Hóa thạch ngư long mang thai 246 triệu năm tuổi
Các nhà khoa học khai quật hóa thạch ngư long với hộp sọ tương đối hoàn chỉnh, răng lớn và đang mang thai ít nhất 3 con non.
Hộp sọ hóa thạch của loài ngư long mới phát hiện tại Nevada, Mỹ. Ảnh: Martin Sander.
Nhà cổ sinh vật Đức Martin Sander tới dãy núi Augusta, bang Nevada, để nghiên cứu vào mỗi mùa hè trong 20 năm. Ngày 3/11/2011, ông phát hiện hóa thạch xương sống của một con ngư long, còn gọi là thằn lằn cá, đang mang thai. Tuy nhiên, phải đến chuyến thám hiểm năm 2014, ông cùng đồng nghiệp mới có thể khai quật phần còn lại của hóa thạch. Nghiên cứu của họ được xuất bản trên tạp chí Systematic Palaeontology tháng 4 vừa qua.
Các chuyên gia đặt tên cho hóa thạch thằn lằn cá là Martina. Nó có hộp sọ lớn và tương đối hoàn chỉnh. Nhóm nghiên cứu ước tính con vật dài khoảng 3,7 m. Những đoạn xương sống nhỏ ở phần thân cho thấy nó có ít nhất ba con non.
Video đang HOT
Hóa thạch do Sander phát hiện là một loài thằn lằn cá mới, Cymbospondylus duelferi, chưa từng xuất hiện ở nơi nào khác ngoài Nevada. Martina khoảng 246 triệu năm tuổi, hơn hóa thạch thằn lằn cá cổ xưa nhất phát hiện tại Trung Quốc 3 triệu năm tuổi. So với các loài thằn lằn cá dài đến hơn 18 mét, Martina có vẻ nhỏ bé. Tuy nhiên, răng của nó khá lớn so với kích thước cơ thể.
Thằn lằn cá là nhóm động vật bò sát tuyệt chủng sống dưới nước, giống cá heo chuột cả về hình dạng và tập tính. Chúng có họ hàng xa với rắn và thằn lằn sống vào đầu kỷ Tam Điệp. Những loài thằn lằn cá đầu tiên có cơ thể dài, mềm dẻo và bơi như lươn. Một số loài tiến hóa với cơ thể trở nên gọn và giống cá hơn, đuôi hình lưỡi liềm.
Các nhà khoa học cho rằng thằn lằn cá thường sinh con dưới nước. Tuy nhiên, chúng thiếu mang, giống như cá voi, và vẫn cần không khí để thở.
Thằn lằn cá tiến hóa để đẻ con thay vì đẻ trứng như trước đây. “Hầu hết những loài bò sát chuyển sang sống dưới biển tiến hóa từ đẻ trứng thành đẻ con”, Sander giải thích. Đây là lợi thế so với rùa, những sinh vật đẻ trứng gần bờ. Điều này khiến trứng và rùa con phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.
'Quái vật trong quái vật' ngư long 246 triệu tuổi hiện hình trên núi đá
Một quái vật biển thời tiền sử đã vô tình được phát hiện... trên một ngọn núi. Bất ngờ hơn, trong bụng nó mang một quái vật con.
Trong chuyến thám hiểm vùng Nevada (Mỹ), nhà cổ sinh vật học người Đức Martin Sander và các cộng sự đã có phát hiện ngoạn mục ở độ cao 1.828 m thuộc dãy núi Augusta. Đáng chú ý, "quái vật" bị núi đá chôn giấu ở vị trí chơi vơi này là một bò sát biển sống cùng thời với khủng long.
Sau khi khai quật, nhóm khảo cổ đã phát hiện hóa thạch này quý giá hơn họ đang tưởng tượng: một "quái vật con" đang được hoài thai trong bụng con lớn.
Sinh vật được xác định là một ichthyosaur - tức "thằn lằn cá" hay "ngư long". Chúng mang hình dạng khá giống cá heo, nhưng thường to lớn và kỳ quái, có khả năng săn mồi "sát thủ" và là bò sát chứ không phải cá hay động vật có vú như cá heo.
Ảnh đồ họa mô tả một ichthyosaur - giống loài ám ảnh biển khơi suốt 3 kỷ Tam Điệp- Jura - Phấn Trắng - ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
"Quái vật" được đặt tên là Martina, có tên khoa học Cymbospondylus duelferi, là một loài ichthyosaur đặc biệt không được tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới ngoài vùng đất này. Martina cũng là ichthyosaur thứ 2 mang thai được khai quật trên thế giới. Ước tính nó đã 246 triệu tuổi, tức sống vào cuối kỷ Tam Điệp (Triassic), cũng là thời điểm những con khủng long đầu tiên ngấp nghé xuất hiện trên địa cầu. Trước nó, có một "quái vật" mang thai thuộc về loài ichthyosaur khác đã được khai quật ở Trung Quốc.
Với chiều dài khoảng 3,6 m, Martina bé nhỏ so với các loài ichthyosaur khác (có loài dài tới 18 m). Tuy nhiên, loài này lại sở hữu một hàm răng kinh dị và hộp sọ to lớn so với thân hình.
Với tuổi đời của mình, hóa thạch "quái vật trong quái vật" này đã cung cấp những manh mối quan trọng cho quá trình hồi sinh của hệ sinh vật địa cầu sau đại tuyệt chủng Permi-Triassic xảy ra vào buổi giao thoa của kỷ Permi và kỷ Tam Điệp, tức 252 triệu năm về trước, xóa sổ 96% sinh vật địa cầu. Martina là một trong những quái vật tiền sử đầu tiên đã tiến hóa từ việc đẻ trứng sang sinh con để phù hợp với các điều kiện sống mới.
Khu vực tìm thấy hóa thạch cũng là một "thánh địa" của ichthyosaur, với rất nhiều loài khác nhau từng được khai quật, là bằng chứng kinh ngạc cho sự trỗi dậy toàn cầu của loài quái vật biển này thời kỳ sau đại tuyệt chủng.
Loài thằn lằn bóng kỳ lạ, vừa đẻ trứng vừa sinh con cùng lúc Khả năng sinh sản đặc biệt của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát. Dọc bờ biển ấm áp của New South Wales, Australia hiện tồn tại loài thằn lằn bóng, chân ngắn vừa có khả năng đẻ trứng, vừa có thể sinh con để duy trì...