Hoa quả phục vụ Tết tăng mạnh
Hôm nay 30/1 (tức ngày 28 tháng Chạp Âm lịch), mới sáng sớm nhưng người đi mua sắm đã rất đông.
Nhìn chung thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần khá dồi dào, giá các mặt hàng rau củ, thịt bò, gà, lợn, thủy sản… có tăng nhẹ. Riêng mặt hàng hoa quả tươi thì giá tăng gấp lần so với mấy ngày trước.
Người dân chọn mua hoa quả tại chợ đầu mối phía Nam. Ảnh tư liệu: Phương Anh/TTXVN
Dạo qua một số chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Hàng Bè, Nguyễn Công Trứ, Mùng 8/3, Kim Liên, Dốc Đề… cho thấy, nguồn cung rau xanh, thịt, cá khá phong phú và đầy đủ. Các gian hàng bánh kẹo, giỏ quà Tết cũng được trưng bày bắt mắt, sang trọng với mức giá cả phải chăng.
Bác Nguyễn Thị Liên, ở phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho hay, nguồn hàng Tết được cung cấp năm nay tương đối đầy đủ, dồi dào. Mặc dù, cận Tết nhưng các mặt hàng thực phẩm tươi sống vẫn đầy đủ và giá có tăng nhẹ.
Nhưng riêng mặt hàng hoa quả thì tăng mạnh, thậm chí tăng gấp đôi so với vài ba hôm trước.
Chị Phạm Thị Hương, chủ cửa hàng hoa quả tại chợ Mùng 8/3 cho biết, do năm nay bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoa quả tươi nhập khẩu vận chuyển khó khăn, cước phí vận chuyển hàng hóa cũng tăng khiến giá thành cũng tăng lên. Đặc biệt, do dịch bệnh nhiều chủ cửa hàng cũng không dám nhập nhiều, chỉ nhập hàng cầm chừng nên cũng khiến giá tăng.
Video đang HOT
Trên thị trường giá các mặt hàng trái cây tươi tăng mạnh như táo xanh trước có 75.000 đồng/kg nay 160.000 đồng/kg, xoài trước có 55.000 đồng/kg nay 80.000 đồng/kg, na Đài Loan (Trung Quốc) trồng tại Việt Nam trước 75.000 đồng/kg nay 120.000 đồng/kg, cau tươi cũng 15.000-20.000 đồng/quả, giá roi đỏ ở mức 40.000 đồng/kg đến 50.000 đồng/kg; cam canh ở mức 70.000 đồng/kg đến 90.000 đồng/kg, táo lê 90.000 đồng/kg…
Riêng giá quả phật thủ cũng tùy loại quả to và bé, tùy thuộc tai và tay ôm quả; trong đó, loại quả to đẹp ở mức 150.000 đồng/quả đến 200.000 đồng/quả, với quả có thêm cành lá thậm chí có giá 250.000 – 300.000 đồng/quả.
Giá thịt lợn hôm nay cũng tăng hơn so với ngày trước đó từ 10.000 đồng/kg đến 20.000 đồng/kg và hiện đang ở mức 100.000 đồng đến 165.000 đồng/kg tùy loại. Cụ thể, sườn non từ 155.000 đồng/kg tăng lên 165.000 đồng/kg, ba rọi, nạc vai phổ biến ở mức 140.000 đồng đến 150.000 đồng/kg, nạc thăn từ 130.000 đồng/kg lên thành 140.000 đồng/kg.
Tương tự, đối với mặt hàng thịt bò, giá cả cũng nhích lên. Thịt bò thăn, phi lê, dẻ sườn… đều tăng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg và đang phổ biến trong khoảng 250.000 đồng/kg đến 320.000 đồng/kg tùy loại; trong đó, giá thịt gầu bò ở mức 250.000 đồng/kg, thịt bò phi lê 320.000 đồng/kg.
Giá gà ta cũng đang bắt đầu tăng và đang ở mức 140.000 – 150.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg – 30.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây khoảng 2 tuần. Giá giò lụa ở mức 200.000 đồng/kg, giò bò 250.000 đồng/kg, không tăng so với ngày thường.
Năm nay, giá hoa ở mức khá cao, hoa lay ơn đầu vuông 250.000 đồng/chục, lay ơn đầu nhọn 200.000 đồng/chục; đào rừng 1 triệu/cành, đào thường 200.000 đồng đến 300.000 đồng/cành tùy loại; trong khi đó, đào thế uốn hình rồng có giá từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng/cành; hoa ly loại 5 tai có giá 45.000 đồng/cành; hoa cúc vàng có giá 7.000 đồng/bông; hoa hồng phổ biến ở mức 10.000 bông đến 15.000 đồng/bông, tuy nhiên, những bông hoa hồng lộc có giá 30.000 đồng/bông.
Chị Hoàng Kim Oanh ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng cho biết, mấy hôm trước chị có mua cành đào nhỏ để bày trên ban thờ giá chỉ 70.000 đồng, hôm nay giá 130.000 đồng. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên ở một số chợ truyền thống khác, giá hoa đào cầm tay cũng chỉ phổ biến mức 50.000 đồng/cành đến 70.000 đồng/cành.
Trong khi giá thực phẩm, hoa tươi tăng giá thì giá rau xanh lại ở mức thấp, chỉ ngang với ngày thường. Giá su hào 5.000 đồng/củ, hoa lơ 10.000 đồng/chiếc; bắp cải 12.000 đồng/kg; các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, hành tây… cũng ở mức khá mềm. Thời tiết thuận lợi, người trồng được mùa, rau củ thu hoạch đúng lứa vào đúng dịp Tết Nguyên đán là yếu tố giúp giá rau củ duy trì mức thấp trong suốt thời gian trước Tết đến thời điểm này.
Hà Nội ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết 2022 khoảng 39.000 tỷ đồng
Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 4434/KH- SCT về phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn thành phố.
Khách hàng mua hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, Hà Nội xác định nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết gắn với công tác phòng, chống dịch gồm: Mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như gạo, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thủy hải sản, trứng gà, vịt, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm nông, lâm sản khô như măng, miến, mộc nhĩ, bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy... Mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn...
Cũng theo Sở Công Thương Hà Nội, dự báo khả năng cung ứng và nhu cầu một số nhóm hàng thiết yếu cần chuẩn bị trong dịp Tết đối với khoảng 10,33 triệu người sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tương đương với Kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.
Bên cạnh đó, diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn còn phức tạp, trong dịp Tết 2022 hoạt động mua sắm hàng hóa tại các điểm kinh doanh sẽ thu hút đông người dân mua sắm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.
Vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp căn cứ phương án 629/PA-SCT ngày 9/2/2020 đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo cấp độ của Trung ương và thành phố nhằm ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn.
Cùng với đó, thực hiện Kế hoạch 181/KH-UBND ngày 7/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị phương án đảm bảo hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch.
Hiện tại, Hà Nội có 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 449 chợ truyền thống và 1.800 cửa hàng tiện lợi, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ngoài ra, còn có các kênh bán hàng đa phương tiện: bán hàng qua website, hotline, app...với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến.
Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu tại siêu thị, cửa hàng, nhà hàng sang bán hàng hóa thiết yếu ở các địa điểm này do UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp đề xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và bộ tiêu chí an toàn trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Nâng cao ý thức phòng ngừa cháy, nổ những ngày cận Tết Để người dân yên tâm vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bên cạnh việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các địa điểm đền, chùa, khu vực tâm linh, Công an thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,...