Hoa tam thất – Vị thuốc hạ huyết áp
Hoa tam thấy là một trong những vị thuốc có tác dụng giúp hạ huyết áp.
Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng ( hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính…
Với y học hiện đại, hoa tam thất có thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát và có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Thanh nhiệt: hoa tam thất có tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt); Bình can: (điều hòa chức năng của tạng can); Bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết; Chống viêm tấy, giảm đau, chữa trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương; Tốt cho hệ thần kinh như tác dụng an thần, trấn tĩnh, dễ ngủ và ngủ sâu giấc (chữa các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng); Chữa tăng huyết áp bởi hoa tam thất có tác dụng giáng áp (hạ huyết áp); Phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già; Làm tăng lực cụ thể như giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm; Ngăn ngừa, phòng chống bệnh như là kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
Hoa tam thất khô
Ngoài ra, còn có khả năng ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, cụ thể là tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u; Chữa các bệnh do thiếu máu lên não nhờ khả năng làm tăng cường máu lên não chữa các chứng bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng; Chữa nhĩ minh, nhĩ lung tức là chữa các chứng bệnh tai ù, tai điếc. Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
Chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; Tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan, hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp. Song còn tác dụng lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Cách sử dụng hoa tam thất trong trị liệu rất đơn giản: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng thì hãy thay ấm khác.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Những thực phẩm dễ gây tử vong nhất
Không phải thực phẩm nào ngon, bổ cũng tốt cho sức khỏe. Nếu không biết cách chế biến bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí tử vong.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là những thực phẩm được cảnh báo nên chú ý khi dùng:
Cá ngừ
Cá ngừ. Ảnh minh họa: Internet
Bản thân cá ngừ là loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, không có độc. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên có mặt trong các bữa ăn bởi những lợi ích mà nó mang lại: hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ gan, ngừa thiếu máu, thiếu sắt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim..
Tuy nhiên, cá ngừ thường bị nhiễm chất độc scombro có thể gây đau đầu hoặc bị chuột rút. Việc ăn cá ngừ bị ươn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người ăn bị ngộ độc, do chất đạm trong cá khi ương chuyển hóa thành chất độc.
Ngoài ra ăn cá ngừ cũng thường gây ra dị ứng do chất histamine được phóng thích trong cơ thể nhiều hoặc ngay trong cá có sẵn chất này khiến cho người ăn bị dị ứng.
Hãy cẩn trọng khi sử dụng loại cá này, vì theo kênh truyền hình CBS News (Mỹ) dẫn lời từ Viện Nghiên cứu đa dạng sinh học tại tiểu bang Maine cho biết có đến 84% lượng cá trên toàn thế giới chứa thủy ngân gây hại cho sức khỏe; trong đó cá ngừ thường có nồng độ thủy ngân vượt mức an toàn.
Ăn quá nhiều cá ngừ dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thủy ngân - nguyên tố có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn não và thận của con người.
Các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn cá ngừ bị ươn, người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, trước khi ăn cá ngừ nên thử một chút, nếu có biểu hiện bất thường thì không nên ăn.
Sứa biển
Sứa biển. Ảnh minh họa: Internet
Đây là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người, đặc biệt là những người sống xa biển. Tuy nhiên, việc chế biến món sứa không đúng cách sẽ gây ra ngộ độc và tai biến cho người ăn bởi trong sứa có chứa nhiều độc tố.
Để bảo đảm an toàn, phải ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc.
Táo
Ảnh minh họa: Internet
Táo là hoa quả được nhiều người ưa chuộng. Nó cung cấp nhiều ích lợi cho cơ thể chúng ta tuy nhiên hạt táo có chứa chất xyanua.
Nếu bạn ăn một hoặc 2 hạt, sẽ không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi bạn nhai hoặc nuốt một số lượng lớn hạt quả này, cơ thể sẽ hoàn toàn mất ý thức.
Theo các báo cáo khoa học, chất xyanua được coi là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg chất này, một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút.
Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Hàu
Hàu là loại thực phẩm giàu protein. Đối với trẻ nhỏ, từ 6 tháng tuổi trở đi là có thể ăn được đồ hải sản. Trong đó có hàu. Nguồn protein dồi dào có trong hàu đem lại nhiều lợi ích cho bé qua chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng, bé sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu ăn hàu sống hay hàu chưa chín kỹ.
Ăn hàusống hoặc hàu chưa nấu chín kỹ có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe những người mắc bệnh gan và người có hệ miễn dịch yếu như bé. gây ra viêm ruột, viêm dạ dày.
Trong hàu có chứa nhiều vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, mẹ cần tìm hiểu kĩ cách sơ chế và chế biến hàu để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nấm
Nấm. Ảnh minh họa: Internet
Nấm chứa nhiều dinh dưỡng, có mùi thơm, béo, mọc nhiều trong tự nhiên nên được dùng nhiều để chế biến món ăn hàng ngay.
Một số loại nấm an toàn và dùng thông dụng nhất như: nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm...
Tuy nhiên không phải nấm nào cũng đều an toàn và bổ dưỡng, một số loại nấm chứa chất độc gây ra các triệu chứng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Thậm chí có thể khiến người ăn tử vong sau khi ăn.
Vì vậy, theo Lao động, trước khi ăn bạn nên tìm hiểu, phân biệt để tránh dùng nấm chứa độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để phân biệt nấm độc là bằng mắt vì đa số chúng có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như trắng, vàng, xanh ô liu, tím... có cuống mập.
Theo SKGĐ
Rau má: Dùng không đúng cách có thể gây hại tế bào máu, gan, thận Rau má không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là một dược thảo, chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc. Gần đây xuất hiện thông tin cho rằng uống nước rau má thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng. Điều này khiến nhiều người hoang mang và...