Hoa Sen “rót” 10 tỷ USD xây dựng khu liên hợp luyện cán thép Cà Nà
Sáng nay 27/8, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Hoa Sen đã công bố dự án Khu liên hợp luyện cán Hoa Sen Cà Ná.
Dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận” với công suất 16 triệu tấn/năm đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 10 tỷ USD.
Theo đó, Tập đoàn Hoa Sen dự kiến triển khai Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ, công suất dự kiến đạt 16 triệu tấn/năm. Trong đó, phân kỳ 1 thuộc giai đoạn I của Dự án được thực hiện trong năm 2017-2018 dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019.
Mô hình dự án nhà máy luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná- Ninh Thuận
Dự án sẽ được triển khai 3 dự án thành phần bao gồm: Dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná; Dự án đầu tư Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná; Dự án đầu tư Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná. Dự kiến trong tương lai, Tập đoàn Hoa Sen sẽ triển khai một số Dự án sản xuất năng lượng tái tạo và xi măng nhằm tái sử dụng chất thải từ ngành công nghiệp thép, tạo ra những sản phẩm hữu ích và thân thiện với môi trường.
Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đã thành lập 5 công ty thành viên để triển khai các dự án, bao gồm: Công ty TNHH MTV đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV đầu tư khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp Quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV xi măng Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận và Tập đoàn Hoa Sen ký kết hợp tác đầu tư
Video đang HOT
Đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho biết, sẽ cam kết ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm thiểu tối đa tác động đối với môi trường thông qua các biện pháp: xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải đồng bộ, hiện đại; ứng dụng công nghệ tái sử dụng các chất thải để phục vụ các hoạt động của dự án và cộng đồng; xây dựng hệ thống hồ điều hòa chứa nước mưa và nước thải sau xử lý để tái sử dụng và tạo cảnh quan sinh học cho khuôn viên dự án; thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các đơn vị được ủy thác xử lý chất thải.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc đảm bảo môi trường trong công nghiệp luyện cán thép, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT CP Tập đoàn Hoa Sen khẳng định: “Hoa Sen cam kết bảo vệ môi trường tại mọi dự án mà Tập đoàn triển khai, yếu tố bảo vệ môi trường luôn được Tập đoàn đặt lên hàng đầu, trên tất cả. Nếu chúng tôi tạo ra bất kỳ sự cố môi trường nào tại các dự án của mình, chúng tôi sẽ tự nguyện đóng cửa nhà máy, bàn giao lại toàn bộ tài sản cho Chính phủ. Chúng tôi sẵn sàng ký cam kết với Chính phủ cũng như các tỉnh, thành phố có dự án của Hoa Sen về việc này”.
Lý giải về việc quyết định đầu tư dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná với số vốn đầu tư lên tới khoảng 10 tỷ đồng, ông Lê Phước Vũ cho rằng, trong bối cảnh ngành thép ở Việt Nam đang nhập siêu (6,6 tỷ USD/năm vào năm 2015), nhu cầu thép cán nóng, phôi thép ngày càng tăng cao thì việc xây dựng một nhà máy luyện cán thép công nghệ cao, thân thiện với môi trường nhằm tối ưu hóa khả năng cung ứng về thép cán nóng, phôi thép là một yêu cầu thiết yếu. Đó chính là lý do để Tập đoàn Hoa Sen quyết định đầu tư Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Hiện nay, Tập đoàn Hoa Sen đang chiếm 40% thị phần tôn và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, sở hữu hệ thống hơn 200 chi nhánh phân phối – bán lẻ trên cả nước, xuất khẩu sản phẩm tới 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2016 là cột mốc đánh dấu chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Tập đoàn Hoa Sen, dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn đạt khoảng 400 triệu USD, mức cao nhất kể từ trước tới nay.
“Bước sang giai đoạn mới, Tập đoàn Hoa Sen đã và đang xây dựng những chiến lược then chốt, nhằm đưa Tập đoàn lên một tầm cao mới thông qua các dự án, mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, dự án công nghiệp…Trong đó, Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận là một trong những dự án trọng điểm”, ông Lê Phước Vũ thông tin.
Theo_An ninh thủ đô
Hà Nội công khai danh sách 95 dự án đầu tư với số vốn lên tới 710.000 tỷ đồng
Tại Hội nghị Hà Nội 2016 - Hợp tác, Đầu tư và phát triển được tổ chức sáng nay, UBND TP. Hà Nội đã công khai danh mục các dự án Hà Nội dự kiến kêu gọi đầu tư với các nội dung thông tin cụ thê để các nhà đầu tư có thể đăng ký triển trai các thủ tục thực hiện đầu tư.
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị
Thứ nhất, danh mục các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) giai đoạn 2016 - 2020 (Đợt 1): Tập trung trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, y tế, khu công nghệ cao...
95 dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 710.000 tỷ đồng thuộc các danh mục như sau:
Thành phố đầu tư:
(1) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: 35 Dự án về đường sắt đô thị, các dự án giao thông trọng điểm, Dự án cầu qua sông Hồng và sông Đuống và các hạ tầng kỹ thuật khác. Tổng mức đầu tư là 331.955 tỷ đồng.
(2) Lĩnh vực hạ tầng xã hội: 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế. Tổng mức đầu tư là 4.947 tỷ đồng.
(3) Lĩnh vực nước sạch nông thôn: 12 dự án. Tổng mức đầu tư là 1.823 tỷ đồng.
Kêu gọi xã hội hóa:
(1) Lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ: 15 dự án. Tổng mức đầu tư: 15.150 tỷ đồng. Tập trung vào các dự án khu, cụm công nghiệp; dịch vụ, thương mại; xây dựng hệ thống trung tâm thương mại tập trung).
(2) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: 5 dự án (các bãi đỗ xe). Tổng mức đầu tư: 3.000 tỷ đồng.
(3) Lĩnh vực hạ tầng xã hội: 11 dự án về công viên, bệnh viện. Tổng mức đầu tư: 36.800 tỷ đồng.
(4) Lĩnh vực nhà ở: 10 dự án. Tổng mức đầu tư: 316.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ.
(5) Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao: 2 dự án. Tổng mức đầu tư: 500 tỷ đồng.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị
Cùng với việc công khai danh mục các dự án Hà Nội dự kiến kêu gọi đầu tư, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết sẽ triển khai mạnh mẽ các biện pháp để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, thông thoáng, hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện, là địa điểm đầu tư an toàn và thành công của các nhà kinh doanh.
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 36.900 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD, trong đó có 7 dự án FDI - tổng vốn đầu tư trên 15.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 700 triệu USD) và 16 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD), trong các lĩnh vực: viễn thông, hạ tầng đô thị, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế và dịch vụ thướng mại.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
26 trưởng phòng và 116 cấp phó ở Hà Nội bị tinh giản trong tháng 9? Dự kiến tháng 9, Hà Nội tiếp tục sắp xếp BQL dự án, giảm từ 70 BQL xuống còn 36 ban, qua đó tinh giảm trưởng phòng là 26 và phó trưởng phòng của các sở là 116. Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015 và triển khai kế hoạch cải cách hành chính 2016...