“Hóa phép” xe tăng Việt Nam thành “hàng khủng”
Đã có phương án chế tạo xe bộ binh cơ giới hạng nặng từ các xe tăng thế hệ cũ là giải pháp thông minh với các thế hệ xe tăng T-54, T-55 oai hùng một thời…
Giải pháp xe bộ binh cơ giới hạng nặng BMPV-64 được nhà máy sửa chữa xe tăng Kharcov phát triển như một giải pháp phát triển mới của xe bộ binh cơ giới dành cho các nước nghèo, có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển mạnh.
Đây cũng là phương án nâng cấp các xe tăng đã trải qua sử dụng như OBT T-64, các loại xe khác như xe tăng T55, T- 54A,B (CCCP) thậm chí cả xe tăng T-34.
T-55 của quân đội Việt Nam.
Quân đội Ucraina có hàng nghìn xe tăng T64. Việc chuyển đổi các xe tăng thành các xe bộ binh cơ giới hạng nặng sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu, cơ động trên chiến trường, giảm chi phí quốc phòng cho các đơn vị bộ binh cơ giới đến mức tối thiểu và tăng cường sức chiến đấu của lực lượng bộ binh, xe bộ binh cơ giới hạng nặng OBT-T64 sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ động trên chiến trường với lực lượng bộ binh, đảm nhiệm nhiệm vụ phòng không tầm thấp, thành các xe vận tải, cứu thương và xe chỉ huy hỗn hợp trong một chiến trường phức tạp như địa hình rừng núi, khu dân cư đông đúc, khu vực phòng thủ đồng bằng nhiệt đồng ruộng và các khu vực tác chiến phòng thủ tuyến duyên hải chống đổ bộ.
Từ kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh gần đây, tính từ những năm 1980, khi triển khai lực lượng bộ binh chiến đấu trên các chiến trường phức tạp như rừng núi, khu dân cư thành phố, thành thị, xuất hiện những điểm yếu cơ bản. Mẫu xe nâng cấp đầu tiên được thực hiện vào năm 2005. khi sử dụng xe BMP-1,2,3 trong chiến trường, hỏa lực của xe BMP và giáp bảo vệ không đủ để ngăn chặn các đòn tấn công từ nhiều hướng, nhiều tầng, đồng thời giảm đáng kể khả năng cơ động nhanh, triển khai nhanh của bộ binh trước hỏa lực phi phân tuyến của lực lượng đối phương trong thị trấn và thành phố. Đồng thời, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, các đòn tấn công phi tuyến của đối phương có thể xảy ra đồng thời trên nhiều hướng, trên tuyến biên giới, trên bộ, trên biển và trên không, kết hợp với hỏa lực dày đặc của không quân. Xe bộ binh cơ giới hạng nặng sẽ là giải pháp tốt nhất cho các lực lượng phòng thủ triển khai nhanh.
BMPV-64 (-64) là xe thiết giáp đã có sẵn giáp thân xe là giáp thép tổng hợp của xe tăng, đã được thử nghiệm qua chiến trường, để tăng cường thêm sức chịu đựng các loại tên lửa chống tăng, được tăng cường thêm giáp phản ứng nổ. Phần đáy xe tăng đã có lớp giáp chịu đựng được mìn chống tăng đến 4 kg thuốc nổ, sẽ được tăng cường thêm lớp vỏ thứ hai nhằm giảm khả năng tổn thất do mìn chống tăng. Đồng thời, BMPV-64 (-64) sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực (Zaslon). Như vậy, với chiều cao thấp, lớp vỏ được tăng cường, đồng thời có hệ thống bảo vệ chống tên lửa chống tăng, xe bộ binh cơ giới được bảo vệ tương đương với các xe tăng hiện đại.
Động cơ của xe BMPV-64 được đặt ở phía trước. Các nhà thiết kế đã quay ngược lại hoàn toàn thân xe, như vậy, nếu so với xe tăng truyền thống, thì xe bộ binh cơ giới BMPV-64 đi ngược lại so với xe tăng. Vị trí động cơ ở phía trước tạo thuật lợi cho bố trí khoang bộ binh ở phía đằng sau, đồng thời tăng thêm khả năng bảo vệ cho kíp xe và bộ binh.
Cửa khoang bộ binh cơ giới được thiết kế ở phía sau của đuôi xe. Đây là điểm khác biệt được các nhà thiết kế xe tăng của nhà máy chế tạo xe tăng Kharcov thực hiện nếu so sánh với các trung tâm thiết kế khác của Nhà máy sử chữa xe tăng Kharcov và các nhà chế tạo xe cơ giới Liên bang Nga. Nếu so sánh với các xe bộ binh cơ giới hạng nặng của Liên bang Nga như xe BMO-T, DPM-72 (-, -72), xe bộ binh cơ giới BMPV-64 của Ucraina có được khoảng không gian lớn hơn và điều kiện tốt hơn cho bộ binh khi bố trí vị trí trong thân xe.
