Hoa Lư – điểm sáng ở đất cố đô
Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ( NTM), huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã có 7/10 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Huyện đang đặt mục tiêu đến hết năm 2016 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn và sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
Du lịch làm “đòn bẩy”
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Duy Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cho biết: “Khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã xác định một trong những giải pháp quan trọng chính là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân”.
Các nghề dịch vụ ăn theo du lịch đang mang lại thu nhập cao cho người dân xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Ảnh: T.Q
Theo đó, nét nổi bật nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là các giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất mở rộng, chiếm gần 40% tổng diện tích gieo cấy lúa. Mô hình cánh đồng mẫu có quy mô từ 30-100ha đã được triển khai ở nhiều xã; mô hình lúa – cá cũng đang mang lại thu nhập cao cho nông dân các xã miền núi như Ninh Hải, Ninh Xuân, Trường Yên…
Ông Quang cũng cho biết, song song với việc phát triển nông nghiệp, việc phát triển du lịch – một ngành đang có thế mạnh của huyện cũng được địa phương đặc biệt coi trọng. Bằng chứng là huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề số 02 về phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy. Việc ban hành Nghị quyết số 02 được xem là yếu tố quan trọng bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn về quản lý, phát triển du lịch. “Xác định “người dân là chủ thể du lịch” nên nhiều năm qua, Hoa Lư đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng về phát triển kinh tế du lịch cho hàng nghìn người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng của người dân khi làm du lịch. Đồng thời huyện cũng phối hợp Sở VHTTDL mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên” – ông Quang cho hay.
Trò chuyện với PV, ông Bùi Xuân Thủy – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hải cho biết thêm: “Đến nay, hiện tượng xin tiền bo, mời chào, chèo kéo khách chụp ảnh đã giảm. Trên địa bàn xã hiện có 42 nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống, tạo việc làm cho 80% lao động địa phương. Ngành du lịch và tiểu thủ công nghiệp đã chiếm tới 80% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của toàn xã, bình quân doanh thu từ du lịch đạt 40 – 45 tỷ đồng/năm”.
Phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới
Video đang HOT
Với mục tiêu trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, từ tháng 5.2016, UBND huyện Hoa Lư đã hoàn thành việc thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất đến năm 2025 cho 6 xã là Ninh Thắng, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Xuân; nâng tổng số xã có quy hoạch phát triển sản xuất được phê duyệt đạt tỷ lệ 100%.
Trên địa bàn 10 xã của huyện, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã có nhiều chuyển biến. Đối với 7 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, huyện đã chỉ đạo tiếp tục triển khai các công trình xây dựng dở dang từ năm 2015 và triển khai một số công trình mới để nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt như xây dựng hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng, một số phòng học ở xã Ninh Giang; hoàn thiện Trường Mầm non xã Ninh Mỹ; nâng cấp trạm y tế ở xã Trường Yên… Cũng theo ông Quang, qua kết quả kiểm tra, hiện nay cả 10 xã của huyện đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí. Trong đó, hồ sơ NTM của 3 xã: Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Xuân đã hoàn thiện và được đoàn thẩm tra của huyện và tỉnh thông qua.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hoa Lư sẽ chú trọng tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoa Lư giai đoạn 2016 – 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch xây dựng quần thể danh thắng Tràng An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời tổ chức công bố công khai và tăng cường công tác quản lý quy hoạch theo quy định.
Theo Danviet
Tây Đô tạo sự khác biệt xây dựng nông thôn mới
"Đạt được kết quả như hôm nay là nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị; sự quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo, phân công từng thành ủy viên trực tiếp chỉ đạo các xã nông thôn mới (NTM); lồng ghép phát động thi đua trong cả hệ thống chính trị, hướng đến nâng cao đời sống và thu nhập người dân nông thôn" - bà Hoàng Kim Cương - Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM TP.Cần Thơ nhận định.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ xây dựng NTM
Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết: Tuy xuất phát điểm xây dựng NTM của thành phố còn thấp, nhiều khó khăn, nhưng sau hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn thành phố thay đổi rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao đáng kể.
