Hóa ra đây là mẹo giặt ủi vừa nhanh vừa sạch mà các khách sạn 5 sao ít khi tiết lộ
Thay vì sử dụng nước xả vải, các khách sạn hay cho giấm trắng để khăn tắm vừa mềm, vừa bền lâu.
Không nhồi nhét quá nhiều trong một lần giặt
Chỉ nên để máy giặt hoạt động 80% công suất, nếu bạn bỏ quá nhiều quần áo, máy giặt sẽ không đủ chỗ trống để có thể giặt sạch các vết bẩn ở các nếp gấp. Mặt khác, nếu bạn cho quá ít, quần áo cũng có thể dễ bị nhàu nát, hư hỏng.
Nhiệt độ 40 đến 60 độ C được coi là tối ưu để khử trùng vải và loại bỏ bụi bẩn. Giặt bằng nước lạnh không làm tiêu tan vi khuẩn và bụi trên khăn trải giường và khăn tắm, trong khi nước nóng có thể làm hỏng vải.
Nước xả vải
Nước xả vải hóa học sử dụng lâu ngày có thể khiến khăn tắm nhanh xơ và cứng. Để tránh vấn đề này, nhân viên khách sạn sử dụng giấm trắng. Cách đơn giản là chỉ cần thêm 1 cốc giấm trong khi giặt để làm mềm vải và loại bỏ vết bẩn.
Để loại bỏ vết bẩn do dầu mỡ, rắc lên trên đó một chút tinh bột. Sau đó, chỉ cần giặt lại bình thường.
Dấu vết của nước ép cà chua hoặc nước sốt có thể dễ dàng biến mất nhờ dầu xịt chống rỉ sét và bôi trơn WD-40. Xịt nó lên trên vết bẩn, và để yên trong 5-10 phút trước khi giặt lại bằng nước lạnh.
Để loại bỏ vết bẩn do mồ hôi khỏi đồ màu trắng, các khách sạn giặt ở nhiệt độ nước khoảng 40 độ C, sau đó giặt lại lần nữa với thuốc tẩy.
Để loại bỏ vết bẩn do cà phê và rượu vang, ngâm quần áo trong nước muối, sau đó giặt lại bằng nước sạch.
Những vết ố vàng trên quần áo trắng và mùi hôi khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất nhờ baking soda. Các khách sạn đều hay thêm một nửa chén baking soda vào bột giặt.
Video đang HOT
Sấy khô
Các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế sấy quá khô và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bạn phải sử dụng máy sấy, đặt một quả bóng tennis bên trong để làm cho khăn tắm, ga giường,…mềm mại hơn.
Theo Khám Phá
Trời mưa nhiều, giặt và phơi phải biết những mẹo này thì quần áo mới nhanh khô
Những ngày mưa dầm dài ngày, quần áo ẩm ướt và hôi hám sẽ không còn là mối lo ngại nữa nếu chị em "bỏ túi" ngay những mẹo hay giúp quần áo nhanh khô dưới đây.
Thời tiết ẩm ướt, mưa to và kéo dài nhiều ngày khiến cho quần áo lâu khô, ẩm ướt và có mùi hôi. Nguy hiểm hơn, điều đó sẽ tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của gia đình.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ hữu ích giúp chị em "đối phó" với tình trạng này, để quần áo luôn khô thoáng, sạch sẽ và thơm tho những ngày mưa.
1. Mẹo giặt quần áo ngày mưa
Chỉ cần một vài lưu ý nhỏ khi giặt quần áo vào những ngày mưa, ẩm ướt dưới đây, quần áo của gia đình bạn cũng có thể khô nhanh và thơm tho hơn so với cách giặt thông thường.
Trước khi giặt
Quần áo bẩn không nên để chất đống mà thay vào đó nên được giặt càng sớm càng tốt, kể cả trời nắng hay mưa.
Vào những ngày mưa nhiều, điều kiện thời tiết ẩm ướt do bẩn càng khiến cho vi khuẩn nảy nở và phát triển nhanh hơn, đây cũng là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu cho quần áo.
