Hoa Sen (HSG) tái cấu trúc thành công, giá cổ phiếu tăng vượt đỉnh 1 năm
Lợi nhuận hồi phục ấn tượng sau giai đoạn thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ của Tập đoàn Hoa Sen, giúp giá cổ phiểu HSG bứt phá mạnh mẽ.
Dòng tiền tăng trước
Chiến lược tái cấu trúc của HSG tập trung thực hiện quyết liệt 4 giải pháp chính là: (1) tinh gọn chi nhánh để giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý; (2) giảm hàng tồn kho để giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu; (3) giảm dư nợ vay để giảm chi phí lãi vay; và (4) không chạy theo chiến lược cạnh tranh về giá mà tập trung vào các mặt hàng có biên lợi nhuận gộp cao để cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Nếu như cuối niên độ tài chính (NĐTC) 2017-2018 kết thúc vào ngày 30/9/2018 Hoa Sen có 470 chi nhánh thì đến nay chỉ còn lại hơn 53 chi nhánh cấp tỉnh quản lý 536 cửa hàng trực thuộc trên toàn quốc. Số chi nhánh đã giảm tới 88,7% trong thời kỳ này đã giúp giảm nhanh chi phí quản lý.
Thời điểm 30/9/2018 tồn kho của HSG là 6.607 tỷ đồng, chiếm 31,1% tổng tài sản thì đến ngày 30/9/2019 gỉảm còn 4.547,5 tỷ đồng, chiếm 26,4% tổng tài sản và đến ngày 31/3/2020 kết thúc 6 tháng đầu năm NĐTC 2019-2020 tồn kho chỉ còn 4.994,2 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng tài sản.
Bên cạnh đó, khoản phải thu và tài sản ngắn hạn cũng có dấu hiệu giảm mạnh từ 3.700 tỷ đồng về mức 2.277 tỷ đồng, tức giảm tỷ lệ từ 17,4% về 13,4% tổng tài sản. Như vậy, từ 30/9/2018 tới 31/3/2020 doanh nghiệp đã đẩy mạnh giảm tồn kho, tăng thu hồi nợ và kiểm soát tài sản ngắn hạn rất tốt.
Nhờ thế, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Hoa Sen đã tăng mạnh trở lại. Kết thúc NĐTC 2017- 2018, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 500 tỷ đồng thì kết thúc NĐTC 2018 – 2019 dòng tiền này lên tới 5.181 tỷ đồng và kết thúc 6 tháng đầu NĐTC 2019 – 2020 là 1.260 tỷ đồng.
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dồi dào đã giúp Hoa Sen liên tục giảm nợ vay. Trong thời gian nói trên, dư nợ từ 14.341,8 tỷ đồng, giảm xuống 9.692,6 tỷ đồng và 8.586,5 tỷ đồng, giảm tới hơn 5.755 tỷ đồng nợ vay, tương ứng mức giảm trên 40% dư nợ.
Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu tương ứng giảm từ mức rất cao 278,4% xuống còn 147%,. Tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản giảm từ 67,5% về mức 50,6%.
Video đang HOT
Lợi nhuận theo sau
Nhờ tái cơ cấu hiệu quả, dòng tiền của HSG tăng trước, lợi nhuận theo sau. Bước sang NĐTC 2019- 2020, không chỉ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mà lợi nhuận của HSG cũng bắt đầu bùng nổ trở lại. Trong 6 tháng đầu niên độ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 12.364 tỷ đồng, lợi nhuận là 382,1 tỷ đồng lần lượt giảm 14,5% và tăng 228,4% so với cùng kỳ NĐTC 2018 – 2019.
Kết quả kinh doanh của HSG cải thiện qua các NĐTC
Lợi nhuận tăng mạnh mẽ trong khi doanh thu giảm nhẹ là do biên lợi nhuận gộp tăng mạnh mẽ. Biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm NĐTC 2018-2019 từ 9,6% đã tăng gần gấp đôi đạt tỷ lệ 16,4% trong 6 tháng đầu NĐTC 2019-2020. Hiệu quả đạt được nhờ HSG thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, tập trung kinh doanh các mặt hàng có biên lợi nhuận gộp cao mà không chạy theo các sản phẩm chịu áp lực cạnh tranh về giá.
