Hòa Phát báo lãi lớn nhất 30 năm hoạt động, doanh thu lần đầu vượt mốc 20.000 tỷ đồng
Lợi nhuận quý 2/2020 của Hòa Phát đạt 2.756 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2020. Theo đó, doanh thu trong kỳ đạt 20.694 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.756 tỷ đồng, tăng hơn 34% và là quý có lợi nhuận cao nhất lịch sử gần 30 năm của Hoà Phát.
Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát đạt 40.145 tỷ đồng doanh thu, 5.060 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 29% và 31% so với cùng kỳ năm trước.
So với kế hoạch kinh doanh năm 2020 vừa được ĐHCĐ thông qua cuối tháng 6, Hòa Phát đã hoàn thành 47% doanh thu và 56% lợi nhuận sau thuế.
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng giá trị tài sản của Hòa Phát là 112.644 tỷ đồng. Hòa Phát hiện vay ngắn hạn hơn 22.000 tỷ đồng và vay dài hạn gần 21.000 tỷ đồng. Như vây, sau 6 tháng, vay nợ của Hòa Phát đã tăng gần 6.000 tỷ đồng. Báo cáo của Hòa Phát cho biết, công ty đã phải trả hơn 1.000 tỷ đồng lãi vay trong 6 tháng đầu năm, cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.
Tại Đại hội cổ đông năm nay, Hòa Phát đã thông qua việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất từ 50.000 tỷ đồng lên 60.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ 30.000 tỷ đồng và vốn vay 30.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau 6 tháng năm 2020, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng khu vực miền Nam tăng gần gấp 2 lần với 357.000 tấn. Xuất khẩu thép xây dựng thành phẩm 6 tháng đạt gần 203.000 tấn, tăng hơn 67,3% so với cùng kỳ 2019. Đối với sản phẩm thép thô (phôi thép), tổng lượng phôi thép sản xuất 6 tháng qua đạt 2,6 triệu tấn. Ngoài phục vụ các nhà máy cán thép của Hòa Phát, lượng phôi thép cung cấp cho thị trường 6 tháng đầu năm là 831.000 tấn, trong đó riêng tháng 6/2020 đạt 165.000 tấn.
Với sản phẩm ống thép, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường 347.100 tấn ống thép các loại. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2019, tiếp tục giữ thị phần vượt trội với trên 31%. Với mặt hàng Tôn, sản lượng bán hàng Tôn Hòa Phát tăng 200% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Tập đoàn đề ra mục tiêu, từ tháng 9 năm nay sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) cho thị trường, qua đó giúp các doanh nghiệp tôn mạ trong nước chủ động được nguồn cung nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu mà không lo ngại nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thép nền.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm nông nghiệp quý 2/2020 ghi nhận 2.263 tỷ đồng doanh thu và 360 lợi nhuận sau thuế, chiếm tương ứng 11% và 13% kết quả chung của cả Tập đoàn.
'Bóng ma' Covid-19 đốn gục hơn 16.000 doanh nghiệp Việt chỉ trong 2 tháng
Báo cáo của Đại học Kinh tế quốc dân về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế cho thấy những con số thiệt hại khủng khiếp mà dịch bệnh gây ra cho doanh nghiệp Việt.
Theo báo cáo, đại dịch Covid-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới. Dự báo của các tổ chức quốc tế cho thấy, kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 1.000 - 2.000 tỷ USD trong năm 2020, tăng trưởng giảm từ 0,5 đến 1,5% tùy kịch bản. Hầu hết các dự báo đều đưa ra nhận định rằng Mỹ và EU sẽ rơi vào trong trạng thái suy thoái kinh tế nặng nề trong năm 2020.
Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy suy thoái đó. Dự báo, tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Chỉ số VN-Index giảm khoảng 28%, phục hồi ngay sau khi dịch được khống chế với mức xấp xỉ 20%. Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý 2 và phục hồi về mức khoảng 15% trong các quý sau của năm 2020.
Để thấy rõ tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo đã khảo sát ý kiến của 510 doanh nghiệp (tính đến ngày 1/4/2020), bao gồm 92,6% doanh nghiệp ngoài NN, 6,08% doanh nghiệp FDI và 1,76% DNNN. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 93,9% doanh nghiệp cho rằng dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Sụt giảm doanh thu đang là khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Cụ thể, 20,2% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực cho rằng doanh thu sụt giảm từ 80% trở lên; 28,4% doanh nghiệp bị sụt giảm từ 50% - 80% doanh thu; 34,9% sụt giảm 30% - 50%; 13,9% sụt giảm từ 10% - 30%; và chỉ có 2,7% doanh nghiệp bị sụt giảm dưới 10% doanh thu.
Điều này dẫn đến những hệ quả khủng khiếp: Trong 2 tháng đầu năm, 16.151 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong 2 tháng đầu năm, có 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vì Covid-19.
Tính đến 20/3, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất (tháng 2 là 10%). Nếu ước tính số lao động bình quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400.000 lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000-880.000 người.
Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người. Thống kê trong tháng 2/2020 đã cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng BHTN là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người).
Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, dịch bệnh càng kéo dài, khả năng phá sản của các doanh nghiệp càng cao.
Cụ thể, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, 31,9% cắt giảm qui mô sản xuất, có 18,1% phải tạm dừng hoạt động và 0,8% có khả năng phá sản.
Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động, 46,6% doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm qui mô, 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.
Tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng phá sản sẽ tăng cao, đến mức 19,3% nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020 và 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.
Báo cáo "Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách" của Đại học Kinh tế quốc dân có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này của một cơ sở giáo dục đại học trong nước, kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam. Nhóm tác giả gồm hơn 50 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đã làm việc khẩn trương trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu bùng phát dịch tại Việt Nam cho đến nay, với khối lượng dữ liệu lớn từ các bộ, ngành của Việt Nam, các tổ chức quốc tế cùng hơn 500 doanh nghiệp.
LÊ THỊNH
Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi ước lãi sau thuế 592 tỷ đồng năm 2020 Năm 2019 Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi lãi sau thuế 1.048 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2019 Thủy điện Đa Nhim Hàm Thuận Đa Mi (mã chứng khoán DNH) cho biết năm 2019 việc sản xuất của các nhà máy thủy điện bị ảnh hưởng rất lớn bởi lưu lượng nước về hồ thấp, lượng mưa...