Hoa Mimosa là hoa gì? Ý nghĩa và cách trồng loài hoa đẹp độc lạ
Nếu bạn từng đến Đà Lạt, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến loài hoa Mimosa mang vẻ đẹp yêu kiều, đằm thắm với những màu sắc đầy rực rỡ. Vậy loài hoa Mimosa này là hoa gì, có ý nghĩa gì đặc biệt mà được ưa thích như vậy.
Hoa Mimosa là hoa gì?
Hoa Mimosa có tên khoa học là Acacia podalyriaefolia (Cunn Mimosaceae), thuộc họ Trinh Nữ. Người dân nước ta vẫn hay gọi loài hoa này là cây keo lá tròn, được trồng rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là tại Đà Lạt nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây.
Tuy loài hoa Mimosa không đẹp đẽ và cuốn hút như nhiều loài hoa khác, thế nhưng nó vẫn mang đến vẻ kiêu sa, sang trọng nhưng vẫn nhẹ nhàng và nổi bật sắc vàng tươi rực rỡ.
Hình ảnh hoa Mimosa
Nguồn gốc, đặc điểm của hoa Mimosa
Hoa Mimosa vốn là loài hoa có nguồn gốc từ châu Úc, sau này được du nhập sang châu Mỹ, châu Phi kể từ thế kỷ 18. Cuối cùng xuất hiện ở nước ta và được trồng rộng rãi đến ngày hôm nay. Hoa Mimosa được trồng nhiều tại Đà Lạt bởi nơi này có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển và sinh trưởng của cây. Đặc biệt, Đà Lạt có một con đường mang tên Mimosa, chỉ trồng riêng loài hoa này mà thôi
Mimosa là cây thân gỗ, có chiều cao từ 10-15m, có thể sống đến hàng chục năm. Mỗi cành cây có đến chi chít các nhánh cây nhỏ hơn. Lá cây có dạng ovan, dài khoảng 2cm, là lá kép, mặt dưới lá có phủ một lớp bạc trắng. Mùa hoa Mimosa nở thường bắt đầu từ cuối mùa hè cho đến mùa xuân sang năm, du khách khi lên Đà Lạt vào thời gian đó sẽ được ngắm nhìn trọn vẹn sắc vàng rực rỡ mà loài hoa này mang lại.
Hoa Mimosa có những loại nào?
1. Phân loại theo đặc điểm hình dáng
Ở nước ta hiện nay có hai loại hoa Mimosa, được phân biệt với nhau thông qua hình dạng tán lá như sau:
- Hoa Mimosa tán lá nhỏ: Tên khoa học là Acacia Podalyriifolia.
- Hoa Mimosa tán lá như cây hoa Phượng: Tên khoa học là Acacia Dealbata.
2. Phân loại theo màu sắc
Dựa vào màu sắc của cây mà hoa Mimosa được phân làm những loại như: Hoa Mimosa màu vàng, hoa Mimosa màu trắng, hoa Mimosa màu tím,…
Sự tích về loài hoa Mimosa
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất nọ xa xôi tuyệt đẹp của châu Úc, có một đôi uyên ương yêu nhau đậm sâu mãi không xa rời. Chàng trai vốn xuất thân là một người đánh cá, chàng có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh cường tráng. Còn nàng lại là con gái của một bá tước trong vùng, vô cùng xinh đẹp, quyến rũ và được biết bao người mến mộ. Cả hai đã yêu nhau say đắm và cùng mơ tưởng về một tương lai hạnh phúc phía trước.
Video đang HOT
Thế nhưng vào một ngày, cha mẹ của nàng bắt nàng phải lấy con trai của một bá tước khác giàu có trong vùng. Tuy nàng lúc đầu đã cương quyết từ chối, nhưng vì cha mẹ ép buộc quá nặng nề đã khiến nàng phải miễn cưỡng gật đầu đồng ý hôn sự này.
Chàng trai khi biết tin đã trở nên vô cùng buồn bã và chán nản, chàng liền bỏ nghề đánh cá mà tìm lên trên rừng núi để sinh sống. Còn nàng thì khi hay tin người mình yêu đã bỏ đi lên núi để sống, ngay trong đêm tân hôn thì nàng đã bỏ trốn để lên đường đi tìm người mình yêu. Tuy nhiên trên núi lại đang xảy ra một đám cháy vô cùng lớn thiêu rụi mọi thứ từ rừng cây cho đến muông thú. Chàng trai có tấm lòng nhân hậu và dũng cảm, chàng đã vì muốn cứu các loài thú hoang dã tội nghiệp trong khu rừng nên đã liều mình lao vào biển lửa. Cuối cùng khi đã cứu được hết các loài thú hoang thì chàng đã kiệt sức mà ngã xuống hy sinh.
Khi nàng đã tìm đến nơi thì chỉ còn nhìn thấy thân xác đã cháy đen của chàng trai. Quá đau buồn vì mất mát to lớn, nàng đã quyên sinh theo chàng trai. Từ đó, tại nơi mà đôi uyên ương chết bên nhau đã mọc lên một loài cây có lá kép lấp lánh ánh bạc, cùng với đó là những bông hoa màu vàng nhỏ xinh. Người dân sống ở đây đã đặt tên cho loài cây này là cây hoa Mimosa.
