Hòa Phát muốn đầu tư tiếp 60.000 tỷ đồng mở rộng khu liên hợp Dung Quất
Quy mô giai đoạn mở rộng của dự án là 5 triệu tấn thép các loại. Diện tích đất sử dụng khoảng 166 ha.Tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng bao gồm 50.000 tỷ đồng vốn cố định và 10.000 tỷ đồng vốn lưu động. Về cơ cấu vốn cố định, vốn tự có dự kiến 30.000 tỷ đồng vốn góp và vốn vay 20.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát ( HoSE: HPG ) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông vào ngày 2/3 để lấy ý kiến bằng văn bản thông qua chủ trương giai đoạn mở rộng khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào 28/2. Thời gian dự kiến thực hiện lấy ý kiến cổ đông ngay trong tháng 3.
Quy mô giai đoạn mở rộng là 5 triệu tấn thép bao gồm 3 triệu tấn thép tấm cuộn HRC, 1 triệu tấn thép hình cỡ trung, 0,5 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao, 0,5 triệu tấn thép tròn cơ cơ khí chế tạo. Diện tích đất sử dụng khoảng 166 ha.
Tổng vốn đầu tư dự án 60.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn cố định dự kiến là 50.000 tỷ đồng, vốn lưu động là 10.000 tỷ đồng. Về cơ cấu vốn cố định, vốn tự có dự kiến 30.000 tỷ đồng vốn góp và vốn vay 20.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tự có 30.000 tỷ đồng được các cổ đông góp theo tiến độ triển khai dự án và được lấy từ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác.
Tiến độ thực hiện dự án chia làm 2 phân kỳ, trong đó phân kỳ I là xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày bàn giao đất và cấp phép xây dựng. Phân kỳ II là xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong thời hạn 36 tháng kể từ khi phân kỳ I hoàn thành.
Dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (Khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi) là Tại cuộc gặp chuyên viên phân tích cuối tháng 12/2019, lãnh đạo công ty khẳng định đã thu xếp gần như toàn bộ vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, trong đó Hòa Phát rót khoảng 30.000 tỷ đồng và vay nợ 20.000 tỷ đồng từ Vietcombank và VietinBank. Số 2.000 tỷ đồng còn lại tập đoàn sẽ bổ sung từ nguồn vốn khác nhờ có lãi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Thời gian khấu hao bình quân là 12 năm.
Dự án Dung Quất hiện tại cấu thành gồm 3 bộ phận chính là lò cao số 1 và lò cao số 2 có công suất tối đa 1,2 triệu tấn thép/lò, dây chuyền cán thép tối đa 2,5 triệu tấn/năm. Tổng công suất thiết kế vào khoảng 4,8 triệu tấn/năm.
Tại thời điểm 31/12/2019, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án khu liên hợp gang thép Dung Quất là hơn 33.098 tỷ đồng, giảm khoảng 2% so với số đầu năm do một số dự án đi vào hoạt động ghi nhận khấu hao. Tài sản cố định hữu hình trong năm 2019 tăng từ 12.565 tỷ đồng lên thành 30.974 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong báo cáo đầu tháng 1, Hòa Phát cho biết khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 và đẩy mạnh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 của Khu liên hợp. Dự kiến toàn bộ hai giai đoạn sẽ đi vào hoạt động đồng bộ từ cuối quý II.
Kết thúc năm 2019, doanh thu đạt gần 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 7.500 tỷ đồng, vượt 13% kế hoạch lợi nhuận năm 2019, giảm khoảng 12,7% so với năm 2018.
Doanh nghiệp đầu ngành thép này mới đây cũng công bố sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 1 chỉ ở mức khiêm tốn 175.800 tấn, giảm 40,6% so với tháng trước do ảnh hưởng của 2 kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch và Âm lịch. So với cùng kỳ, sản lượng giảm 29%. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tại miền Nam vẫn tăng hơn 41% so với tháng trước.
Theo Bảo Lâm/NDH
Mối lo nào ẩn sau báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hòa Phát?
Tích cực có, nhưng cũng có mối lo ẩn sau báo cáo tài chính kỳ này của Hòa Phát.