Mẫu xe BMPV-64 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực từ xa với pháo 30mm, và súng trung liên song song 7,62mm. Đồng thời, hệ thống cho phép có thể sử dụng module các loại súng khác như đại liên 14,5mm, 12,7 mm hoặc tên lửa chống tăng và súng máy 7,62mm phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Động cơ của xe BMPV-64 sử dụng là động cơ đa nhiên liệu 5TDF, công suất động cơ là 700 sức ngựa. Xe cũng có thể được lắp động cơ sản xuất tại Ucraina công suất 1000 sức ngựa. Với động cơ này xe có thể đạt tốc độ cơ động lên đến 75km/h trên đường nhựa.
Có nhiều phương án thiết kế đối với xe BMPđược sử dụng: sở chi huy cơ động của đơn vị bộ binh, pháo tự hành cho súng cối tiêu chuẩn 120mm, xe cứu kéo, xe cứu thương chiến trường. Việc nâng cấp và cải tiến cho phép có thể đặt lên thân xe BMP các module chiến đấu có khối lượng lên đến khoảng 22 tấn. Khi hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, xe BMPV-64 có khối lượng 32,5 tấn. Xe có thể bố trí 12 chiến sĩ bộ binh và chiến sĩ kíp lái.
Xe được biên chế trong quân đội Ucraina và từng bước thay thế xe BMP đã cũ. Đồng thời, sử dụng thân xe T-64 sẽ làm giảm đi các chi phí chế tạo các xe bộ binh cơ giới mới, đồng thời giảm chi phí trong quá trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật. Xe cũng được giới thiệu để phục vụ cho xuất khẩu.
Xe bộ binh cơ giới bánh hơi BMPT-K-64
Nhà máy sửa chữa xe tăng đồng thời cũng phát triển một mẫu xe thử nghiệm khác, theo phương án này, hệ thống chuyển động bánh xích được thay thế bằng hệ thống chuyển động bánh hơi, sử dụng thân xe T-64 và động cơ cũ của xe. Đây là phương án tiết kiệm nhằm tận dụng các mẫu xe đã cũ. Việc sử dụng thân xe T-64 có vấn đề, giáp thân xe có độ cứng ở mức trung binh, do đó, sau khi vỏ thép được cắt, xẻ bằng hàn thông thường vỏ thép không bị biến dạng và không cần thiết phải luyện lớp bề mặt giáp. Do đó, giá thành sản xuất sẽ rẻ đi rất nhiều. Xe được mang tên là BMPT-K-64. Đây cũng là phương án thử nghiệm để có thể nâng cấp các loại xe thấp đời hơn, bao gồm cả các thân xe T-34 cũ, T-54 A,B.
Điểm đặc biệt: Lớp giáp bảo vệ được tăng cường tương đương với giáp bảo vệ xe tăng, chống được các loại đạn xuyên thép từ pháo tăng 30mm và súng chống tăng hạng nhẹ (RPG-7) hoặc M72. Mặc dù xe được thiết kế sử dụng bánh hơi, hệ thống điều khiển vẫn sử dụng theo phương án cần lái. Thực tế có thể thay thế hoàn toàn bằng phương pháp điều khiển bằng vô lăng như xe bộ binh bánh hơi.
&’Lên đời’ xe tăng cũ thành hàng khủng
Quy trình chế tạo xe thử nghiệm không được hiện đại, có thể do là mẫu xe thử nghiệm, nên dây truyền sản xuất và công nghệ sửa chữa hiện đại chưa được áp dụng, có thể thấy được từ các vết cắt hàn rất thủ công, nhưng kết quả!
Để chế tạo xe BMPT-K-64 quy trình thực hiện tương tự như chế tạo, nâng cấp lại xe T-55.
Lắp đặt động cơ: Xe không sử dụng động cơ mới, mà vẫn sử dụng động cơ cũ của xe tăng T-64 loại 5TD. Động cơ được lắp chính xác ở vị chí cũ, nhưng hệ thống dẫn động có thay đổi theo yêu cầu: đuôi xe tăng là mũi xe cơ giới, và ngược lại mũi xe tăng thành đuôi xe cơ giới. Đây là điểm đặc biệt nhất trong chế tạo xe cơ giới, do đó chiến sĩ bộ binh không phải thoát ra khỏi xe từ cửa đổ bộ trên nóc xe dưới làn hỏa lực địch, đồng thời giữ được yếu tố bất ngờ và nhanh chóng ra vào xe.
Trên thân xe BMPV-64 (-64). Các nhà thiết kế đã hàn khoang chứa bộ binh cơ giới, các tầm giáp chế tạo khoang bộ binh cũng được lấy từ các xe tăng cũ.
