Hóa thạch bọ cạp lâu đời nhất có thể là một trong những động vật đầu tiên lên mặt đất
Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch lâu đời nhất được biết đến của một con bọ cạp được cho là một trong số những động vật đầu tiên rời khỏi đại dương và khám phá mặt đất có niên đại khoảng 437 triệu năm trước.
Hình ảnh hoá thạch bọ cạp mới được phát hiện.
Báo cáo được cho có thể làm sáng tỏ một số điều rất cần thiết về cách những con vật đầu tiên thực hiện quá trình chuyển đổi ra khỏi biển để trở thành sinh vật sống trên cạn.
Hóa thạch được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980 xung quanh vùng ngoại ô Waukesha ở Wisconsin, Mỹ. Do các nhà khoa học không nhận thức được tầm quan trọng của nó, mẫu vật đã được cất giấu trong một bảo tàng bụi bặm trong hơn 30 năm cho đến khi nó được các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Ohio và Đại học Otterbein xem xét lại gần đây.
Con bọ cạp được tái phát hiện gần đây có tên Parioscorpio, dài khoảng 2,5 cm, kích thước tương tự nhiều con bọ cạp còn sống hiện nay. Lớp đá được tìm thấy vào khoảng thời gian từ 436,5 đến 437,5 triệu năm trước, vào thời kỳ đầu của thời kỳ Silurian, thời điểm Wisconsin được bao phủ trong một vùng biển ấm và nông.
Quan trọng nhất, bọ cạp được phát hiện có hệ thống hô hấp và tuần hoàn gần giống với hệ thống của bọ cạp thời hiện đại của chúng ta. Điều này cho thấy hệ thống hô hấp của bọ cạp cổ rất có thể hoạt động giống như một con cua móng ngựa thời hiện đại, cho phép nó trải qua thời gian dài trên cạn, mặc dù dành phần lớn thời gian ở dưới nước.
Đó là một phát hiện đột phá, Loren Babcock, tác giả nghiên cứu và là giáo sư khoa học Trái đất tại Đại học bang Ohio, cho biết.
Video đang HOT
Những hoạt động bên trong của hệ thống tuần hoàn hô hấp ở loài động vật này, có hình dạng, giống hệt với những con nhện, Mitch Babcock nói thêm. Tuy nhiên, nó cũng cực kỳ giống với những gì chúng ta nhận ra ở động vật chân đốt biển như cua móng ngựa. Vì vậy, có vẻ như con bọ cạp này phải được điều chỉnh trước cuộc sống trên đất liền.
Loài bọ cạp được biết đến sớm nhất trước khi phát hiện này được tìm thấy ở Scotland và có niên đại khoảng 434 triệu năm trước. Tuy nhiên, hóa thạch mới này cung cấp những bằng chứng lâu đời nhất và một số bằng chứng rõ ràng nhất về động vật có khả năng khám phá vùng đất liền. và có thể giải thích làm thế nào tổ tiên động vật có xương sống của chúng ta thực hiện bước nhảy vọt quan trọng này từ biển đến đất liền.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Top 10 loài động vật lớn nhất từng sinh sống trên Trái Đất
Bên cạnh các loài bò sát khổng lồ đã tuyệt chủng, cá voi xanh là loài động vật lớn nhất thế giới còn tồn tại trên Trái Đất cho đến ngày nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết một loài cá sấu có chiều dài hơn 12 m và nặng khoảng 10 tấn từng tồn tại trong kỷ Phấn trắng, cách đây 65 triệu năm tại khu vực châu Phi. Họ xác định kích thước của chúng to gấp 3 lần và nặng gấp 10 lần so với loài cá sấu đang tồn tại trên trái đất.
Shantungosaurus là động vật ăn cỏ, tồn tại trên trái đất cách đây 70 triệu năm. Zhao, một nhà khảo cổ, đã phát hiện hóa thạch của loài động vật này vào năm 2007 tại khu vực châu Á. Ông cho biết chúng cao gần 17 m và nặng khoảng 23 tấn. Theo nghiên cứu, Shantungosaurus có khoảng 1.500 cái răng và nguồn thức ăn chính của chúng là thực vật.