Vì vậy, trước khi giặt quần áo, bạn luôn phải nhớ vệ sinh và lau rửa máy giặt sạch sẽ, tránh để tích tụ vi khuẩn. Quần áo bẩn cũng không nên để chất đống mà thay vào đó nên được giặt càng sớm càng tốt, kể cả trời nắng hay mưa.
Giặt quần áo vào sáng sớm
Giặt quần áo vào sáng sớm giúp quần áo nhanh khô hơn.
Thông thường, chị em thường giặt quần áo vào cuối ngày, khi mọi công việc bận rộn trong ngày đã hoàn thành xong mà không biết rằng thời điểm đó không hề phù hợp do quần áo sẽ không có đủ thời gian để được phơi khô. Vì vậy, thời điểm lý tưởng nhất để giặt quần áo là vào sáng sớm, lúc này trời cũng ít ẩm hơn nên quần áo sẽ nhanh khô và không bị ẩm ướt.
Không giặt quá tải quần áo
Nhiều người thường có thói quen "tiện tay" nên giặt quá nhiều quần áo vào một lần giặt. Điều này không chỉ khiến cho máy giặt bị quá tải, không thể giặt sạch hiệu quả và vắt khô toàn bộ quần áo, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến máy giặt bị giảm tuổi thọ đáng kể.
Giặt quá nhiều quần áo không chỉ khiến cho máy không thể giặt sạch hiệu quả và vắt khô toàn bộ quần áo, mà còn khiến nó nhanh hỏng.
Vì vậy khi giặt quần áo vào mùa mưa, bạn nên chia nhỏ số lượng quần áo ra thành từng mẻ nhỏ, khi giặt máy giặt sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giúp làm sạch cũng như vắt khô quần áo trở nên nhanh và dễ dàng hơn. Khi giặt tay bạn cũng nên áp dụng cách này, và lưu ý ưu tiên giặt trước đối với những bộ đồ quan trọng.
Giặt quần áo bằng nước ấm
Bạn đã bao giờ thử giặt quần áo bằng nước ấm thay vì nước lạnh thông thường chưa? Nếu chưa thì hãy "thử nghiệm" ngay với mẻ quần áo bạn đang chuẩn bị giặt để "mục sở thị" kết quả bất ngờ.
Sau khi giặt quần áo xong, hãy ngâm quần áo vào trong chậu nước nóng khoảng 60 độ, sau đó vắt khô và phơi như bình thường. Đối với máy giặt, bạn có thể chọn chế độ giặt với nhiệt độ cao. Nước nóng sẽ bốc hơi nhanh hơn và làm quần áo nhanh khô hơn vào những ngày thời tiết mưa, ẩm.
Sử dụng nước xả vải
Ngay cả vào những ngày không mưa thì việc sử dụng nước xả vải sau khi giặt quần áo cũng rất cần thiết, đây có thể được coi là một loại "nước thần" thấm sâu vào trong các thớ vải, giúp cho quần áo của bạn và gia đình được thơm lâu hơn, tránh được những mùi ẩm mốc, khó chịu do vi khuẩn.
Một số loại nước xả vải chuyên biệt còn có khả năng kháng khuẩn và làm khô quần áo nhanh hơn.
Sau khi giặt máy hoặc giặt tay quần áo, hãy ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10-15 phút, sau đó vắt khô và phơi như bình thường. Nước xả vải không chỉ giúp quần áo được thơm tho mà một số loại nước xả vải chuyên biệt còn có khả năng kháng khuẩn và làm khô quần áo nhanh hơn.
2. Một số lưu ý khi phơi quần áo ngày mưa
Những nhà có khoảng sân với diện tích rộng và điều kiện thoáng mát hãy tranh thủ bất kỳ lúc nào trời có nhiều gió hoặc hửng nắng đem quần áo ra phơi ngay. Nếu không, hãy luôn đảm bảo rằng chỗ bạn phơi quần áo phải có đủ không gian, thoáng đãng, không ẩm ướt hay có mùi hôi hoặc mùi thức ăn.
Phơi ngược quần áo và phơi bằng kẹp
Thông thường quần áo hay được phơi trên móc đúng chiều, tuy nhiên, một mẹo nhỏ khi phơi giúp quần áo nhanh ráo nước và mau khô hơn đó là phơi ngược chiều quần áo. Hãy vuốt quần áo phẳng phiu rồi kẹp quần áo ngược chiều lên dây phơi, lưu ý dây phơi phải luôn sạch sẽ, tránh tình trạng gây vết ố bẩn trên quần áo.
