Hoa mắt chóng mặt trong mùa nắng nóng, “thủ phạm” có thể không phải do nhiệt độ mà do 6 căn bệnh này
Mùa hè nắng nóng oi bức khiến nhiều người cảm thấy hoa mắt chóng mặt, không ít người cho rằng đây là triệu chứng say nắng. Tuy nhiên thực tế đây có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác.
Người bị chứng chóng mặt thường mất thăng bằng, đi loạng choạng không vững, cảm giác bồng bềnh như đang ngồi trên thuyền, có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Hiện tượng chóng mặt có thể do có sự rối loạn ở tai trong, ở não nhưng có khi lại có nguyên nhân hoàn toàn do tâm lý. Chóng mặt xảy ra ở mùa hè rất dễ bị lầm tưởng là say nắng đơn giản, nhưng thực tế nó có thể là triệu chứng của 6 bệnh lý dưới đây:
1. Huyết áp thấp và hạ đường huyết
Vì sao khi thời tiết nóng thì dễ bị hạ huyết áp? Khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều hơn khiến cho hơi nước bay hơi trên bề mặt cơ thể cũng tăng lên góp phần hữu ích vào tác dụng “lợi tiểu”. Nhưng điều đó đồng thời cũng khiến cơ thể mất đi một lượng lớn chất lỏng nhất định.
Mặt khác, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, các mạch máu trên bề mặt cơ thể giãn ra, thể tích mạch máu tăng lên dẫn đến lượng chất lỏng trong cơ thể bị hao hụt. Cả hai nguyên nhân này đều làm cho huyết áp giảm, thậm chí tạo thành huyết áp thấp.
Kiểm tra huyết áp định kỳ.
Làm thế nào mới có thể tránh không cho tình trạng này xảy ra? Điều này khá đơn giản, bạn chỉ cần kiểm tra huyết áp định kỳ là có thể giải quyết nguy cơ này. Ngoài ra, khi bị hạ đường huyết cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên điều này hay xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, vì đây là nhóm người thường có đường huyết thấp, còn người bình thường đa phần không xuất hiện trường hợp này.
2. Có thể do say nắng
Trong môi trường có nhiệt độ cao, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, buồn nôn… thì bạn cần thận trọng bởi đây chính là những triệu chứng tiền say nắng. Một khi bạn xuất hiện các triệu chứng như ra nhiều mồ hôi, khát nước, kiệt sức, chóng mặt, hoa mắt, khả năng tập trung giảm… bạn nên nhanh chóng bôi một chút dầu mát hoặc dầu gió lên trán để giảm bớt cảm giác khó chịu cho cơ thể.
3. Bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Nói cách khác, một triệu chứng vô cùng rõ rệt khi bị thoái hóa đốt sống cổ đó chính là hoa mắt chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế. Người bị bệnh này nếu đột nhiên quay đầu có thể sẽ bị hoa mắt chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu.
Video đang HOT
Thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt.
Thoái hóa động mạch đốt sống cổ chiếm khoáng 10-20% trong số những người mắc thoái hóa đốt sống cổ. Độ tuổi mắc bệnh này thường từ 50 tuổi trở nên. Nếu mắc phải bệnh này, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.
4. Cảnh giác với bệnh thiếu máu
Có rất nhiều chị em phụ nữ vì muốn giữ dáng trong mùa hè nên đã giảm lượng thức ăn hằng ngày hoặc chỉ ăn các thực phẩm chay. Điều này làm tốc độ trao đổi chất cơ bản thay đổi thấp hơn so với người bình thường, dẫn đến khả năng vận động của đường ruột chậm hơn, các axit trong đường ruột cũng tiết ra ít hơn ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Phụ nữ mỗi kỳ sinh lý đều mất đi một lượng huyết nhất định nên sẽ dễ dẫn đến thiếu máu sinh ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thiếu sức lực, mệt mỏi…
Hơn nữa, phụ nữ mỗi kỳ sinh lý đều mất đi một lượng huyết nhất định nên sẽ dễ dẫn đến thiếu máu sinh ra các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, thiếu sức lực, mệt mỏi…
Với trường hợp này, chúng ta cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như cần tây, rau bina, mộc nhĩ, đậu nành, đậu phụ, gan lợn, gan gà, cá… Nếu đường ruột hấp thụ sắt kém gây ra thiếu máu thì chị em nên điều trị bệnh lý đường ruột trước khi bổ sung các loại thực phẩm này.
5. Đề phòng nguy cơ nhồi máu não
Thời tiết nóng bức khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước trong cơ thể cũng mất đi nhiều hơn.