Quy trình tiếp theo là lắp đặt các bộ phận như khoang bộ binh cơ giới, các bộ phận lắp module vũ khí, hệ thống điện, điện tử, hệ thống dẫn động, chuyền lực, hộp số hành tinh, các module giáp bảo vệ. Và chiếc xe bộ binh cơ giới đã sẵn sàng.
Khi thiết kế lại cho xe bộ binh cơ giới bánh hơi và bánh xích, các nhà thiết kế đã lựa chọn các module vũ khí thay thế, các xe cơ giới bánh hơi đều có thể lắp được các module vũ khí khác nhau, điều này đảm bảo cho mẫu xe có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ mà không cần phải có những thiết kế cố định cho một dạng xe ( xe chỉ huy, xe chở bộ binh cơ giới, xe chống tăng, pháo phòng không tự hành….) Những xe này, các nhà thiết kế của nhà máy sửa chữa xe tăng Kharcov muốn mở thị trường xuất khẩu xe bộ binh cơ giới. Quân đội Ucraina không có dự kiến biên chế loại xe bánh hơi này vào lực lượng bộ binh cơ giới của mình.
Nghiên cứu phương án chế tạo xe bộ binh cơ giới từ các xe tăng thế hệ cũ. Các chuyên gia quân sự thừa nhận đây là giải pháp thông minh cho các thế hệ xe đã qua thời kỳ oai hùng như T-54, T-55. Giải pháp này đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại ngày nay, khi các loại vũ khí hỏa lực mạnh, có tầm tấn công xa và các phương tiện bay mang vũ khí săn tăng đang có xu thế làm chủ chiến trường, lực lượng phản ứng nhanh, lực lượng đặc nhiệm đang đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ chống xung đột khu vực, chống xâm phạm biên giới, đồng thời đảm bảo cho nhiệm vụ chống bạo loạn, lật đổ có sự can thiệp của yếu tố nước ngoài.
Với phương án này, công nghệ chế tạo xe tăng không cần thiết phải chế tạo lại hoàn toàn mới thân xe, do đó kinh phí cho các xe bộ binh cơ giới tác chiến trên đường phố hoặc các khu vực phức tạp sẽ giảm xuống rất nhiều do không có nhu cầu sử dụng công nghê hiện đại. Đồng thời, các xe có thể được tăng cường khả năng tác chiến bằng các module hỏa lực đa nhiệm tầm gần, giải quyết các vấn đề chống lực lượng trực thăng săn tăng. Ví dụ: Module pháo tự động 30mm kết hợp với súng máy song song DTM 7,62mm, với 2 ống phóng tên lửa phòng không Igla, góc bắn của súng có thể lên đến 80o, xe bộ binh cơ giới hạng nặng với 12 chiến sĩ bộ binh cơ giới đặc nhiệm và kíp lái 3 người có thể giải quyết được các nhiệm vụ phức tạp trên đường phố hoặc chống lực lượng đổ bộ đường biển, đường không. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường biên giới chống xung đột khu vực.
Thân xe được cắt và hàn bằng công nghệ hiện đại, thay đổi hệ thống chuyển động mới hơn, hệ thống điều khiển hỏa lực công nghệ cao đang được bán rẻ và rộng rãi trên thị trường. Với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa hiện đại, các nhà máy sửa chữa xe cơ giới bánh hơi và bánh xích hoàn toàn có thể làm cho các thế hệ xe tăng cũ như T-54, T-55 của Việt Nam có thể hồi sinh, trẻ hóa và tiếp tục đảm nhiệm các nhiệm vụ vinh quang trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Theo NTD
"Đại bàng" SU 30 tuần tra tại Trường Sa
Khoảng 8 giờ 30 ngày 28/4, một phi đội gồm hai chiếc máy bay SU30 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất hiện trên bầu trời đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây (Trường Sa, Khánh Hòa).
Hai chiếc SU30 đã bay lượn nhiều vòng quanh đảo Song Tử Tây
Các phi công điều khiển hai chiếc SU30 đã thực hiện nhiều đường bay đẹp mắt, thể hiện sự tự tin và kỹ năng điêu luyện
Hai chiếc máy bay SU30 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất hiện trên bầu trời đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây (Trường Sa, Khánh Hòa)
Sau khoảng 15 phút bay trên bầu trời đảo Song Tử Tây, hai chiếc SU30 nghiêng cánh chào quân dân trên đảo, bay trở về đất liền.
Theo 24h
Cận cảnh lính đặc công đổ bộ đường không Không chỉ điêu luyện võ công, thuần thục các loại vũ khí trang bị, thông thạo tin học và ngoại ngữ, lính đặc công còn phải giỏi cơ động trên không để tiếp cận mục tiêu trên mọi địa hình, thời tiết phức tạp. Gâp dù trước giờ nhân lênh xuất kích Tập thực hành nhảy ra khỏi máy bay Làm tôt công...