Hoa mắt với “báu vật” sanh cổ “Tiên lão giáng trần” dáng chưa từng có giá ngang biệt thự
Trong giới chơi cây cảnh, nhắc đến ông Phan Văn Toàn (TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chẳng mấy người là không biết. Đặc biệt mới đây, ông Toàn đã chi 28 tỷ đồng để sở hữu cây sanh cổ “ Tiên lão giáng trần”.
Ông Phan Văn Toàn bên cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần” mà ông vừa bỏ ra 28 tỷ đồng để sở hữu
Hẹn gặp ông Toàn tại vườn cây của ông ở TP.Việt Trì, chúng tôi thật sự choáng ngợp ngay từ khi bước chân vào cổng. Án ngữ 2 bên lối đi là những chậu cây tùng, đề cổ có đường kính từ 1,5 – 2m.
Trao đổi với Dân Việt, ông Toàn cho biết: “Khu vườn này đã được tôi vun đắp, nuôi dưỡng gần 20 năm nay. Những ngày đầu, tôi cũng chỉ chơi những cây bonsai bình thường, dần dần tôi có đam mê mãnh liệt với các loại cây tùng, cây sanh cổ và luôn truy tìm để mang về vườn của mình”.
Vườn cây cảnh của ông toàn với nhiều cây quý, độc nhất vô nhị
Theo thống kê, hiện nay, vườn của ông Toàn có gần 500 cây, trong đó có 30 cây thương hiệu, 18 cây được trao bằng di sản văn hóa của nhà nước. Khu vườn của ông Toàn còn được trao bằng chứng nhận “Bảo tàng cây cảnh nghệ thuật di sản” duy nhất ở Việt Nam cho đến nay và được bầu chọn 1 trong 10 khu vườn đẹp nhất thế giới.
“Trong bộ sưu tập của tôi, có lẽ quý giá nhất là cây tùng cổ tuổi đời 600 năm do chính vua Quang Trung trồng. Để sở hữu được cây tôi đã trải qua nhiều khó khăn, vào tận Bình Định thuyết phục gia chủ, sau đó làm lễ xin cây mang về nhà, phải thực sự thành tâm thì cây mới chịu theo tôi. Ngoài ra, tôi còn đang sở hữu rất nhiều cây mang giá trị lịch sử như cây đề của Tổng thống Thiệu, cặp cây khế cổ của vua Gia Long…”, ông Toàn vui vẻ chia sẻ.
Video đang HOT
Cây tùng cổ tuổi đời 600 năm do chính vua Quang Trung trồng
Giữa tháng 6 vừa qua, ông Toàn đã bỏ ra 28 tỷ đồng để sở hữu cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần”. Ông Toàn cho biết, bản thân ông đã theo đuổi cây sanh “Tiên lão giáng trần” từ lâu và sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn lên tới hàng chục tỷ đồng để đưa cây này về bộ sưu tập “cây khủng” với giá trị gần nghìn tỷ đồng trong vườn của mình.
Theo ông Toàn, cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần” nguyên là một cây cổ trên 300 năm tuổi, đứng đầu bảng trong những cây quý nhất Việt Nam.
Hiện trong vườn nhà ông Toàn có 18 cây được trao bằng di sản văn hóa của nhà nước
Trước đó, vào tháng 2/2020, tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” của ông Dương Văn Mười ( Thường Tín, Hà Nội) mới được chuyển nhượng cho nghệ nhân Nguyễn Văn Chí (Thường Tín) với giá 16 tỷ đồng.
Cây “Tiên lão giáng trần” có nguồn gốc là ngọn của một cây sanh khác, được ông Mười cắ ra và chăm sóc trong khoảng hơn 10 năm.
Cận cảnh cây và bộ rễ “khủng” cây sanh cổ “Tiên lão giáng trần”
Giá trị nhất của “Tiên lão giáng trần” nằm ở bộ rễ đẹp. phần thân kỳ quái của cây. Những khối, cục mốc trắng càng làm tăng thêm độ đẹp của cây mà không có công nghệ nào có thể làm ra được, chỉ có cây tuổi đời lâu năm mới có.
Giới chơi cây cảnh đều cho rằng, tác phẩm “Tiên lão giáng trần” xứng đáng với số tiền hàng chục tỷ đồng. Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật là đứa con tinh thần được kết tinh bao giá trị văn hóa, sáng tạo lao động, những trải nghiệm và thăng trầm mà không dễ gì một đời người có được.
