Hoa Tết: Kẻ cười, người mếu
Trong khi hầu hết nhà vườn hoa kiểng ở ĐBSCL phấn khởi vì đầu ra thuận lợi thì ở phía Bắc, những chủ vườn ly, đào đang khốn khổ do hoa nở sớm.
Dù thời tiết bất lợi nhưng người trồng hoa ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vẫn phấn khởi nhờ bán được giá cao.
Yên tâm chờ Tết
Ông Trần Văn Minh (ngụ phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) cho biết thời tiết năm nay quá khắc nghiệt nên việc chăm sóc hoa kiểng vất vả hơn. Do sâu bệnh phát triển mạnh nên giá thành hoa kiểng tăng theo.
“Do mùa mưa năm nay kết thúc muộn rồi sau đó nắng gắt nên một số loại hoa vừa xuống giống đã thối rễ, chết khoảng 30% diện tích. Nhiều người trồng cúc mâm xôi phải ăn ngủ tại vườn để kịp chăm sóc hoa giống như con cưng. Nhờ vậy mà đến giờ, hơn 3.000 chậu cúc mâm xôi của tôi coi như trụ vững với giá bán theo đơn đặt hàng là 60.000 đồng/chậu” – ông Minh phấn khởi.
Ngươi trông hoa ơ TP Sa Đec, tỉnh Đồng Tháp phân khơi vơi giá hoa năm nay tăng cao Anh: Thốt Nôt
Theo ông Minh, hiện nhiều hộ trồng hoa ở Sa Đéc không chỉ gặp khó khăn vì thời tiết mà còn do giá phân, thuốc, nhân công đều tăng từ 10% đến 15% .
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, cho biết tổng diện tích hoa kiểng trên địa bàn la 485 ha, trong đó có 100 ha trồng các loại phục vụ Tết. Số hoa kiểng phục vụ Tết đang ổn định và phát triển tốt. Thời gian tới, cơ quan chức năng địa phương sẽ hỗ trợ bà con về kỹ thuật làm nhà mát và lắp đặt hệ thống phun sương tự động để hạn chế những tác động của thời tiết bất thường.
Theo ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch UBND TP Sa Đéc, thời tiết bất lợi nên một số loại hoa năm nay không đẹp bằng mọi năm. Tuy nhiên, các nhà vườn rất vui vì bán được giá cao hơn so với Tết năm ngoái. Hiện thương lái đã nhận hoa để chở đi tiêu thụ, chỉ số ít đem ra chợ bán.
Ông Tùng nhận xét: “ Giá hoa kiểng năm nay tăng cũng có phần do giá các loại nguyên liệu sản xuất tăng 10%-20%. Một số loại bị ảnh hưởng nhiều từ kiểu thời tiết này như ớt, rau dừa, cúc mâm xôi hoặc mai vàng vì không chịu nước nên thối rễ hoặc nở hoa sớm”.
Video đang HOT
Những ngày này, nhiều nghệ nhân tại làng hoa Chợ Lách ở tỉnh Bến Tre cũng đang tất bật với việc tạo dáng cây kiểng thành hình con vật. Kiểng hình gà được nhiều nghệ nhân lựa chọn.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vị (ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách) cho biết: “Nhiều khách hàng yêu cầu tôi uốn hình con gà, kỳ công lắm. Nếu làm con gà nhỏ thì cần khoảng 20 cây quất, gà lớn thì khoảng 30 cây, mỗi cặp có giá 6-8 triệu đồng”.
Kiểng hình rồng cũng được đặt nhiều. Theo ông Vị, nếu tạo kiểng hình rồng thì cần đến 30-50 cây quất.
Theo nghệ nhân Lê Văn Tý (ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách), dịp Tết này, cơ sở của anh cung ứng 100 kiểng gà bằng cây quất với giá 1,5-2,5 triệu đồng/chậu và khoảng 200 kiểng hình rồng, tháp, búp hoa sen.
“Do mình làm ăn uy tín nên từ tháng 10-2016, khách hàng đã đặt hàng sẵn rồi. Với số lượng hàng cung ứng như hiện nay, Tết này tôi thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng” – anh Tý vui vẻ.
Bán đổ bán tháo
Trong khi đó, tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) – nơi được coi là vựa hoa tươi lớn nhất thủ đô – nhiều người dân trồng giống hoa ly nhập ngoại đang “khóc ròng” vì hầu hết nở sớm. Nguyên nhân được cho là do thời tiết nắng nóng bất thường.
