Hòa Phát lãi hơn 480 tỷ đồng từ mảng nông nghiệp trong quý I, gấp 5 lần cùng kỳ
Hòa Phát ghi nhận 482 tỷ đồng lợi nhuận mảng nông nghiệp, gấp 5,2 lần cùng kỳ.
Mảng sản xuất và kinh doanh thép cũng tăng trưởng 22%.
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu đạt 19.232 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ. Mảng sản xuất và kinh doanh thép ghi nhận doanh thu 15.591 tỷ đồng, tăng 31%; mảng nông nghiệp tăng 59% lên 2.779 tỷ đồng; mảng sản xuất công nghiệp khác và kinh doanh bất động sản sụt giảm.
Kinh doanh thép vẫn mang lại lợi nhuận chủ yếu với 2.872 tỷ đồng, tăng 22%; mảng nông nghiệp ghi nhận sự đột biến với 482 tỷ đồng, gấp 5,23 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận các mảng khác biến động không đáng kể.
Đơn vị: tỷ đồng
Video đang HOT
Chi phí tài chính trong kỳ tăng mạnh từ 241 tỷ lên 823 tỷ đồng, chủ yếu tăng chi phí lãi vay 296 tỷ đồng và tăng lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 283 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt tăng 34% và 26%.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 27% cùng kỳ; mức cao nhất kể từ quý III/2018. Công ty lý giải lợi nhuận tăng mạnh nhờ sản lượng bán thép tăng, giá vốn tốt và mảng nông nghiệp bắt đầu tạo lợi nhuận khả quan.
Đơn vị: tỷ đồng
Thông tin từ Hòa Phát, quý I, doanh nghiệp cung cấp cho thị trường trên 732.000 tấn thép xây dựng, chiếm 31,9% thị phần tiêu thụ toàn thị trường, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng thép thành phẩm xuất khẩu gần 135.000 tấn, tăng 74,8%. Lượng phôi thép Hòa Phát cung cấp cho thị trường đạt khoảng 350.000 tấn, chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Với sản phẩm ống thép, tập đoàn tiêu thụ gần 145.000 tấn, giữ thị phần 31,1%.
Ở mảng nông nghiệp, Hòa Phát phát triển các mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm. Doanh nghiệp cho biết năm 2019, sản lượng tiêu thụ bò Australia của HPG chiếm 50% thị phần toàn quốc, sản lượng trứng gà là 450.000 quả/ngày, dẫn đầu phía Bắc. Đối với lĩnh vực chăn nuôi heo, tập đoàn có hệ thống trại ở cả 2 miền. Năm 2020, Hòa Phát đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc trong nông nghiệp khi đạt công suất tối đa 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm, 450.000 đầu heo thương phẩm/năm, 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.
Tại thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp có 6.157 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tăng 35,5% thời điểm đầu năm; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 23% lên 1.617 tỷ đồng. Cùng với tốc độ tăng doanh thu, khoản phải thu của Hòa Phát cũng tăng đáng kể 43% lên 5.012 tỷ đồng, hàng tồn kho duy trì ở mức 19.554 tỷ đồng.
Chi phí xây dựng dở dang của tập đoàn giảm đáng kể từ 36.685 tỷ đồng xuống 23.811 tỷ đồng, chủ yếu giảm trong dự án khu liên hợp Gang thép Dung Quất, từ 33.098 tỷ đồng xuống 21.797 tỷ đồng.
Sau gần 3 năm, khu liên hợp đã cơ bản hoàn thành giai đoạn I và đang vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và số 2 cùng các hạng mục liên quan trong chuỗi sản xuất khép kín từ quặng sắt tới thép xây dựng. Đây là động lực để tập đoàn xây dựng kế hoạch sản lượng 3,6 triệu tấn thép xây dựng năm 2020. Với giai đoạn II, tập đoàn cho biết trên 80% hạng mục thiết bị chính đã hoàn thành, dự kiến đưa hoạt động dây chuyền đúc cán thép dẹt (HRC) trong năm nay.
Quý I, công ty vay nợ ngắn hạn thêm 4.263 tỷ đồng, tăng lên 21.100 tỷ đồng; nợ dài hạn cũng tăng thêm 401 tỷ đồng lên 20.243 tỷ đồng. Tổng nợ vay ở mức 41.343 tỷ đồng, chiếm 38,6% tổng nguồn vốn.
Tường Như
Con trai Chủ tịch Hòa Phát sở hữu 40 triệu cổ phiếu HPG
Giao dịch được thực hiện từ 27/3 đến 21/4 thông qua phương thức khớp lệnh.
Đây là lần thứ 2 ông Trần Vũ Minh, con trai ông Trần Đình Long mua thành công 20 triệu cổ phiếu HPG.
Ông Trần Vũ Minh, con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đã mua xong 20 triệu cổ phiếu, nâng sở hữu lên 1,44% vốn. Trước đó từ 17-23/3, ông Minh cũng mua 20 triệu cổ phiếu HPG thông qua phương thức khớp lệnh.
Giao dịch được thực hiện từ 27/3 đến 21/4 thông qua phương thức khớp lệnh. Tạm tính theo mức giá trung bình trong thời gian trên là 18.820 đồng/cp, ông Minh đã chi ra 376,4 tỷ đồng để mua cổ phiếu.
Ông Trần Đình Long đang nắm giữ 700 triệu cổ phiếu HPG (tỷ lệ 25,35%), bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Long có 202,55 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,34%) và Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong - nơi ông Minh làm giám đốc cũng sở hữu 1,3 triệu đơn vị (tỷ lệ 0,05%). Sau giao dịch trên, tổng cổ phiếu của gia đình ông Trần Đình Long và tổ chức có liên quan là 943,85 triệu đơn vị (tỷ lệ 34,18%).
Giá cổ phiếu HPG tăng 42% sau khi chạm đáy 3 năm vào ngày 27/3. Kết thúc phiên ngày 23/4, thị giá ở mức 21.600 đồng/cp nhờ đà hồi phục thị trường và kết quả kinh doanh quý I khả quan. Cụ thể, doanh thu đạt 19.450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.305 tỷ đồng, tương ứng tăng 28% và 27% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận của Hòa Phát cao nhất kể từ quý III/2018 nhờ 2 mũi nhọn là thép và nông nghiệp.
Châu Anh
Dự án 'đổ bộ' ngoại tỉnh, vùng ven trung tâm Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản (BĐS) cho hay, đang có làn sóng đầu tư dự án tại các tỉnh ven Hà Nội và cho rằng, nhà đầu tư và người dân cần cảnh giác với các cơn sốt đất ảo, ăn theo thương hiệu của nhiều tập đoàn lớn... Dự án "đổ bộ" về các địa...