Phan Thanh); các lễ hội văn hóa truyền thống như lễ hội Ka Tê, Ra Mư Wan của đồng bào Chăm, Tết Đầu Lúa của người Rắc Lây, lễ hội cầu ngư ông Nam Hải của ngư dân xã Hòa Thắng…
Từ khi cung đường Hoà Thắng – Hoà Phú (nối Bắc Bình với Tuy Phong) được khai thông với mặt đường thoáng đãng, thẳng tắp, khu vực ven biển Hoà Thắng trở thành điểm đến yêu thích của du khách khi đến với Bình Thuận. Được giới phượt thủ ưu ái đặt cho cái tên “cung đường biển xanh cát trắng”, tuyến đường gây ấn tượng nhờ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với một bên là biển xanh ngút mắt, một bên là đồi cát trắng trải dài.
Cú hích từ quy hoạch, hạ tầng đồng bộ
Quy hoạch “Khu du lịch quốc gia Mũi Né” vừa được phê duyệt hồi cuối năm 2018 đã mở rộng ranh giới khu du lịch quốc gia về phía Bắc, lấy đến hết ranh giới các xã Hồng Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình) và Hòa Phú (Tuy Phong). Khu vực Hoà Thắng được chọn làm điểm du lịch vệ tinh cho khu du lịch quốc gia.
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận cũng vừa thống nhất chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển Hoà Thắng. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư loạt hạ tầng quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế – du lịch tại địa phương.
Video đang HOT
Dọc theo xã Hoà Thắng đã hình thành hạ tầng kết nối hoàn thiện.
Trong bức tranh sôi động của bất động sản Hoà Thắng không thể không nhắc đến vai trò đòn bẩy của các siêu dự án hạ tầng kết nối Bình Thuận với các địa phương khác và quốc tế. Điển hình là cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây đi vào hoạt động đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP HCM đến Phan Thiết còn khoảng hơn 3 tiếng.
Sắp tới, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (dự kiến khởi công tháng 7/2020) vận hành sẽ kéo giảm thời gian này xuống thấp hơn, chỉ còn khoảng 1,5 tiếng. Gần đây nhất, sân bay Phan Thiết cũng đã được điều chỉnh quy mô đầu tư từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng, trở thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung với công suất thiết kế đạt 2 triệu hành khách/năm, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Dự kiến, sân bay Phan Thiết sẽ khởi công vào quý III/2019.
Sức nóng từ cuộc chạy đua của các dự án nghìn tỷ
Sức nóng của bất động sản Hoà Thắng đã thu hút loạt dự án “ông lớn” bất động sản chạy đua giành suất đầu tư tại đây. Thống kê đến cuối năm 2018, toàn huyện Bắc Bình đã có 30 dự án đầu tư du lịch đã được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, với tổng diện tích là 806,15ha và tổng vốn đầu tư 3.593 tỷ đồng. Nổi bật trong số này là 2 siêu dự án với quy mô lên đến 2.162ha và vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng đã được UBND tỉnh Bình Thuận đồng ý về chủ trương.
Thứ nhất là dự án khu đô thi du lich nghi dương Dubai Viêt Nam do Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch Thương mại Nông thị Dubai Việt Nam làm chủ đầu tư, với diện tích đất hơn 1.142ha và tổng vốn đầu tư là 14.602 ty đông. Mục tiêu của dự án là xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn, trung tâm thương mại – dịch vụ du lịch, du lịch sinh thái, trung tâm hội nghị, trung tâm thể dục thể thao biển.
Thứ hai là dự án khu Đô thị – Du lịch – Thể thao biển với diện tích sử dụng đất 1.020 ha, có tổng vốn gần 15.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần Toàn Cầu TMS. Dự án sẽ bổ sung cho xã Hoà Thắng khu liên hơp đa chưc năng, gồm: trung tâm vui chơi giai tri; khu chăm soc sưc khoe… va cac loai hinh thê thao giai tri như khinh khi câu, thuyên buôm, lươt van diêu, lươt van buôm, mô tô va ôtô đia hinh, thuyên rông…
Ngoài ra, dự án Apec Mandala Wynhham Mũi Né do Tập đoàn Apec phối hợp với Wynhham Hotel Group – thương hiệu quản lý khách sạn với hơn 40 năm kinh nghiệm của Mỹ đầu tư chuẩn bị khởi công vào tháng 5 tới. Với quy mô 4,5ha, dự án sẽ cung cấp cho thị trường 2.772 căn hộ condotel. Tập đoàn FLC cũng đang nghiên cứu, tìm quỹ đất phù hợp để phát triển dự án quần thể du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp FLC Bình Thuận tại khu vực ven biển Hoà Thắng. Khi đi vào hoạt động, các dự án này chắc chắn sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt hoang sơ và tạo đà bứt phá cho bất động sản Hoà Thắng.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Vốn vào bất động sản sẽ khó hơn trong năm 2019
Kiểm soát tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết 01/NQ-CP vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, tín dụng bất động sản được cho là sẽ bị kiểm soát rất chặt chẽ.