Ngày 15.1, theo ghi nhận của phóng viên tại làng hoa Tây Tựu, nhiều vườn ly đã được thu hoạch. Số khác thậm chí nở rộ ở vườn và không có người chăm sóc.
Vừa bọc bao lưới hãm hoa nở, một chủ vườn ở Tây Tựu cho biết đầu tư khoảng 300 triệu đồng trồng 3 sào ly vàng và đỏ, mua giống nhập từ Hà Lan với giá 20.000-25.000 đồng/củ, kế hoạch sẽ tiêu thụ cho dịp Tết. Tuy nhiên, hoa tăng trưởng sớm, nở trước dự kiến khoảng 2 tuần.
“Theo tính toán, khoảng 100 ngày thì hoa ly nở nhưng thời tiết nóng, gió nồm kéo dài nên chỉ 90 ngày đã nở gần hết, không hãm được. Những ngày qua, tôi phải bán một nửa số hoa trong vườn. Do bán không đúng thời điểm nên giá rớt thảm hại. Bó hoa ly khoảng 10 cành, dù đẹp giá cũng chỉ 90.000 đồng, thậm chí chỉ 40.000-50.000 đồng. Tôi chỉ mong thu được nửa số tiền vốn mua củ ly giống, coi như tiền công chăm sóc và phân bón mất trắng” – người này rầu rĩ.
Ông Nguyễn Viết Xuân, một người trồng ly lâu năm tại Tây Tựu, cho biết khoảng 2 năm qua, người trồng hoa này thua lỗ nhiều do thời tiết thất thường. Người mất ít khoảng vài trăm triệu đồng, có nhà trồng nhiều mất cả tỉ đồng.
Theo người dân Tây Tựu, hằng năm, những hộ trồng hoa ly kinh nghiệm hãm hoa nở bằng cách hạn chế tưới nước, đóng kín lưới, tránh ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, năm nay nắng nóng cộng với gió nồm nên không kịp trở tay. Nhận định về thị trường hoa sắp tới, ông Xuân cho biết nếu vườn nào còn hoa ly nở đúng Tết thì giá bán sẽ cao. Tuy nhiên, những nhà còn hoa ly không nhiều.
Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu cũng đang tất bật chăm sóc các giống hoa hồng, cúc, đồng tiền, lay ơn, thược dược… để cung ứng cho thị trường Tết. Tuy nhiên, do thời tiết thất thường nên những loài hoa này cũng không được đẹp.
Cùng cảnh ngộ, nhiều vườn đào ở Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội) đã nở rộ. Trước tình thế đó, các chủ vườn phải chặt cành bán sớm với giá rẻ. Theo một chủ vườn đào ở Nhật Tân, trận mưa trong những ngày trước đó đã gây thiệt hại lớn. Hoa nào đã nở thì rụng hết, những nụ còn lại khi nở hoa thâm hơn… Nhiều chủ vườn phải chặt đào bán sớm với giá chỉ 50.000-200.000 đồng/cành.
Thương lái chê hoa Lâm Đồng Người trồng hoa Tết ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) năm nay gặp khó khăn ngay từ thời điểm xuống giống. Hiện nhiều diện tích hoa trồng ngoài trời phát triển nhanh quá mức cần thiết vì gặp mưa kéo dài. Nhiều nhà vườn lo lắng trước nguy cơ hoa nở trước Tết nguyên đán rất cao. Tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng – vùng trồng hoa lay ơn phục vụ thị trường Tết hằng năm lớn nhất tỉnh Lâm Đồng – hâu hêt hoa đã băt đâu nơ rô. Theo một số gia đình trồng hoa ở huyện Đức Trọng, những diện tích hoa bị hư đều được nhà vườn trồng lại nhưng không thể bán vào dịp Tết mà nhằm tới thời điểm rằm tháng giêng. Điều lo lắng nhất của người trồng hoa Tết ngoài trời tại Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng… là những ngày qua, trời vẫn mưa khiến hoa đã bén rễ sẽ phát triển rất nhanh. Hiên môi ngay co hang chuc thương lai tim đên cac nhà vươn đê đăt mua hoa Têt nhưng những vườn có dấu hiệu hoa nở sớm đều bị chê. Diện tích hoa Tết toàn tỉnh Lâm Đồng năm nay khoảng 2.000 ha, tập trung nhiều nhất tại TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương… Đ.Thi
