Hóa thân theo hình ảnh tiếp viên hàng không, liệu Twice có đáng để bị chỉ trích?
Concept lần này của Twice hiện đang là một trong những topic gây nhiều phản ứng trái chiều nhất ở Hàn hiện nay.
Việc thay đổi hình tượng đối với các nhóm nhạc nữ mà nói là chuyện bình thường, Twice cũng chẳng ngoại lệ. Lần này, họ quyết định đi theo concept tiếp viên hàng không, thay vì dễ thương nhí nhảnh như thường lệ.
Công bằng mà nói, outfit của các cô gái chẳng hở cũng không quá táo bạo nhưng dưới con mắt khắt khe của nhiều netizen Hàn, trông họ vẫn khó mà cảm được.
Mọi nguồn cơn của sự chỉ trích đa phần đều bắt nguồn từ mấy chiếc chân váy mà Twice đang mặc. Phần đông cho rằng các cô gái không hợp với hình tượng này và váy thì ngắn quá mức cho phép.
“Tôi thích Twice nhưng không thích concept này.”
“ Váy ngắn quá…”
“Nếu váy của họ dài hơn thì ổn.”
“Vẫn biết là họ phải đi theo hình ảnh mà đàn ông vẫn thích nhưng tôi vẫn không thể nổi việc các nhóm nhạc nữ cứ ăn mặc theo hình tượng, y tá hay tiếp viên hàng không kiểu này. Tương tự với các nhóm nhạc nam, tôi cũng không thích họ mặc đồ cảnh sát. Cảm thấy hơi thiếu tôn trọng.”
“Tiếp viên hàng không cũng không mặc váy ngắn thế đâu, tôi thấy buồn ghê.”
“Bình thường tiếp viên hàng không cũng mặc váy ngắn à, thế thì thật bất tiện khi làm việc nhỉ?“
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Twice mặc thế này là điều rất bình thường, chẳng có gì phải quan trọng hóa vấn đề cả.
“Ngày trước SNSD cũng từng đi theo concept này thì chẳng ai phàn nàn gì. Cách nghĩ của các thế hệ thay đổi quá nhiều rồi.”
“Tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả.”
“Tôi thấy có gì đáng để bàn cãi. Các cô gái có đi theo hình tượng gợi cảm hay gì đâu…”
“Whoa, cứ tưởng không phải nhưng hóa ra đây đúng là Twice.”
“ Sao các nhóm nhạc nam mà mặc đồng phục kiểu này thì chẳng ai ý kiến gì?”
Theo Trí thức trẻ
Video đang HOT
Chiêm ngưỡng những bộ đồng phục 'Chứng nhân' xinh đẹp của lịch sử hàng không thế giới
Vào tháng 01 năm ngoái, bảo tàng SFO của hãng hàng không quốc tế San Francisco đã trưng bày bộ sưu tập vô cùng độc đáo mang tên "Thời trang trên những chuyến bay" ngay tại sân bay.
Lịch sử thời trang hàng không của các quốc gia phương Tây đã được tái hiện qua 70 bộ trang phục được thu thập từ rất nhiều các bảo tàng danh tiếng và các bộ sưu tập tư nhân.
Các nữ tiếp viên hàng không vốn luôn được yêu mến bởi vẻ ngoài thanh tú và phong thái lịch sự trong các chuyến bay. Tuy nhiên, các hãng hàng không trên thế giới cũng rất quan tâm đầu tư vào việc thiết kế trang phục cho các nhân viên của mình. Sự đầu tư này nhằm đem lại một hình ảnh chuyên nghiệp nhất cho hãng, đồng thời tạo được không khí dễ chịu, thoải mái cho những hành khách của họ.
Đồng phục của United Air Lines thiết kế bởi Travilla năm 1965 (Ảnh: flysfo.com)
Trưng bày bộ sưu tập này, hãng hàng không quốc tế San Francisco mong muốn mang đến cho hành khách của hãng một trải nghiệm văn hóa - nghệ thuật mới mẻ trong khi chờ những chuyến bay. Triển lãm là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá lịch sử phát triển của thời trang dưới một góc tiếp cận hoàn toàn mới.
Trong hơn 30 nhà thiết kế được giới thiệu trong bộ sưu tập "Thời trang của những chuyến bay" (tên tiếng anh: "Fashion in Flight") lần này, có những cái tên giờ đây đã trở thành huyền thoại của thời trang thế giới như Pierre Cardin, Christian Dior, Christian Lacroix, Yves Saint Laurent, Vivienne Westwood.