Xem xét biên lợi nhuận ròng cũng có sự tăng vượt bậc từ 0,8% trong 6 tháng NĐTC trước lên mức 3,1% của 6 tháng đầu NĐTC 2019-2020. Đây là hệ quả tất yếu khi thực hiện thành công chiến lược tái cơ cấu như nói trên là gỉảm nợ vay, giảm hàng tồn kho giúp giảm chi phí lãi vay, giảm chi nhánh trực thuộc giúp giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Mới nhất, HSG tiếp tục công bố kết quả tháng 4 rất khả quan với doanh thu 2.233 tỷ đồng, lợi nhuận 90 tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng đầu NĐTC 2019 – 2020 , HSG đạt doanh thu là 14.597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 472 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu và 118% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tháng 4 là tháng giãn cách xã hội, nhưng kết quả kinh doanh của HSG rất khả quan giúp nhà đầu tư kỳ vọng triển vọng lợi nhuận trong các tháng cuối niên độ tài chính khi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cả nước hồi phục.
HSG vượt đỉnh giá 1 năm, phá vỡ đường xu hướng giảm giá dài hạn
Mặc dù chỉ số VNIndex và cổ phiếu HSG cùng tạo đáy ngày 01/4/2020 nhưng sức mạnh tăng giá khi thị trường hồi phục lại hoàn toàn không giống nhau. Nếu như chỉ số VNIndex chỉ bật tăng từ đáy 680 điểm lên 827 điểm ngày 15/5/2020, tức tăng 21,6% và thanh khoản chỉ có dấu hiệu cải thiện nhẹ thì cổ phiếu HSG đã hút dòng tiền mạnh mẽ, tăng từ 4.600 đ/cp lên 8.900 đ/cp, tức tăng 93% với thanh khoản tháng 3 trung bình là 3,73 triệu cổ phiếu/phiên, tháng 4 là 6,772 triệu cổ phiếu/phiên và đầu tháng 5 là 9,55 triệu cổ phiếu/phiên.
Biểu đồ cổ phiếu HSG theo ngày đến 15/5/2020
Biểu đồ phân tích kỹ thuật theo ngày của cổ phiếu HSG cho thấy giá đã vượt đỉnh 1 năm một cách chắc chắn với nhiều phiên giao dịch khớp lệnh với khoảng trống tăng giá (gap up) với khối lượng khớp lệnh lớn.
Ngày 22/4/2020, HSG công bố ước lợi nhuận sau thuế hợp nhất qúy 2 NĐTC 2019-2020 là 200 tỷ đồng đã tạo ra 2 phiên tăng trần liên tiếp vào ngày 23 và 24/4/2020, giá đã vượt SMA 200 ngày một cách dứt khoát với khoảng trống tăng giá lớn và khối lượng 2 phiên là 23 triệu cổ phiếu
Sau đó, ngày 12/5/2020, HSG công bố ước lợi nhuận sau thuế hợp nhất tháng 4/2020 là 90 tỷ đồng thì giá có thêm động lực mới, tiếp tục tăng trần 2 phiên liên tiếp vào ngày 12 và 13/5/2020, vượt đỉnh giá 8.500 đ/cổ phiếu của năm 2019, với khoảng trống tăng giá lớn và khối lượng 2 phiên là 26 triệu cổ phiếu, cao nhất từ khi niêm yết đến nay.
Biểu đồ cổ phiếu HSG theo tuần đến 15/5/2020
Biểu đồ phân tích kỹ thuật theo tuần cũng cho thấy giá cổ phiếu HSG đã chính thức vượt qua đường xu hướng giảm giá dài hạn với khối lượng tích lũy lớn và đang bắt đầu bước vào pha hồi phục dài hạn. Dự báo mục tiêu tiếp theo của giá cổ phiếu HSG hướng tới là vùng giá 12.000 – 13.000đồng/cổ phiếu là đỉnh giá năm 2018, tương ứng với vùng Fibonacci 38,2% dài hạn và giá trị sổ sách 13.800 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, sau năm 2018 và 2019 khi mọi thông tin xấu từ hoạt động kinh doanh đều đã phản ảnh vào đà lao dốc của cổ phiếu HSG, giới đầu tư đang bắt đầu nhận thấy quá trình tái trúc đang diễn ra đúng hướng tại HSG và bắt đầu đặt kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng thông qua hành động mua vào cổ phiếu HSG.