Mai Tết thấp thỏm theo áp thấp Trong 2 ngày 14 và 15.1, TP HCM xuất hiện nhiều cơn mưa bất chợt và thời tiết se lạnh khiến nhiều chủ vườn mai ở quận Thủ Đức thấp thỏm không yên. Dọc đường Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, nhiều chủ vườn đã đem mai bày ở các khu đất trống và trên vỉa hè. Ông Phan Tấn Phát, chủ vườn mai 788 Phạm Văn Đồng, cho biết các nhà vườn đã xuống lá mai, giờ chỉ còn trông chờ vào thời tiết. Do thời tiết thất thường nên chỉ 30% số mai trong vườn có thể đem bán dịp Tết. “Tin áp thấp trong những ngày gần Tết khiến chúng tôi lo lắng và không dám nói trước điều gì. Nếu trời se lạnh và mưa tiếp tục kéo dài sẽ khiến các gốc mai bị lạnh và hoa không nở. Nếu sau đợt áp thấp này mà trời nắng gắt thì mai bung sớm, cũng phải chở về vườn chờ năm sau bán” – ông Phát lo ngại. Tại một khu đất trống ở gần cầu Gò Dưa, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, nhiều chủ vườn đã thuê mặt bằng rồi san lấp, dọn dẹp để trưng hàng trăm chậu mai đã xuống lá. Chủ các vườn mai thuê người đến ngắt lá với tiền công 200.000 đồng/ngày. Nhân viên vườn mai Hoàng Quân cho biết giá gốc mai cao nhất là 100 triệu đồng. Trong tuần qua, nhiều người đến xem và đặt cọc trước những gốc mai ưng ý. Khách có thể đến chở trực tiếp hoặc vườn mai sẽ đưa tới tận nhà và tính thêm tiền công vận chuyển. Chủ một vườn mai khác cho biết năm nay, nhiều doanh nghiệp, công ty lớn không mua mà chuyển sang thuê mai. Giá thuê một đợt chưng Tết bằng nửa giá trị của cây mai. S. Đông
Theo Ca Linh – Thốt Nốt – Nguyễn Hưởng (Người Lao Động)
Nhà nông đất võ điêu đứng với hoa Tết
Sau khi hứng chịu 5 trận lũ vào cuối năm 2016, nhiều nhà nông trồng hoa tết tại Bình Định lại lâm vào cảnh điêu đứng vì hoa không nở đúng hẹn. Chưa đến tết, nhưng nhiều vườn mai đã nở vàng rực, trong khi những vườn cúc thì héo úa, không kịp nở hoa đón tết...
Mai nở rộ trước tết, nhà nông thất thu tiền tỷ
Sáng 14.1, nông dân Phạm Văn Sinh (45 tuổi, trú thôn Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn) lo lắng khi sở hữu 400 chậu mai đang khẩn trương chuẩn bị trưng bày để bán tết nhưng hiện tại đã có đến 300 chậu hoa nở vàng rực. Ông Sinh cho biết: "Mai trong vườn nhà tôi có giá từ 500.000 đồng đến 15 triệu đồng/chậu (tùy theo độ lớn, độ đẹp của cây), nhưng những trận mưa lũ trong năm 2016 đã làm hư hại đến 50 chậu. Cả nhà đang trông chờ vào những cây mai còn lại để bán lấy tiền ăn tết, nhưng mai nở sớm thế này thì chắc khó có người mua. Đó là chưa kể, vừa rồi vườn nhà tôi còn bị trộm bứng mất 1 gốc mai trị giá 15 triệu đồng".
Nhiều người dân trồng cúc tại Bình Định rầu rĩ vì cúc nở không đúng dịp Tết. Ảnh: Dũ Tuấn
Để canh mai tết, ông Sinh dựng túp lều bạt đơn giản tá túc giữa vườn. Theo ông Sinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoa nở sớm là do thời tiết diễn biến thất thường, mùa đông năm nay không lạnh dẫn đến búp ấm, khi xuống lá là búp bung nở hoa ngay. Người trồng mai không thể lường trước được sự đỏng đảnh của ông trời, vì theo kinh nghiệm, đến khoảng gần đầu tháng Chạp (âm lịch) xuống lá thì mai sẽ nở hoa đúng tết. Theo lệ, năm nay bà con vẫn lặt lá như khoảng thời gian cũ, nhưng trời lại nắng nóng kéo dài nên hoa nở sớm.
"Không chỉ riêng vườn của gia đình tôi mà nhiều hộ trồng mai khác cũng đang đau đầu vì hoa nở sớm do thời tiết không ổn định. Lũ tàn phá quá nặng nề, hy vọng lứa mai còn lại sẽ vớt vát được chút ít để chúng tôi còn có tiền tiêu tết"- ông Sinh tâm sự.
