Hoa sứ chữa huyết áp cao
Hoa sứ được trồng trong vườn nhà thường là để lấy bóng mát và cho hoa đẹp. Ngoài ra, loài cây này còn có công dụng chữa bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Điều cần lưu ý là dùng bài thuốc từ cây sứ phải có sự hướng dẫn của nhà chuyên môn.
Nhiều công dụng
Theo lương y Vũ Quốc Trung, cây hoa sứ còn có tên là cây đại, miễn chi, kê đảm tử… Hoa sứ thuộc họ trúc đào. Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh – từ vỏ của thân cây, vỏ của rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc là hoa sứ.
Toàn cây hoa sứ có chứa chất kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn mycobacterium tuberculosis.
Còn các bộ phận khác của cây này có những công dụng khác nhau, chẳng hạn như trong vỏ thân cây có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit; vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát, được dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 – 15 gr), nhuận tràng (dùng 3 – 5 gr), chữa táo bón…
Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, người bị tiêu chảy không nên dùng vỏ thân, vỏ rễ, mủ cây sứ – do tác dụng tẩy xổ mạnh và hơi độc. Dân gian thường dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Nhựa cây cũng dùng để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân.
Còn hoa thì có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp. Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ… Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi (hay sấy) khô để dành dùng dần. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp.
Bài thuốc ứng dụng thực tế
Video đang HOT
Theo lương y Vũ Quốc Trung, hoa sứ có nhiều loài (khoảng 40 loài) và có nhiều màu từ trắng, vàng, hồng đỏ. Và chỉ có loài hoa cánh trắng, điểm vàng mới có tác dụng làm thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay có dùng đến loài hoa sứ:
- Nếu bị ho do thời tiết thì dùng 12 gr hoa sứ khô (dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng), sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày.
- Với người có huyết áp cao, hằng ngày sử dụng từ 12 – 20 gr hoa sứ (đã phơi khô), đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.
- Nếu bị bong gân thì dùng một ít lá sứ tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ bị sưng, bong. Và dùng một ít lá tươi hơ trên lửa cho héo và đắp phía bên ngoài, sau đó lấy băng để băng giữ lại. Ngày đắp vài lần như vậy, làm trong vài ngày.
- Nếu bị mụn nhọt thì dùng lá sứ tươi giã nhuyễn đắp lên.
- Đau ở chân răng có sưng, thì dùng bộ phận vỏ của rễ sứ đem ngâm rượu (vài ngày), lấy rượu này ngậm (không được nuốt) rất hay.
Hiện nay có một số người thường đi nhặt hoa sứ khô, có thể là đem bán vì ở Đài Loan, Hồng Kông người ta kết hợp hoa sứ với một số loài hoa khác để làm bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Theo Thanh niên
Sai lầm chết người nhưng rất phổ biến khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể vô cùng.
Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm, nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.
Sai lầm chết người khi uống sữa đậu nành nhưng rất phổ biến.
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.
Riêng sữa đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol cũng như dị ứng. Thành phần chính trong sữa đậu nành là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu uống sữa không đúng cách, chẳng những bạn không hấp thu được các dưỡng chất trong sữa mà còn có hại cho sức khỏe. Vậy phải uống sữa như thế nào mới đúng? Cần tránh gì? Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn.
Uống cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chưa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ...để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic...có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không nên chỉ uống sữa đậu nành không
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa.
Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao...hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy.
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Theo Khỏe & Đẹp
Bài thuốc cho người hay uống rượu, gan nhiễm độc nặng Nếu ông xã bạn là người hay uống rượu bia, lâu ngày gan có biểu hiện nhiễm độc nặng, hãy dùng các bài thuốc từ cà gai leo để nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b'rongoon (Ba Na)....