Phơi ngược chiều giúp quần áo nhanh ráo nước và mau khô hơn.
Thay vì sử dụng móc quần áo, khi phơi những chiếc quần bò, quần âu nên dùng kẹp quần áo, kẹp ngược ống quần lên dây phơi, để phần thắt lưng và miệng túi quay xuống dưới. Cách làm này sẽ giúp quần được nhanh khô hơn rất nhiều mà không bị hỏng mất dáng quần.
Trải rộng bề mặt quần áo và không phơi sát nhau
Khi phơi quần áo các bạn lưu ý không nên phơi quá sát nhau, tránh trường hợp quần áo đè lên nhau và càng lâu khô. Quần áo được phơi cũng nên được trải rộng rồi vắt lên dây phơi, khi đó quần áo sẽ khô nhanh hơn nhiều.
Một lưu ý cũng rất quan trọng đó là bạn không nên giặt quần áo vào buổi tối rồi sáng hôm sau mới phơi quần áo. Việc này sẽ chỉ khiến cho quần áo thêm "bốc mùi", lâu khô và còn khiến vi khuẩn "hoành hành" mạnh mẽ hơn, đặc biệt vào những ngày mưa.
Phơi quần áo trong nhà
Nên phơi quần áo ở gần cửa sổ hoặc có thể dùng đinh để nối hai đầu sợi dây thép lại với nhau và phơi trong nhà.
Nếu nhà bạn không có một khoảng sân đủ rộng, hãy lựa chọn phơi quần áo trong nhà. Tuy nhiên cần lựa chọn nơi phơi quần áo hợp lý, tránh gần nhà bếp hoặc nhà vệ sinh, nên phơi gần cửa sổ hoặc có thể dùng đinh để nối hai đầu sợi dây thép lại với nhau và phơi trong nhà.
3. Sấy, là và bảo quản quần áo ngày mưa
Là (ủi) đồ trước khi mặc vừa giúp dáng quần áo đẹp hơn mà còn triệt tiêu tối đa độ ẩm còn giữ trên vải trong quá trình lưu trữ, loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên quần áo khiến quần áo thơm tho và sạch sẽ hơn.
Nếu có điều kiện, chị em hãy sắm ngay một chiếc máy sấy quần áo, hoặc máy giặt có chế độ sấy. Đây sẽ là "trợ thủ đắc lực" giúp bạn có được những bộ quần áo được thơm tho bất kể thời tiết nắng, mưa khó chịu.
Là (ủi) đồ trước khi mặc vừa giúp dáng quần áo đẹp hơn mà còn triệt tiêu tối đa độ ẩm còn giữ trên vải trong quá trình lưu trữ.
Vào những ngày mưa phùn, mưa rào kéo dài, quần áo sẽ rất khó để khô. Tuy vậy, bạn cũng không nên sốt ruột mà cất quần áo vẫn còn hơi ẩm vào tủ, quần áo sẽ bị mốc gây mùi khó chịu và nhanh hỏng. Thay vào đó để giữ quần áo được bền và loại bỏ hết các loại vi khuẩn, ẩm mốc bạn nên phơi cho đến khi quần áo khô hẳn hoặc sấy cho thật khô trước khi cất vào tủ.
Ngoài ra, tủ quần áo nên được đặt ở nơi thoáng mát, rộng rãi, khô ráo, trong tủ nên có túi thơm hoặc viên chống ẩm cho quần áo.
Theo Khám Phá
Ghế sofa, rèm cửa kiểu gì cũng sạch như mới nhờ mẹo làm sạch cực nhanh mà dễ Việc vệ sinh bộ ghế sofa bằng da, bằng vải,.. hay rèm, màn cửa bất kỳ chất liệu nào giờ đây sẽ chẳng còn là nỗi lo của chị em nội trợ nữa. Phòng khách gần khu vực cửa ra vào, là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn "xâm nhập", khiến cho bộ ghế sofa cũng như đồ nội thất nhanh bám...