Mối lo nào ẩn sau báo cáo tài chính quý IV/2019 của Hòa Phát?
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với lợi nhuận sau thuế lũy kế cả năm 2019 đạt 7.578 tỷ đồng, giảm gần 12% so với năm 2018.
Mặc dù giảm nhưng so với kỳ vọng của giới đầu tư, mức lợi nhuận này không nằm ngoài dự đoán khi Hòa Phát đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép chung của thị trường chậm lại, giá quặng sắt tăng cao trong năm cũng như bắt đầu phải ghi nhận một phần khấu hao và chịu thêm lãi vay trong quá trình xây dựng "siêu dự án thép" Dung Quất.
Nhìn vào báo cáo, có thể thấy tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) của "vua thép" tăng rất mạnh trong năm 2019, lên tới 51%, đạt trên 36.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay chỉ bằng 0,77 lần, cho thấy cán cân tài chính vẫn ở mức an toàn và Hòa Phát vẫn có thể sử dụng thêm đòn bẩy tài chính.
Hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm lần lượt 19,1% và 3,5% tổng tài sản, đều ở mức thấp so với nền quá khứ, cho thấy không có mối lo đáng kể đối với cơ cấu tài sản.
Tích cực có, nhưng cũng có mối lo ẩn sau báo cáo tài chính kỳ này của Hòa Phát.
Cụ thể, mặc dù doanh thu thuần năm 2019 tăng trưởng 14% nhưng nếu xét riêng mảng thép, tăng trưởng doanh thu thuần (không kể doanh thu nội bộ) chỉ ở mức 8,1%.
Mức tăng này mặc dù không phải là thấp nếu đặt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và nhu cầu thị trường tăng chậm, tuy nhiên không khỏi khiến nhiều nhà đầu tư lấn cấn.
Tăng trưởng doanh thu cũng như tỷ suất lợi nhuận mảng thép của Hòa Phát suy giảm rõ rệt trong giai đoạn 2016 - 2019
Từ năm 2020 trở đi, Hòa Phát sẽ phải gánh thêm chi phí khấu hao và nợ vay bởi quá trình xây dựng tổ hợp nhà máy thép Dung Quất vẫn đang tiếp tục tiến hành.
Với tốc độ tăng trưởng chỉ 8,1% trong năm 2019, liệu rằng mảng thép của Hòa Phát có thể đạt được tăng trưởng doanh thu cao trong năm 2020 cũng như các năm sau để "cân" lại được khấu hao và lãi vay, tạo ra tăng trưởng lợi nhuận đáng kể hay không, trong bối cảnh cạnh tranh vẫn gay gắt và nhu cầu thị trường vẫn tăng chậm?
Nhưng nhà đầu tư vẫn có quyền tin vào kịch bản tốt đẹp, bởi nếu xét riêng quý IV/2019, mức tăng doanh thu thuần mảng thép (không kể nội bộ) so với cùng kỳ năm 2018 lại đạt mức cao, lên đến 19,8% (sở dĩ doanh thu thuần cả năm tăng thấp là bởi quý II ghi nhận suy giảm 0,9%, trong khi quý III chỉ tăng 3,4%).
Tuy vậy, vẫn cần cẩn trọng với tín hiệu tốt này, bởi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần mảng thép (không kể nội bộ) chỉ đạt 10% trong quý IV/2019, thấp hơn cả quý II (15,5%) và quý III (14%) - vốn là các quý mà Hòa Phát phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào có giá vốn cao do giá quặng sắt tăng cao (giá quặng sắt đã hạ nhiệt từ đầu tháng 8/2019), nghĩa là khấu hao, lãi vay cũng như diễn biến giá thép đầu ra là những biến số rất cần phải lưu ý.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán ngày 6/12: Điểm sáng ở HPG Thị trường chứng khoán ngày 6/12/2019: Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất khi tăng tới hơn 3% cùng thanh khoản bứt phá. Chỉ số VN-Index giữ được sắc xanh nhạt sau phiên giao dịch ngày 6/12/2019. Bước vào phiên giao dịch cuối tuần ngày 6/12/2019, chỉ số sàn HOSE mở cửa với sắc đỏ từ...