Lượng nước trong cơ thể những người lớn tuổi thường ít hơn người trẻ, cộng thêm phản ứng sinh lý chậm chạm dẫn đến hiện tượng tích tụ máu trong cơ thể làm tăng nguy cơ nhồi máu gây ra bệnh đột quỵ ở người cao tuổi.
Để phòng tránh tình trạng này, cần thực hiện các hoạt động thể chất trong mùa hè như đi bộ, chạy bộ và kịp thời điều trị các loại bệnh lý như tiểu đường, bệnh mạch vành, suy gan, suy thận… Duy trì và kiểm soát huyết áp ở mức bình thường, đồng thời cũng cần chú ý không hút thuốc và hạn chế uống rượu bia.
6. Cẩn trọng khi dùng điều hoà
“Bệnh điều hoà” thường có biểu hiện như hoa mắt chóng mặt, sốt, khô mắt, đau khớp, đau cơ… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “bệnh điều hoà”, trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ trong phòng quá thấp, thời gian ở trong phòng điều hoà quá lâu dẫn đến hơi lạnh ngưng tụ trong cơ thể.
Ngoài những bệnh lý trên, nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, vận động quá nhiều, hay sử dụng các loại thuốc chống cảm lạnh… cũng là lý do gây ra triệu chứng hoa mắt chóng mặt. Trong các trường hợp này, triệu chứng sẽ giảm dần sau khi được nghỉ ngơi đầy đủ.
Hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục, nguyên nhân do đâu?
Đôi khi bạn cảm thấy chóng mặt khi tập thể dục, điều này có thể không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần xem lại cách tập.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Có thể là do thể trạng của bạn chưa quen với việc vận động, hoặc bài tập đang tập quá nặng, không phù hợp với bạn... Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chóng mặt khi tập luyện.
1. Tập luyện quá sức
Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn...
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe...
2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục
Hiện tượng chóng mặt này gần giống với việc say xe. Điều này có thể do bạn đang dùng máy chạy bộ liên tục khiến bạn mặc dù đã dừng tập và bước xuống nhưng vẫn có cảm giác đang quay quay.
Lúc này bạn cần xem lại tốc độ của máy chạy và điều chỉnh tăng dần, đồng thời nghỉ ngơi uống nước và giảm thời gian chạy trên máy xuống khoảng 3-5 phút để cơ thể quen dần.
3. Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mất nước khi tập thể thao rất nguy hiểm, chúng có thể ảnh hưởng đến natri máu và khiến người tập dễ bị đột quỵ.
Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
4. Thiếu oxy
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến của hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục. Đa phần chúng ta đều chưa biết cách thở trong quá trình luyện tập khiến oxy đi vào trong cơ thể ít hơn, tim đập nhanh và nhịp thở cũng gấp hơn.
Bạn cần điều chỉnh hơi thở, cần hít sâu bằng mũi, phình bụng và thở ra bằng miệng. Ngay cả khi không tập luyện, bạn cũng nên tập thở sâu mỗi ngày.
5. Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt. Những người huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt hơn bình thường, kết hợp với những yếu tố như tập luyện quá sức, thiếu nước, thiếu oxy càng khiến cho hiện tượng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng ngất xỉu, cấp cứu.
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Những người này cần cân nhắc khi tập luyện các bài tập có cường độ cao, nhất là cardio
6. Hạ đường huyết
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu để bụng quá rỗng trước khi tập thể dục. Khi tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường, do vậy nếu bạn không ăn gì trước khi tập có thể bị hạ đường huyết, cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, run rẩy, đồ mồ hôi...
Bạn có thể ăn lót dạ chuối hoặc trứng luộc trước khi tập luyện để đảm bảo đủ năng lượng cho một buổi tập nhé.
7. Rối loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng...
Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.
Nếu bạn cảm thấy bị chóng mặt khi tập thể dục, hãy tìm hiểu kỹ những nguyên nhân trên để điều chỉnh hoặc khắc phục. Chóng mặt khi tập thể dục khiến bạn dễ bị ngất xỉu hoặc tệ hơn là đột quỵ, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Đứng lên ngồi xuống hoa mắt, chóng mặt là bệnh gì? Theo các bác sĩ, huyết áp thấp cũng như huyết áp cao là những dấu hiệu cảnh báo cần được quan tâm như nhau, nhưng huyết áp thấp lại ít được chú trọng hơn dù số người mắc huyết áp thấp ngày càng gia tăng hơn. Ảnh minh họa Hoa mắt, chóng mặt vì huyết áp thấp Chị Nguyễn Thị Hoà - Hà...