Hòa Phát lọt Top 15 Công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới
Ngày 6/10/2021, Hãng dữ liệu tài chính của Anh quốc Refinitiv Eikon (tiền thân là Thomson Reuters Data) công bố Top 30 công ty thép vốn hóa lớn nhất thế giới.
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đứng thứ 15 trong danh sách này với mức vốn hóa 11 tỷ đô la Mỹ, lớn hơn vốn hóa của Tập đoàn Thép hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings.
Nhà sản xuất thép có sản lượng hàng đầu Nhật Bản là JFE Holdings có vốn hóa 8,9 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 19. Một doanh nghiệp thép lớn của Úc là BlueScope Steel cũng góp mặt trong danh sách này với vốn hóa 7,3 tỷ đô la Mỹ tương đương vị trí số 23 trong danh sách.
Với công suất thép thô 8 triệu tấn/năm, Hòa Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á và tương đương nhà sản xuất thép Top 50 thế giới.
Tập đoàn Hòa Phát hiện có vốn điều lệ 44.729 tỷ đồng, lớn thứ 4 trong số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong phiên giao dịch ngày 6/10, cố phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát chính thức lập đỉnh mới khi đóng cửa ở mức 56.100 đồng. Với tổng số 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, mức vốn hóa của HPG đạt 247.000 tỷ đồng, tương đương 11 tỷ đô la Mỹ.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng 2021, Tập đoàn Hòa Phát đạt sản lượng thép thô 6,1 triệu tấn, tăng 50% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 6,3 triệu tấn, tăng 43%. Trong đó, thép xây dựng là 2,8 triệu tấn, tăng 12%. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt gần 2 triệu tấn. Tôn Hòa Phát ghi nhận 273.000 tấn, gấp 2,6 lần cùng kỳ.
Ông Trần Đình Long và gia đình sở hữu gần 3,5 tỷ USD cổ phiếu Hòa Phát
Với việc ông Trần Vũ Minh (con trai ông Long) mua xong 5 triệu cổ phiếu HPG, tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Long tại Hòa Phát đã vượt 35% và có giá thị trường hơn 3,46 tỷ USD.
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của người có liên quan người nội bộ doanh nghiệp là ông Trần Vũ Minh (con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT).
Cụ thể, Hòa Phát cho biết ông Minh đã hoàn tất mua vào 5 triệu cổ phiếu HPG theo giao dịch thỏa thuận trong ngày 18/8. Đây là số lượng cổ phiếu mà con trai ông Trần Đình Long đăng ký mua vào trước đó từ cổ đông cá nhân Nguyễn Văn Kiểu.
Theo dữ liệu giao dịch trong ngày 18/8, cổ phiếu HPG ghi nhận 5,15 triệu đơn vị được giao dịch qua phương pháp thỏa thuận với giá trị 241,73 tỷ đồng. Ước tính, thiếu gia nhà ông Trần Đình Long đã chi khoảng 235 tỷ cho giao dịch trên, tương đương gần 47.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá của HPG giao dịch cùng ngày 7%.
Sau giao dịch trên, ông Minh hiện sở hữu 69,8 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 1,56% vốn nhà sản xuất thép này.
Đặc biệt, với việc thành viên trong gia đình mua vào thành công 5 triệu cổ phiếu HPG, hiện tổng tỷ lệ sở hữu của ông Long và các thành viên gia đình đã vượt mức 35% tại Hòa Phát.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, một số nghị quyết như thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên... phải được thông qua bởi 65% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Như vậy, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nào sở hữu trên 35% vốn điều lệ sẽ có quyền phủ quyết với các nội dung trên.
Hiện tại, ông Trần Đình Long vẫn là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát với 1,166 tỷ cổ phiếu, tương đương 26,08% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) cũng đang nắm 328,1 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,34%.
Gia đình ông Long còn sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG, thông qua Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, nơi ông Trần Vũ Minh là giám đốc.
Như vậy, tổng sở hữu của gia đình ông Long tại Hòa Phát hiện đã ở mức trên 1,566 tỷ cổ phiếu, tương đương 35,02% vốn doanh nghiệp.
Nếu tính theo giá thị trường hiện tại của cổ phiếu HPG (50.700 đồng/đơn vị), khối tài sản của gia đình ông Long nắm giữ quy đổi qua lượng cổ phiếu HPG hiện lên tới hơn 79.400 tỷ đồng, tương đương trên 3,46 tỷ USD quy đổi theo tỷ giá cùng ngày.
Theo thống kê của Tạp chí Forbes , ông Trần Đình Long cũng đang là người giàu thứ 3 tại Việt Nam và xếp thứ 1.444 thế giới với khối tài sản ròng 2,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp nói gì về đề xuất giảm thuế để 'hạ nhiệt' giá thép của Bộ Tài chính? Các doanh nghiệp sản xuất thép cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng và tăng thuế xuất khẩu phôi thép có thể đẩy ngành thép vào khó khăn và mất thị trường xuất khẩu, trong khi nhu cầu trong nước hiện vẫn được đảm bảo. Bộ Công thương từng khẳng định không có cơ sở kết luận doanh nghiệp bắt...