Gần 14 triệu cổ phiếu Hoa Sen đổi chủ
Thi trương chứng khoán Việt Nam bước sang phiên tăng điểm thứ 6 liên tục với thanh khoản duy trì ở mức cao. Cổ phiếu của Hoa Sen hôm nay dẫn đầu về khối lượng giao dịch.
Áp lực điều chỉnh mạnh diễn ra ở đầu phiên 12/5 khi lực bán chốt lời diễn ra ở một số mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, về gần cuối phiên, áp lực bán có phần suy yếu và lực cầu mạnh hơn đã giúp cho VN-Index giữ nhịp tăng điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch 12/5, VN-Index dừng ở 835 điểm, tăng 0,8%. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua khi trên sàn HoSE, 231 mã tăng so với 132 mã giảm điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường tăng điểm hôm nay. 3/5 mã tác động tích cực nhất lên VN-Index là VCB (Vietcombank), CTG (Vietinbank) và TCB (Techcombank) với mức tăng 1-2%.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE gần 5.800 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh đạt 5.040 tỷ đồng. Dòng tiền hôm nay có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Chỉ số đại diện nhóm midcap và smallcap lần lượt tăng 2,4% và 1,2%, cao hơn mức tăng 0,7% của VN30-Index.
Đứng đầu về khối lượng giao dịch trên thị trường phiên 12/5 là Hoa Sen (mã chứng khoán HSG) với 13,9 triệu cổ phiếu đổi chủ, tăng vọt so với thanh khoản trung bình hơn 5,2 triệu đơn vị chuyển nhượng mỗi phiên từ đầu năm. HSG hôm nay tăng trần lên mức 8.440 đồng. So với mức đáy cuối tháng 3, mã này đã tăng 95%.
Cổ phiếu Hoa Sen tăng trần phiên 12/5. Ảnh: VNDS.
Cổ phiếu công ty của ông Lê Phước Vũ diễn biến tích cực sau thông tin tập đoàn này ước đạt lợi nhuận sau thuế 90 tỷ đồng trong tháng 4. Theo đó, lợi nhuận lũy kế của Hoa Sen sau 7 tháng (doanh nghiệp áp dụng niên độ tài chính bắt đầu từ tháng 10) đạt 472 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu lợi nhuận 400 tỷ của cả năm tài chính 2020.
Khối ngoại đem lại tín hiệu vui cho thị trường khi mua ròng gần 70 tỷ đồng trên cả 3 sàn sau phiên bán ròng mạnh hôm qua. Các mã được khối ngoại xuống tiền nhiều nhất là VNM (Vinamilk) - 155 tỷ, VCB - 70 tỷ, VPB (VPBank) - 58 tỷ.
"Đà tăng của thị trường càng được củng cố khi Ngân hàng Nhà nước lần thứ hai trong năm giảm một loạt lãi suất điều hành. Mặc dù có nhịp rung lắc trong phiên sáng nhưng thị trường đã nhanh chóng vượt qua trong phiên chiều nhờ các tin hỗ trợ", MBS nhận định về phiên giao dịch hôm nay.
Theo chuyên gia phân tích của công ty, các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục ủng hộ xu hướng tăng của thị trường. Nếu không có biến động lớn trong các phiên tiếp theo, thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ vượt đỉnh kháng cự 860-880 điểm.
Trong khi đó, KBSV cho rằng VN-Index sẽ trải qua diễn biến rung lắc, điều chỉnh sau khi đã có một nhịp bứt phá từ đáy. Dù vậy, với xung lực tăng điểm đang khá mạnh, thể hiện qua độ dốc lớn, nhịp điều chỉnh trước mắt mới chỉ mang tính T và nhiều khả năng thị trường sẽ còn một nhịp hồi phục test/vượt đỉnh sau đó.
Tại các thị trường châu Á, xu hướng chung hôm nay là giảm điểm. Chỉ số đại diện các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong đều đi xuống với mức giảm 0,1%-1,4%.
Hoa Sen (HSG) báo vượt chỉ tiêu cả năm, cổ phiếu kịch trần với thanh khoản đột biến Trên sàn, tình hình kinh doanh cải thiện đang mang lại tín hiệu giao dịch tích cực cho HSG. Tính từ tháng 4/2020, mã HSG đã tăng gấp đôi thị giá lên 8.440 tỷ đồng/cp. Phiên 15/3, HSG đang kịch trần với lượng giao dịch đột biến, ~14 triệu cổ phiếu/phiên. CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố ước KQKD tháng...