Hoa quả tươi lâu nhờ… thuốc bảo vệ thực vật chỉ 25.000 đồng
Hoa quả tươi lâu trong khoảng thời gian dài là do người trồng, người bán sử dụng một loại chất với giá mua rẻ chỉ 25.000 đồng.
Trên thị trường thực phẩm hiện nay, hoa quả được bày bán với các chủng loại đa dạng, màu sắc khá bắt mắt. Tuy nhiên, nhiều loại quả lại giữ được vẻ tươi ngon trong khoảng thời gian dài. Trong khi trên thực tế, thời gian bảo quản một số loại quả chùm như vải, nhãn chỉ kéo dài 3-4 ngày. Táo, lê có thời gian bảo quản lâu hơn nhưng không thể tươi từ 5-6 tháng trong điều kiện bình thường.
TS Phạm Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Rau quả sau thu hoạch – cho biết: “Chuyện hoa quả để cả tháng, thậm chí đến 5-6 tháng mà không hỏng là chuyện bất bình thường. Đặc tính của rau quả sau khi được thu hoạch là chỉ có thời gian bảo quản nhất định. Thời gian đó còn phụ thuộc vào các loại hoa quả khác nhau, đồng thời phụ thuộc của nguồn gốc, xuất xứ từng loại. Điều đó cho thấy, hoa quả đã được tác động với mục đích diệt trừ nấm, sâu bệnh. Tác động này lại ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của quả, làm đặc tính bị biến đổi”.
Bất ngờ hơn, loại chất được dùng để bảo quản hoa quả chỉ có giá rẻ 25.000 đồng. Chất bảo quản có hai dạng gồm: dạng nước và dạng bột. Theo những người bán hàng, cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần pha với nước là có thể phun lên trái cây để giữ độ tươi lâu. Tuy nhiên, đây lại là những thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật.
Video đang HOT
Theo P.V (VTV)
Rau muống, bắp chuối "ăn" hóa chất
Bên cạnh rau muống bào ngâm hóa chất, cơ quan chức năng còn phát hiện bắp chuối bào bị nhúng chất tẩy trắng.
Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM vừa tổ chức thanh tra đột xuất việc sử dụng hóa chất nhuộm màu, chất bảo quản, chất tẩy trắng đối với nhóm sản phẩm bào (rau muống bào, bắp chuối bào) tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn gồm Hóc Môn, Bình Điền và Thủ Đức.
Theo đó, cả ba chợ đều có kinh doanh rau muống bào sẵn và rau muống bỏ lá. Tại các chợ này, Chi cục Bảo vệ thực vật đã lấy 7 mẫu rau muống bào (4 mẫu có nguồn gốc từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi; còn lại ở Hóc Môn, Thủ Đức và quận 12) để kiểm tra các chỉ tiêu về kim loại nặng và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, 2 mẫu lấy tại chợ Thủ Đức có kết quả không tồn dư kim loại nặng nhưng lại phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật nhóm Dithiocarbamates với hàm lượng 0,06 mg/kg (mẫu nguồn gốc quận Thủ Đức) và hàm lượng 0,072 mg/kg (mẫu nguồn gốc quận 12).
Không chỉ rau muống, cơ quan chức năng còn phát hiện bắp chuối bào cũng được nhúng chất tẩy trắng. Trong ảnh: Rau muống và bắp chuối bào bán tại chợ đầu mối ở TP HCM
Riêng tại chợ Bình Điền (quận 8), Đoàn thanh tra nhận thấy có hoạt động bào bắp chuối bằng máy. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 2 cơ sở sản xuất bắp chuối bào có lưu trữ hóa chất (bột màu trắng không rõ nguồn gốc) và khai nhận sử dụng hóa chất này pha loãng với nước để ngâm bắp chuối bào. Hai cơ sở bào bắp chuối khác thì sử dụng chất bảo quản (Sodium Metabisulfite - E 223) nhưng chứng minh được nguồn gốc phụ gia sử dụng.
Đoàn thanh tra đã lấy 12 mẫu, bao gồm 6 mẫu bắp chuối bào (đã ngâm hóa chất), 3 mẫu nước có sử dụng hóa chất (bột màu trắng) và 3 mẫu hóa chất (bột màu trắng) gửi kiểm nghiệm chỉ tiêu chất tẩy trắng và đang chờ kết quả phân tích để xử lý tiếp theo.
Trước đó, trong thời gian từ ngày 7-9 đến 15-9, Phòng Cảnh sát Môi trường (PC 49) - Công an TP HCM đã phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật và chính quyền địa phương phát hiện 3 hộ tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi có sử dụng hóa chất nhuộm màu xanh không rõ nguồn gốc pha loãng vào nước để nhúng rau muống sau khi đã làm sạch và bào nhuyễn. Toàn bộ tang vật, khoảng 1,4 tấn rau muống bào ngâm hóa chất, đã được tổ chức tiêu hủy tại bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Căn cứ vào lời khai của 3 hộ sản xuất rau muống bào tại xã Bình Mỹ, Đoàn liên ngành đã làm việc với bà Nguyễn Thị T. (đường Tô Ngọc Vân, phường 15, quận Gò Vấp) và bà này thừa nhận bán hóa chất cho 3 hộ trên để kiếm lời. Cùng thời điểm, đoàn kiểm tra đã phát hiện một hộ đang sản xuất rau muống bào gần đấy. Khi phát hiện người lạ, bà Nguyễn Thị Sự (chủ cơ sở) nhanh chóng đổ thau rau muống bào đang ngâm trong nước có pha chất màu xanh và chai hóa chất màu xanh. Tuy nhiên, Đoàn liên ngành đã kịp chụp hình và giữ lại chai hóa chất còn một ít dung dịch màu xanh (khoảng 0,5 ml). Bà Sự khai nhận có biết việc các "đồng nghiệp" ở xã Bình Mỹ bị xử lý vì dùng hóa chất màu xanh ngâm rau muống bào nhưng vẫn làm.
Sau đó, Chi cục QLTT TP HCM đã có văn bản báo cáo vụ việc với UBND TP, đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng như: tổ chức kiểm tra nhanh tại ruộng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhớt và hóa chất ở điểm sơ chế; tăng cường giám sát 2 lần/tuần các hộ trồng rau muống... Trên cơ sở báo cáo, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã có văn bản khẩn gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp kiểm soát thực phẩm bẩn, độc hại và báo cáo UBND TP trong 10 ngày làm việc.
Chưa phát hiện hóa chất trong giá đỗ Trong tháng 9, Đoàn liên ngành gồm Chi cục Bảo vệ thực vật TP HCM, PC49 phối hợp với chính quyền địa phương đã kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ của ông Nguyễn Văn Thành (tổ 12, ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn). Tại đây, ông Thành sử dụng đậu xanh nhập khẩu để sản xuất giá đỗ, đoàn không phát hiện hóa chất liên quan đến sản xuất giá đỗ nên đã lấy mẫu kiểm tra thành phẩm. Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Nam đã không phát hiện tồn dư Cytokinin (một hoạt chất giúp giá đỗ ngắn, không có rễ).
Theo_24h
Cái chết rình rập: Người Việt hại nhau chỉ vì tiền Theo các chuyên gia, thực phẩm bẩn là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội, là khởi nguồn của sự tệ hại, vì đồng tiền mà sinh ra lòng tham, sự vô cảm. Hậu quả, cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình. "Thần chết" hiện lên trong mâm cơm Tại diễn đàn "Đón sóng thực phẩm sạch"...