Một triển lãm độc đáo, có tính lịch sử và nghệ thuật cao (Ảnh: stylecurated)
Đối với các nhà thiết kế thời trang, sáng tạo nên những bộ đồng phục thời trang là một thách thức thực sự. Loại trang phục này phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí về an toàn và tiện lợi để các nữ nhân viên có thể dễ dàng di chuyển, phục vụ khách trong hành trình, chưa kể đến họ sẽ phải tính toán đến những tình huống nguy hiểm và các tiếp viên phải sẵn sàng để trợ giúp hành khách thoát khỏi máy bay một cách an toàn.
Bên cạnh đó, sự trang nhã, lịch sự, duyên dáng hợp với trào lưu hiện tại của trang phục luôn phải được đảm bảo. Quá nhiều những yếu tố bắt buộc tưởng chừng như sẽ làm khó các nhà thiết kế. Nhưng hãy cùng chiêm ngưỡng thành quả của họ tạo ra. Phải chăng chính khó khăn khiến cho trí tưởng của con người thăng hoa?
Dưới đây là một số những bộ trang phục được trưng bày trong triển lãm.
Những thiết kế mang hơi hướng cổ điển
Đồng phục của Virgin Atlantic Airways thiết kế bởi Vivienne Westwood 2014 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của hãng Pan American World Airways thiết kế bởi Frank Smith cho Evan-Picone năm 1971 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của Air France thiết kế bởi Cristóbal Balenciaga năm 1969 (Ảnh: flysfo.com)
Cuộc chơi của những họa tiết
Đồng phục của Aeroméxico thiết kế bởi Macario Jiménez năm 2008 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của hãng Qantas Airways thiết kế bởi Yves Saint Laurent1986 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của United Airlines thiết kế bởi Stan Herman năm 1976 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của hãng Braniff International Airways thiết kế bởi Emilio Pucci năm 1966 (Ảnh: flysfo.com)
Sự đơn giản làm nên sự trang nhã
Đồng phục của hãng United Air Lines stewardess thiết kế bởi Jean Louis năm1968 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của hãng Pan American World Airways thiết kế bởi Don Loper năm 1959 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của hãng Transcontinental & Western Air thiết kế bởi Howard Greer năm 1944 (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của Trans World Airlines thiết kế bởi Valentino năm 1971 (Ảnh: flysfo.com)
Nhờ tài năng của các nhà thiết kế thời trang, những nữ tiếp viên hàng không bỗng trở thành những người mẫu tinh tế và trang nhã trên "sàn diễn" đặc biệt của họ. Hãy cùng chiêm ngưỡng những bộ đồng phục đã giúp các nữ tiếp viên hàng không trở nên duyên dáng và chuyên nghiệp như thế nào trong công việc của họ.
Đồng phục của United Air Lines (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của Union de Transport Aériens (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của Air France (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của Air France (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của United Air Lines (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của United Air Lines (Ảnh: flysfo.com)
Đồng phục của American Airlines (Ảnh: flysfo.com)
Thời trang nhìn theo một góc độ nào đó, không chỉ phản ánh sự tinh tế của nhà thiết kế mà còn là "tiếng lòng" của người lựa chọn mặc trang phục đó. Một bộ quần áo chỉ có thể thực sự khiến bạn hạnh phúc khi nó khiến bạn có thể là chính mình. Vậy giá trị của những bộ đồng phục hàng không này nằm ở đâu? Liệu chúng chỉ nằm ở chất liệu cao cấp, kiểu dáng hợp thời trang hay những đường cắt cúp tinh tế?
Những bộ đồng phục này đang truyền tải "tiếng lòng" của các hãng hàng không? Qua những trang phục nhã nhặn, duyên dáng và đầy tự tin ấy, họ muốn để khách hàng của mình yên tâm vì tác phong chuyên nghiệp và lịch sự của hãng. Đặc biệt, mỗi nữ nhân viên khi khoác lên mình bộ áo ấy cũng sẽ thấu những hiểu giá trị mà công việc của mình hướng đến. Để rồi mỗi ngày, họ sẽ nỗ lực rèn luyện, tu sửa bản thân để xây dựng phong thái chỉn chu, trang nhã và chuyên nghiệp cho chính mình.
Theo Nguồn tổng hợp
Đồng phục tiếp viên Vietjet đẹp nhất châu Á Đây là bình chọn do tạp chí NOW Travel Asia vừa công bố tại Thành Đô (Trung Quốc). Vietjet được vinh danh giải thưởng "Đồng phục tiếp viên đẹp nhất châu Á" Tại lễ trao giải thường niên NOW Travel Asia Awards của tạp chí NOW Travel Asia tổ chức tại TP Thành Đô (Trung Quốc), Vietjet được nhận giải thưởng "Đồng phục...