Hòa Phát báo lãi tăng gấp đôi trong quý III/2020, đạt 3.785 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2020, trong đó đóng góp lớn nhất đến từ mảng kinh doanh sắt thép và nông nghiệp.
Hòa Phát báo lãi tăng gấp đôi trong quý III/2020, đạt 3.785 tỷ đồng
Doanh thu quý III/2020 của Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi lên 3.785 tỷ đồng – là khoản lợi nhuận theo quý lớn nhất mà Hòa Phát từng ghi nhận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt được kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Phía Hòa Phát cho biết, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 đều đã vượt mức thực hiện cả năm 2019, trong đó doanh thu hoàn thành 75% kế hoạch năm 2020, lợi nhuận sau thuế hoàn thành 98% kế hoạch.
Được biết, “trái ngọt” mà Hòa Phát thu được chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sắt thép và nông nghiệp. Sản lượng thép thô trong tháng 9/2020 của Hòa Phát đạt 575.000 tấn, là con số cao nhất từng ghi nhận, tăng 19% so với tháng 8/2020 và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, sản lượng thép thô của Hòa Phát vượt 4 triệu tấn, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Thị phần thép của Hòa Phát đạt 32,6%.
Lĩnh vực nông nghiệp đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận cho Hòa Phát. Ban lãnh đạo tập đoàn biết các lĩnh vực công nghiệp khác và bất động sản cũng có những đóng góp đáng kể.
Về diễn biến trên thị trường chứng khoán, ông Tạ Tuấn Quang – thành viên HĐQT Hòa Phát mới đây đã đăng ký bán 900.000 cổ phiếu HPG để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn hơn 4,3 triệu đơn vị (tương đương 0,13%). Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 12/10/2020 đến ngày 11/11/2020.
Hiện HPG đang được giao dịch ở mức giá 28.350 đồng (giá đóng cửa phiên 14/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 93.000 tỷ đồng.
Lò cao số 4 Khu Gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ hoạt động đầu năm 2021
Lò cao số 4 dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2021, hoàn thành đầu tư toàn bộ dự án chỉ sau 4 năm Tập đoàn Hòa Phát nhận được giấy phép đầu tư.
Máy đúc phôi trong Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất. (Nguồn: Hòa Phát).
Theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, tháng Tám này, lò cao số 3 và lò thổi số 4 của Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất (KLH) đã được đưa vào vận hành thành công, ghi dấu ấn quan trọng về tiến độ thực hiện dự án.
Cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất cũng đã sẵn sàng đón tàu tải trọng 200.000 tấn.
Còn lại, lò cao số 4 dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2021, hoàn thành đầu tư toàn bộ dự án chỉ sau 4 năm Tập đoàn Hòa Phát nhận được giấy phép đầu tư.
Vừa qua, ngày 24/8 vừa qua, lò cao số 3 của dự án đã chính thức đi vào sản xuất, cho phép công ty cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) ra thị trường từ cuối tháng Chín tới. Sau 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, lò cao số 3 sẽ đạt công suất thiết kế, đưa công suất của khu liên hợp lên 12.000 tấn/ngày.
Ngày 14/8 vừa qua, lò thổi số 4 thuộc Nhà máy luyện thép chạy thử nóng thành công. Như vậy, dự án đã hoàn thành toàn bộ 4 lò thổi.
Ông Ngô Đức Tuyên, Trưởng Phòng Công nghệ Thép Hòa Phát Dung Quất, cho biết lò thổi tại KLH Hòa Phát Dung Quất lớn gấp 3 lần lò thổi tại Hải Dương, áp dụng công nghệ thổi đỉnh và thổi đáy, tích hợp hệ thống sublance (súng phụ) hỗ trợ tăng tần suất thổi luyện hiện đại nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, chế độ vận hành tự động hóa cao của Tập đoàn SMS (Đức) giúp quá trình phản ứng trong lò xảy ra nhanh hơn, triệt để hơn và khử tạp chất tốt hơn. Một vài ngày sau khi cả 4 lò thổi hoạt động đồng bộ, sản lượng của Nhà máy luyện thép đã vượt 10.000 tấn/ngày và rất ổn định.
Tính từ đầu năm đến nay, sản lượng phôi thép của Khu liên hợp đạt 1,8 triệu tấn; trong đó, có 129.600 tấn phôi tấm slab để sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC).
Cảng chuyên dùng Hòa Phát Dung Quất cũng đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục theo thiết kế, đảm bảo yêu cầu an toàn hàng hải, có thể đón tàu trọng tải 200.000 tấn.
Nhiều tàu trọng tải lớn chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất của Khu liên hợp đã cập cảng; trong đó, con tàu lớn nhất có tải trọng 180.000 tấn cập cảng ngày 28/8 vừa qua.
Về lò cao số 4, tiến độ xây dựng đang diễn ra thuận lợi với sự hỗ trợ kịp thời và sát sao của các chuyên gia nước ngoài.
Khi cả 4 lò cao của Khu liên hợp tại Dung Quất đi vào hoạt động ổn định vào đầu năm 2021, sản lượng thép thô tối đa sẽ đạt 16.000 tấn/ngày, tương đương khoảng 5 triệu tấn/năm.
Từ năm 2021, tổng sản lượng thép thô của Tập đoàn sẽ đạt 8 triệu tấn/năm./.
Ngành thép quý II/2020: Hòa Phát, Hoa Sen lãi lớn, hàng loạt doanh nghiệp thép còn lại thua lỗ nặng Kết quả kinh doanh ngành thép có sự phân hóa rõ rệt trong quý II/2020 với các doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Hoa Sen Group tiếp tục tăng trưởng mạnh trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn báo lãi giảm sâu thậm chí lỗ nặng. Nằm trong nhóm những doanh nghiệp không chịu nhiều ảnh hướng tiêu cực của dịch Covid-19,...