Công dụng của hoa Mimosa trong đời sống
Hoa Mimosa có một vài công dụng hữu ích trong đời sống có thể kể đến như sau:
- Làm đẹp cho cảnh quan xung quanh nơi bạn sinh sống, nhất là trong khu vườn hoặc trong khu dân cư khi cây được trồng nhiều với số lượng lớn.
- Giúp tô điểm cho phòng khách của nhà bạn thêm đẹp mắt hơn. Bạn chỉ cần đặt một chậu hoa Mimosa màu vàng tươi trong phòng là đã đem lại sự tinh tế và cuốn hút cho không gian rồi.
- Vì là cây thân gỗ, mọc cao và tán lá rộng cho nên cây hoa Mimosa có thể làm cây che bóng mát, tạo không khí trong lành cho môi trường. Từ đó giúp bạn có cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn.
Bình hoa Mimosa đẹp mắt tô điểm cho không gian sống
Ý nghĩa hoa Mimosa
Cây hoa Mimosa không chỉ được yêu thích tại Đà Lạt bởi hình dáng đẹp mắt, màu sắc tươi sáng rực rỡ, cành lá của cây lấp lánh sắc bạc đặc trưng. Người dân còn yêu thích loài hoa này bởi ý nghĩa mà chúng đem lại. Hoa Mimosa mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu lứa đôi ngọt ngào, thủy chung, kèm theo đó là tấm lòng chân thành, sự cảm thông lẫn nhau vô cùng sâu sắc.
Cách trồng hoa Mimosa đúng kỹ thuật giúp nở đẹp
1. Phương pháp trồng
Cây hoa Mimosa chủ yếu được trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.
- Với phương pháp gieo hạt: Bạn tìm mua hạt giống tại những cửa hàng bán cây cảnh uy tín. Trước khi gieo hạt thì ngâm trong nước khoảng 6-8 tiếng, sau đó gieo hạt giống vào trong đất rồi tưới thường xuyên. Sau 2 tuần thì hạt giống sẽ bắt đầu nảy mầm.
- Với phương pháp giâm cành: Lựa chọn cành cây khỏe mạnh và có nhiều nhánh từ cây mẹ. Trước khi trồng thì ngâm cành trong dung dịch kích rễ qua đêm rồi mới giâm xuống đất để trồng. Sau 2-3 tuần thì cành cây sẽ cho ra rễ bám vào đất. Bạn chỉ cần tưới thường xuyên và chăm sóc tốt để cây lớn nhanh và ra hoa.
2. Đất trồng
Hoa Mimosa thích hợp với những loại đất trồng tơi xốp, có nhiều mùn và độ pH thích hợp từ 5-6. Ngoài ra đất trồng cần đảm bảo có đủ dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt nhất.
Hoa Mimosa ưa ẩm và khí hậu mát mẻ để sinh trưởng
3. Nước tưới
Cây hoa Mimosa rất ưa ẩm và mát mẻ, do đó chúng cần được tưới thường xuyên để đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt nhất. Bạn hãy tưới cho cây ít nhất 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Trong trường hợp thời tiết đang vào mùa hè nắng nóng cao điểm, hãy gia tăng lên tưới 2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho đất trồng và cây.
4. Phòng sâu bệnh
Vì là cây thân gỗ cho nên cây hoa Mimosa cũng có khả năng mắc các bệnh liên quan đến sâu, côn trùng ăn lá, làm tổ ở thân cây. Vậy nên bạn cần quan sát thường xuyên để có biện pháp phun thuốc diệt sâu bệnh cho phù hợp.
5. Nhiệt độ, ánh sáng
Cây Mimosa ưa ánh nắng Mặt Trời, nhiệt độ thích hợp để trồng cây nên từ 18-25 độ C. Ngoài ra loài cây này cũng ưa thích bóng râm, cho nên chúng có thể được trồng trong vườn nhà, ban công hoặc đặt chậu hoa trong phòng khách mà vẫn có thể sinh trưởng tốt.
Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông
Mai vàng là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để chơi Tết. Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để cây vẫn ra hoa đẹp mà rất lâu tàn là điều không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây.
Đặc điểm của những cây Mai vàng ngày Tết
Hiện nay, những cây Mai vàng dùng để trồng và chơi trong ngày Tết chủ yếu được phân thành 3 dạng chính: Cây Mai trồng ở chậu đặt trong nhà, cây Mai trồng ở chậu đặt ngoài sân và cây Mai trồng trực tiếp trên các hố đất. Mỗi loại Mai sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhằm giúp cây có thể nở hoa đúng dịp Tết và lâu tàn.
Hình ảnh cây Mai vàng đón Tết
Thông thường, hầu hết những cây Mai vàng sẽ bị phun thuốc nhằm kích thích ra hoa. Điều này khiến cho cây không được phát triển một cách tự nhiên mà bị ép để phát triển, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Do đó mà cách chăm sóc Mai sau Tết hoặc trước Tết đóng vai trò rất quan trọng nhằm giữ cho cây vẫn có hoa nở lâu tàn ngay cả khi bị phun thuốc kích thích.