Tại "thủ phủ" mai miền Trung là xã Nhơn An (thị xã An Nhơn), nhiều nhà vườn cũng đang rầu rĩ không kém ông Phạm Văn SInh. Vườn mai 5.000 cây của gia đình anh Phan Tiến Hùng (41 tuổi, thôn Háo Đức, xã Nhơn An) đã có đến 3.000 cây nở hoa."Do bị ngập trong lũ nên mai rụng lá dẫn đến hoa nở quá sớm, không bán được nên tôi rất lo. Tình trạng này do thiên tai nên đành chịu. Tôi bỏ ra 600 triệu đồng để trồng mai, mỗi năm chi phí chăm sóc hết gần 200 triệu đồng nhưng kiểu này chắc mất tết"- anh Hùng buồn bã nói.
Người trồng cúc cũng bó tay
Ông Phạm Văn Sinh (thôn Liêm Trực, phường Bình Định, thị xã An Nhơn) xót xa vì có đến 300 gốc mai nở hoa trước Tết. Ảnh: D.T
Anh Nguyễn Văn Phương (32 tuổi, trú khối Vĩnh Liêm, phường Bình Định, thị xã An Nhơn) đầu tư hơn 30 triệu đồng để mua giống, làm giàn, bắt hệ thống điện, trồng 500 chậu hoa cúc Đà Lạt. Tuy nhiên, mưa lũ liên tục từ cuối năm 2016 khiến hoa bị tuột lá ở phần gốc, héo úa, chậm phát triển. "Tết chỉ còn cách 2 tuần nữa, song hiện trời vẫn còn mưa, se lạnh. Với tình hình này thì khả năng hoa sẽ không nở kịp tết. Tôi giờ chỉ biết dốc sức chăm hoa theo kinh nghiệm, với hy vọng cứu vãn được chậu nào hay chậu đấy. Cứ đà này, tết năm nay sợ không có tiền mua sắm mà chơi tết"- anh Phương lo lắng.
Theo UBND phường Bình Định, vụ hoa tết lần này, trên địa bàn phường có tất cả 50 hộ dân tham gia và trồng được 60.000 chậu hoa cúc các loại, tập trung chủ yếu ở khối Vĩnh Liêm. Dù người trồng hoa đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhập các giống hoa cấy mô từ Đà Lạt, Hà Nội về trồng và xây nhà lưới bảo vệ, dùng đèn điện chiếu sáng vào ban đêm để điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển của hoa, nhưng việc thời tiết diễn biến quá bất thường đã gây thiệt hại lớn cho người trồng hoa.
Ông Nguyễn Anh Dũng- Chủ tịch UBND phường Bình Định cho biết: "Trong số 60.000 chậu cúc được bà con ở địa phương trồng để cung ứng cho thị trường hoa tết 2017, hiện có khoảng 50% số chậu hoa đã bị hư hỏng hoặc hoa không nở dịp tết do ảnh hưởng bởi các đợt mưa, lũ kéo dài vừa qua".
Theo ông Nguyễn Tấn Đức- Chủ tịch UBND xã Nhơn An, toàn xã có 5 thôn trồng mai với hơn 1.000 hộ dân chuyên canh hoa mai cảnh phục vụ dịp tết. Mỗi năm, tổng doanh thu của người dân xã Nhơn An từ mai tết khoảng 18 tỷ đồng. "Tuy nhiên, năm nay chắc chắn thu nhập từ mai tết của người dân sẽ giảm vì bị thiệt hại quá nặng nề do mưa lũ và ảnh hưởng của thời tiết. Hiện nay, nhiều chậu mai nở hoa sớm nhưng tình hình thị trường mai tết vẫn đang ổn định. Bà con đang khẩn trương bày bán phục vụ nhu cầu người dân, hy vọng vớt vát được đồng nào hay đồng đó để có cái tết sung túc"- ông Đức cho hay.
Theo Danviet
Trước Tết chục ngày cúc vẫn "điếc" không nở hoa, dân lo ngay ngáy Nhiều làng cúc tại Bình Định rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác sau 5 trận lũ liên tiếp "tấn công" vào cuối năm 2016. Trong khi đó, hiện nay do ảnh hưởng của thời tiết thất thường nên nhiều chủ vườn lo lắng vì cúc ra hoa không kịp Tết. Vì vậy, họ đang gắng gượng "thúc" hoa để vớt vát lại...