Mosasaur, tên của một loài khủng long sống dưới nước, đã tồn tại khoảng 65 triệu năm trước. Theo các nhà nghiên cứu, chúng có chiều dài hơn 18 m và nặng khoảng 20 tấn, tức là to gấp từ 2 đến 3 lần một con voi châu Phi.
Titanoboa là tên khoa học của một loại rắn dài hơn 15 m và nặng khoảng 1.135 kg. Các nhà nghiên cứu cho biết chiều rộng của thân rắn có cùng kích thước với một chiếc lốp xe tải cỡ lớn. Chúng tồn tại 60 triệu năm trước, tại những vùng nước trũng, bùn lầy.
Các nhà khoa học cho biết Maui Reptile là loài bò sát biển hung dữ nhất và có đầu lớn nhất từng tồn tại trên trái đất. Chúng có chiều dài hơn 20 m và nặng khoảng 8 tấn. Nguồn thức ăn chính của loài động vật này là thịt, cá và một số động vật biển khác.
Năm 1915, Ernst Stromer là nhà khoa học đầu tiên tìm thấy hóa thạch của Spinosaurus, loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất thế giới tồn tại cách đây 112 triệu năm. Ông này cho biết chúng dài hơn 18 m, cao khoảng 6 m và nặng 9 tấn. Phần vây hình cánh buồm với độ cao khoảng 2 m là một trong những ưu điểm giúp chúng thu hút bạn tình.
Nhà khoa học Arthur Smith Woodward đã phát hiện hóa thạch của Leedsichthys vào năm 1889. Nó có chiều dài gần 16 m và trọng lượng khoảng 50 tấn. Phần đuôi lớn cho phép nó di chuyển nhanh chóng và dễ dàng tại nhiều vùng biển.
Các nhà khoa học đã phát hiện loài thằn lằn lớn nhất từng sống ở núi Shoshone, châu Mỹ vào năm 1976. Họ xác định chúng tồn tại rất lâu trước khi các loài khủng long bắt đầu phát triển. Một nhà nghiên cứu cho hay sọ của chúng dài hơn 3 m với chiều cao hơn 21 m và trọng lượng khoảng 40 tấn.
Nhà khoa học Rodolfo Coria đã phát hiện Argentinosaurus vào năm 1993. Ông tiến hành nghiên cứu các hóa thạch cách đây 100 triệu năm đó và xác định loài động vật này cao từ 21 m đến gần 38 m với trọng lượng 100 tấn. Mặc dù kích thước cơ thể lớn nhưng chúng là động vật ăn cỏ. Ngoài ra, chúng có thể ăn những tảng đá lớn để nghiền nát một số thực vật khó tiêu trong dạ dày.
Loài cá voi xanh này có tên khoa học là Balaenoptera musculus. Các nhà nghiên cứu khẳng định chúng là loài động vật lớn nhất từng sống và đang sống trên trái đất. Carl Linnaeus là người đầu tiên phát hiện chú cá voi xanh lớn nhất với chiều dài hơn 33 m, nặng 190 tấn vào năm 1758. Chúng tiêu thụ khoảng 40 triệu nhuyễn thể mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết tuổi thọ của chúng có thể lên đến 80 năm.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Cuộc chiến tranh mồi đẫm máu của rồng Komodo Nhiếp ảnh gia người Nga đã ghi lại cuộc chiến tranh mồi đẫm máu của rồng Komodo ở Indonesia. (Nguồn: Daily Mail) Một con rồng Komodo cố gắng bỏ chạy với mảnh xác hươu trong miệng, khi nó bị thành viên khác trong đàn truy đuổi để cướp mồi. (Nguồn: Daily Mail) Miếng thịt hươu chỉ đủ bữa cho một con rồng Komodo...