Người dân thôn Đông Cứu khóc ròng do mất hết mối hàng từ dịch Covid-19
Thời gian 28 ngày cách ly do dịch Covid-19 khiến cho người dân thôn Đông Cứu, Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội chịu ảnh hưởng nặng nề.
Từ 15/4, khi xóm Trên, thôn Đông Cứu, Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội bị cách ly do phát hiện ca bệnh số 266 tên L.M.H có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (lên chăm mẹ đẻ điều trị tại Khoa phục hồi chức năng) đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn, hoạt động sản xuất bị đình trệ.
Chị Khúc Thị Hoàn (43 tuổi, nhà ở xóm Trên, thôn Đông Cứu, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: "Dân cư trong thôn có khoảng 80% đều làm thêu, phục chế khăn chầu, áo ngự, số còn lại làm bao bì nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19".
Chị Khúc Thị Hoàn chịu thiệt hại nặng nề từ dịch Covid-19.
Theo chị Hoàn, trước dịch xưởng của gia đình chị thuê gần 20 nhân công từ các địa bàn lân cận để sản xuất, thêu thùa, phục chế khăn chầu, áo ngự. Khi dịch bùng phát khiến tất cả hoạt động sản xuất đều đình trệ.
"28 ngày cách ly khiến hàng hóa bị tồn đọng, không thể xuất ra bên ngoài bán được. Riêng nhà tôi thiệt hại khoảng 60 - 70 triệu đồng, còn cả thôn thiệt hại hàng chục tỉ đồng", chị Hoàn chia sẻ.
Cuộc sống người dân trước thời khắc dỡ bỏ cách ly.
Trong khi đó, theo anh Vũ Văn Dũng (33 tuổi, nhà ở xóm Trên, thôn Đông Cứu, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết: "Bình thường nhà tôi cũng như đa phần người dân trong thôn chuyên sản xuất, thêu, phục chế khăn chầu, áo ngự. Xưởng nhà tôi thuê tới hơn 30 nhân công từ các xã ngoài mỗi tháng trả từ 6 - 8 triệu đồng 1 người, nhưng khi có dịch mọi hoạt động phải dừng lại, người mua không vào mua được, người sản xuất không chuyển ra được, cuộc sống gia đình tôi gặp muôn vàn những khó khăn".
Theo anh Dũng, dịch Covid - 19 khiến gia đình anh mất hết mối hàng, thiệt hại kinh tế vô cùng
Anh Vũ bắt đầu khôi phục lại hoạt động sản xuất.
"Dịch khiến cách ly 28 ngày làm cho riêng nhà tôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Điều tôi lo nhất không phải là thiệt hại ban đầu mà về lâu về dài dịch khiến chúng tôi mất hết các mối hàng quan trọng. Hoạt động sản xuất để khôi phục lại hoàn toàn cần rất nhiều thời gian và công sức", anh Dũng chia sẻ.
Theo thông tin từ TP Hà Nội, vào khoảng 23h30 ngày 13/5, huyện Thường Tín, Hà Nội sẽ công bố quyết định kết thúc cách ly ổ dịch Covid-19 tại xóm Trên, thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến). Đây là ổ dịch cuối cùng của Hà Nội.
Trước đó, tại thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, Thường Tín, Hà Nội) phát hiện ca bệnh số 266 tên L.M.H có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (lên chăm mẹ đẻ điều trị tại Khoa phục hồi chức năng).
0h0 ngày 14/5, lãnh đạo UBND huyện Thường Tín và các đơn vị chức năng của Hà Nội đã tiến hành tháo dỡ barie và các biện pháp bảo vệ khu cách ly tại xóm Trên, thôn Đông Cứu.
Từ ngày 15/4, UBND huyện Thường Tín đã lập các chốt khoanh vùng, cách ly toàn bộ khu vực thôn Đông Cứu để xử lý ổ dịch với 572 hộ, 1.896 nhân khẩu.
Rất may, tất cả các trường hợp liên quan đến bệnh nhân số 266 đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.Với việc thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến) được gỡ bỏ lệnh cách ly, Hà Nội hiện không còn ổ dịch nào liên quan đến Covid-19./.
Hà Nội dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4 Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, các quận huyện khác của Hà Nội dừng cách ly xã hội, nhiều hoạt động kinh tế xã hội được khôi phục từ 23/4. Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông báo tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố chiều 22/4. Việc dừng cách ly do Thủ tướng đã xếp...