Bộ mặt huyện NTM mới Phong Điền mang dáng dấp của đô thị hiện đại. Ảnh: C.L
Tổng nguồn vốn huy động từ
năm 2011-2015 2.909 tỷ đồng ngân sách nhà nước
4.388 tỷ đồng vốn tín dụng
697 tỷ đồng do dân góp Xây dựng hạ tầng nông thôn
tại Cần Thơ 23/36 xã đã hoàn thiện
100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu
100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
6/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM
Năm 2016, thành phố đặt mục tiêu công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn NTM, gồm: Xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền); xã Trung Hưng (huyện Cờ Đỏ); xã Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh); xã Thới Thạnh, Trường Xuân A (huyện Thới Lai). Đồng thời phấn đấu có 5 tiêu chí, gồm: Thủy lợi, bưu điện, y tế, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh đạt 100%; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí... Theo đánh giá của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM TP.Cần Thơ, các xã này đã đạt được thành tựu nhất định và cần được tập trung mọi nguồn lực để sớm về đích trong năm nay; phấn đấu đến hết năm 2016 có 100% cán bộ, công chức, viên chức và các thành viên tham gia xây dựng NTM được đào tạo, tập huấn các nội dung về NTM, đội ngũ cán bộ từ thành phố đến ấp đạt chuẩn theo Quyết định 1996 của Thủ tướng Chính phủ...
Bên cạnh đó, về hạ tầng nông thôn, hiện đã có 23/36 xã đã hoàn thiện, 100% xã đã có mô hình sản xuất gắn với bao tiêu; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; nước sạch nông thôn đạt trên 56%, nước hợp vệ sinh đạt trên 95%; sử dụng điện nông thôn đạt trên 98%. Hiện đã có 16/36 xã đạt 20/20 tiêu chí, được công nhận NTM.
"Điểm khác biệt trong xây dựng NTM ở TP.Cần Thơ là việc thực hiện thêm 1 tiêu chí, tiêu chí số 20 về dịch vụ công. Đây là tiêu chí cải cách hành chính, có bộ phận 1 cửa tiếp nhận và trả kết quả cho người dân tại các xã. Hiện có 100% các xã đã đạt tiêu chí này ở mức độ 2. Chính sự đồng thuận của người dân là mấu chốt để tạo nên những thành tích trong xây dựng NTM của TP.Cần Thơ, người dân không những góp công sức, hiến đất, ngày công lao động mà còn đóng góp tiền. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp và nhà tài trợ trong xây dựng NTM" - bà Kim Cương thông tin thêm.
Rút ngắn khoảng cách nông thôn - thành thị
Cũng theo bà Cương, năm 2011 thu nhập bình quân của vùng nông thôn là khoảng 13 triệu đồng/45 triệu đồng bình quân của thành phố (thấp hơn khoảng 3 lần); hiện nay thu nhập bình quân của vùng nông thôn đạt khoảng 30 triệu đồng/ 69 triệu bình quân của thành phố (tương đương một phần hai). Có thể thấy từ việc phát triển hạ tầng nông thôn, phát triển cầu, đường, nạo vét kênh mương, thủy lợi và đê bao sản xuất đã có được sự tăng lên về thu nhập, rút ngắn khoảng cách nông thôn, thành thị.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho hay: "Hiện nay, huyện đã có 5/9 xã được công nhận NTM, dự kiến cuối năm nay sẽ có thêm xã Thạnh Quới được công nhận NTM. Vĩnh Thạnh là địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn sẽ tiếp tục nâng cao phát triển vùng sản xuất lúa, lúa xen canh màu; đồng thời tùy vào điều kiện của mỗi xã sẽ kết hợp xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản hiệu quả. Hiện huyện có 18 hợp tác xã nông nghiệp, có 59 cánh đồng lớn sản xuất lúa".
Được biết, tháng 3.2016, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) chính thức khởi động. Tại TP.Cần Thơ, VnSAT được triển khai trên địa bàn 3 huyện, với 16 xã tham gia, mục tiêu là giúp nông dân áp dụng công nghệ sản xuất lúa tiên tiến, lợi nhuận tăng thêm 30%, giá trị sản xuất vùng lúa ĐBSCL tăng thêm từ 40-60 triệu USD/năm.
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ chia sẻ: "Dự án giúp nâng cao cơ sở hạ tầng sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, nâng cao năng lực quản lý của các tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao... Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, qua đó giúp các xã có điều kiện hoàn thành các tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, giảm tỷ lệ hộ nghèo".
Trong thời gian tới thành phố tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ tiêu chí theo hướng nâng cao các tiêu chí. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã được công nhận NTM; hạ tầng cơ cở nông thôn đạt 100%; thu nhập của người dân nông thôn đạt 2/3 bình quân của thành phố; phấn đấu công nhận huyện Vĩnh Thạnh là huyện NTM vào năm 2018.
Theo Dantri
Cây keo, cây sắn "kéo" xã nghèo vươn lên Những năm qua, trồng rừng và cây sắn tại Quế Hiệp (Quế Sơn, Quảng Nam) được tập trung phát triển, hai loại cây nguyên liệu này đã trở thành cây sản xuất chính, có giá trị kinh tế cao, đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhanh chóng. Thế mạnh về rừng Ông...