Tín dụng bất động sản được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách của cơ quan quản lý.
Đưa nợ xấu nội bảng về dưới 2%
Theo yêu cầu tại Nghị quyết 01, hoạt động tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng cần đi đôi với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên.
Về nợ xấu, Nghị quyết 01 nhấn mạnh, kết thúc năm 2019 phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng hệ thống ngân hàng về dưới 2%, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu về dưới 5% (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng - VAMC nhưng chưa xử lý được và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu). Trước đó, mục tiêu Chính phủ đã trình Quốc hội là đến năm 2020 giảm được tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 3%.
Giới phân tích nhận định, thay vì chỉ đạo chung về xử lý nợ xấu như nghị quyết năm trước, việc đưa ra một con số cụ thể cho năm 2019 sẽ lượng hóa rõ nhiệm vụ cần làm của ngành ngân hàng trong năm 2019 để tiến gần hơn mục tiêu năm 2020.
Mặc dù sẽ đón nhận không ít thách thức trong năm nay, cũng như thời gian tới, nhưng với tiềm năng vốn có, thị trường bất động sản sẽ thu hút được nhiều dòng vốn khác, ngoài vốn tín dụng
- TS. Cấn Văn lực
Theo một báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thổng tổ chức tín dụng là 2,4%, giảm nhẹ so với năm 2017 (2,5%). Trước đó, báo cáo cuối năm 2017 của cơ quan này cho biết, tổng tỷ lệ nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn của ngành ngân hàng vào khoảng 9,5%.
Siết tín dụng bất động sản để tránh rủi ro "bong bóng"
Trên thực tế, không phải đến năm nay, mà trước đó chủ trương kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là bất động sản, đã được thực hiện một cách rốt ráo. Mặt khác, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay được dự báo thấp hơn năm trước, nên khả năng vốn vào bất động sản sẽ còn siết chặt hơn.
Theo TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế, năm nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại chịu sự tác động lớn từ những chính sách của cơ quan quản lý, từ đó ảnh hưởng tới tín dụng bất động sản.
"Các ngân hàng phải đáp ứng quy định giảm vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 45% xuống 40% kể từ ngày 1/1/2019 theo Thông tư 16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 19/2017/TT-NHNN về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đồng thời, quy định của Thông tư 19/2017 cũng tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản từ 150% lên 250%, thay vì 200% như hiện tại. Điều này sẽ khiến 'van' tín dụng vào bất động sản càng trở nên hẹp hơn", ông Tín đánh giá.
Mặt khác, theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tuy tỷ lệ an toàn vốn (CAR) dự kiến giảm từ 9% xuống 8% theo Basel II (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020), nhưng các điều kiện trong Basel II lại khắt khe hơn, nhất là các quy định về tổng tài sản có, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong đó, tổng tài sản có liên quan trực tiếp đến hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.
Trên thực tế, thông điệp kiểm soát vốn tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vẫn thường xuyên được cơ quan quản lý đề cập. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên định và thực hiện nhất quán chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội trong hoạt động tín dụng, nhất là với lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản, kiểm soát chặt chẽ dư nợ và tập trung thanh tra, cảnh báo các tổ chức tín dụng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cao...
Theo giới phân tích, việc thắt chặt tín dụng nói chung và vào thị trường bất động sản nói riêng tất yếu sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Tuy nhiên, trên phương diện vĩ mô, đây là cơ hội để doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại nguồn vốn, giảm dần sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, từ đó hạn chế rủi ro "bong bóng", giúp thị trường bất động sản hoạt động ổn định và bền vững hơn.
"Mặc dù sẽ đón nhận không ít thách thức trong năm nay, cũng như thời gian tới, nhưng với tiềm năng vốn có, thị trường bất động sản sẽ thu hút được nhiều dòng vốn khác, ngoài vốn tín dụng", TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhìn nhận.
Thùy Vinh
Theo bds.tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà đầu tư Trung Quốc đang rút khỏi thị trường bất động sản Trong nhiều năm, dòng vốn Trung Quốc tăng mạnh, bên cạnh các khoản đầu tư từ nước ngoài khác, đã giúp đẩy giá trị tài sản lên cao hơn. Tòa nhà Waldorf Astoria ở New York của Tập đoàn Anbang. Ảnh: WSJ Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục rút lui khỏi thị trường bất động sản thương mại...