Hóa thạch quái vật biển giống cá voi sát thủ
Hóa thạch bò sát ăn thịt pliosaur với hộp sọ dài hơn một mét được khai quật trên sa mạc khô cằn nhất thế giới.
Nhóm nghiên cứu của Rodrigo Otero khai quật hóa thạch pliosaur. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học đứng đầu là nhà cổ sinh vật học Rodrigo Otero ở Đại học Chile ở Santiago phát hiện hóa thạch của pliosaur, một trong những loài động vật biển ăn thịt lớn và đáng sợ nhất từng sinh sống trong các đại dương trên Trái Đất cách đây 160 triệu năm trên sa mạc Atacama. Atacama là sa mạc khô nhất thế giới nhưng trong quá khứ, phần lớn khu vực này chìm dưới Thái Bình Dương.
Theo nhóm nghiên cứu, pliosaur là động vật ăn thịt có lực cắn mạnh hơn cả khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Pliosaur từng thống trị sa mạc Atacama ở kỷ Jura nhờ hộp sọ lớn, bộ hàm dài, chiếc cổ ngắn, cơ thể có hình dáng khí động và các chi giống vây. Chúng có thể phát triển tới kích thước lớn và một số mẫu vật có hộp sọ dài hơn hai mét. Các nhà nghiên cứu nhận xét những mẩu xương hàm, răng và chi của loài bày rất giống cá voi sát thủ ở lưu vực sông Loa gần thành phố mỏ Calama.
Video đang HOT
Theo Otero, phát hiện giúp các nhà khoa học lấp đầy khoảng trống về thời gian tiến hóa giữa pliosaur với những loài xuất hiện trước và sau chúng. Hóa thạch pliosaur có niên đại lâu thứ hai ở Nam bán cầu. Dựa theo hộp sọ lớn của chúng, nhiều khả năng pliosaur là động vật ăn thịt đầu bảng vào cuối kỷ Jura.
Otero cho biết hóa thạch hoàn chỉnh được khai quật từ năm 2017 dài 5,5 – 6,4 m. Chỉ riêng hộp sọ của nó đã dài hơn một mét, mỗi chiếc răng dài 7,5 – 10 cm.
'Sát thủ côn trùng' chỉ nhỏ bằng chiếc iPhone
Kích thước chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay, nhưng loài bò sát cổ này là nỗi khiếp sợ của những loài côn trùng hàng trăm triệu năm trước.
Hóa thạch của một loài vật nhỏ bé, được phát hiện tại phía nam Madagascar hơn 2 thập kỷ trước có thể là chìa khóa để chúng ta hiểu được nguồn gốc của những loài khủng long, cũng như cách mà những loài thằn lằn có cách lại bay được.
Những hóa thạch cho thấy kích thước của loài bò sát cổ này chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay. Ảnh: AMNH.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences mô tả những hóa thạch của loài bò sát 237 triệu năm tuổi có tên Kongonaphon kely.
Cái tên này, kết hợp giữa phương ngữ vùng Madagascar và tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là "sát thủ côn trùng nhỏ". Chúng được tìm thấy tại lòng chảo Morondava, phía nam Madagascar và có kích thước ngắn hơn một chiếc iPhone.
Hóa thạch này được phân loại là bò sát cổ, tổ tiên của cả khủng long và thằn lằn bay. Những hóa thạch tìm được đã cung cấp các bằng chứng quan trọng về quá trình tiến hóa của bò sát, từ những loài kích thước nhỏ nhắn như Kongonaphon trở thành những con vật khổng lồ.
"Mọi người thường nghĩ khủng long luôn rất to lớn. Loài vật mới này là tổ tiên gần trước khi khủng long và thẳn lằn bay tách thành hai loài khác nhau, và nó rất nhỏ", Christian Kammerer, nhà cổ sinh vật học tại bảo tàng tự nhiên Nam Carolina chia sẻ.
Khi nghiên cứu hóa thạch nói trên, nhóm khoa học tìm thấy những bằng chứng chỉ ra rằng loài tổ tiên khủng long này ngày càng nhỏ đi sau khi khủng long và thằn lằn bay xuất hiện. Răng của chúng cho thấy nhiều khả năng chúng ăn côn trùng. Kích thước nhỏ là lợi thế giúp cho loài thằn lằn này tồn tại khi có thể xâm nhập vào những vùng thức ăn mà các loài thằn lằn lớn chưa biết đến.
Cơ thể nhỏ bé có lẽ là một phần lý do giúp loài bò sát này tiến hóa đứng hai chân, mọc lông, thậm chí bay được hàng triệu năm sau. Ảnh: Alex Boersma.
Vì có kích thước nhỏ, khung xương của loài Kongonaphon bắt đầu thích nghi với những tiến hóa như đi bằng hai chân, bắt đầu mọc lông để giữ ấm cơ thể, và có thể là cả tập bay.
"Việc phân tích tiến hóa kích thước cơ thể của khủng long và các loài bò sát cổ cho thấy những chi tiến hóa đầu tiên có thể mang kích thước nhỏ hơn nhiều so với mọi người nghĩ", nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo của mình.
Theo Science Alert, phát hiện về loài Kongonaphon đã mở ra một thời kỳ mới cho những nhà nghiên cứu khủng long và bò sát cổ, vào thời điểm mà những con vật khổng lồ bắt đầu phát triển trên Trái Đất 230 triệu năm trước.
Hóa thạch ngư long mang thai 246 triệu năm tuổi Các nhà khoa học khai quật hóa thạch ngư long với hộp sọ tương đối hoàn chỉnh, răng lớn và đang mang thai ít nhất 3 con non. Hộp sọ hóa thạch của loài ngư long mới phát hiện tại Nevada, Mỹ. Ảnh: Martin Sander. Nhà cổ sinh vật Đức Martin Sander tới dãy núi Augusta, bang Nevada, để nghiên cứu vào mỗi...