Cách chăm sóc Mai sau Tết đúng cách
1. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng trong chậu
Với những cây Mai vàng sau khi đã được chưng Tết, để có thể chăm sóc chúng đúng cách thì bạn cần phải xử lý kỹ càng theo từng bước như sau:
- Phơi nắng: Hãy mang chậu Mai đang đặt ở trong nhà ra ngoài trời để tắm nắng. Tiến hành phơi nắng trong điều kiện khí hậu mát mẻ và cường độ ánh sáng không quá mạnh từ 3-5 ngày. Điều này giúp cây có thể phục hồi khả năng quang hợp và ra hoa tiếp. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm.
- Cắt tỉa: Tiến hành cắt bỏ những nụ hoa đã tàn hoặc những nụ chưa nở để tránh quá trình tạo thành quả trên cây Mai. Đồng thời bạn hãy tỉa bớt những cành lá vươn quá dài hoặc bị khô héo để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cây không bị thất thoát.
Chăm sóc cẩn thận cho cây Mai vàng đúng cách
- Tạo hình bộ rễ: Với cây Mai trồng trong chậu, hãy dùng kéo cắt tỉa phần rễ để tạo thành một bầu đất gọn gàng, tránh để rễ mọc quá dài đâm xuyên qua bầu đất và tạo điều kiện cho việc thay sang chậu mới được dễ dàng hơn.
- Thay chậu: Sau quá trình trồng và chăm sóc cây Mai trước và sau Tết, bạn cũng nên tính đến việc thay đổi chậu mới cho cây. Chậu mới tốt nhất nên lớn hơn chậu cũ để đảm bảo cây có thể phát triển lớn hơn mà không bị ảnh hưởng.
- Bón phân: Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
2. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng ngoài vườn
Với những cây Mai vàng được trồng trong những hố đất được đặt ngoài vườn thì cách chăm sóc Mai sau Tết sẽ khác biệt một chút.
- Cắt tỉa: Sau khi hết Tết khoảng 1-2 tuần, bạn hãy tiến hành cắt tỉa bớt cành lá dựa theo hình dạng hiện tại của cây. Thông thường người ta hay cắt đi khoảng phần cành thừa và cắt sao cho các cành trên có độ dài ngắn hơn các cành dưới để giúp cây trông gọn gàng và đẹp hơn.
- Bón phân kích rễ: Hãy bón phân Ure cho gốc cây theo tỷ lệ 1 thìa phân: 10 lít nước để tưới đều xung quanh khu vực gốc cây. Điều này giúp cây hồi phục và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian chưng Tết và bị kích thích nở hoa.
- Phun thuốc kích thích chồi lá: Sau khi bón phân cho cây, nếu bạn thấy cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục thì nên sử dụng thêm thuốc để kích thích chồi lá mọc trở lại. Sử dụng liều lượng tuân theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì.
Công đoạn vệ sinh cho các cây Mai
- Vệ sinh cho cây: Sau quá trình chăm sóc Mai sau Tết, công đoạn vệ sinh cho cây sẽ được thực hiện sau cùng. Hãy sử dụng vòi nước áp lực lớn để thổi sạch nấm mộc hoặc rêu đang bám trên thân hoặc gốc cây. Hãy dùng nilon bọc lại phần gốc để tránh rửa trôi đi mất lượng phân bón mới bón kích rễ cho cây.
- Thay đất cho cây: Sau một vài năm trồng cây Mai ở ngoài sân vườn, lượng dinh dưỡng trong đất chắc chắn sẽ bị hao hụt dần dần dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất mà cây Mai cần. Khi này bạn cần thay đất hữu cơ mới nhằm bổ sung Kali và đạm để giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.
Một số lưu ý khi chăm sóc Mai sau Tết
- Khi cây Mai mới được thay đất mới, bất kể ở trong chậu hay được trồng ngoài vườn thì bạn không nên bón phân ngay lập tức cho cây. Hãy để cho cây làm quen với môi trường đất mới vài tuần để tránh phá hỏng bộ rễ của cây.
- Vào mùa mưa, chỉ nên bón lót hoặc phun phân bón pha loãng với nước lên trên mặt lá của cây Mai để tránh làm chết cây và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.
- Khi thay đất mới cho cây Mai, để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển tiếp theo của cây, bạn hãy trộn đất cùng với một ít phân hữu cơ và cát trước khi cho cây vào trong hố đất để trồng. Đó là những cách chăm sóc Mai sau Tết đúng nhất mà bạn nên quan tâm và thực hiện.
Hoa Linh Lan - Ý nghĩa, cách trồng và những điều có thể bạn chưa biết Hoa Linh Lan hay còn được biết đến với cái tên là Hoa Lan Chuông. Với vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn cùng hương thơm cuốn hút đã khiến bao người phải ngây ngất vì chúng. Nguồn gốc của hoa Linh Lan Hoa Linh Lan có tên khoa học là Convallaria majalis, là loài thực vật có nguồn gốc tại khu vực Bắc...