Hoa lê Tây Bắc trắng thanh khiết tràn xuống phố Hà Nội
Những cành lê được mua từ Sa Pa ( Lào Cai) và Lạng Sơn đưa về Hà Nội có giá bán dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng được nhiều người mua chơi sau Tết.
Vài năm trở lại đây, sau dịp nghỉ Tết nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê. Người Hà Nội thích chơi hoa lê vì màu trắng thanh khiết, vẻ đẹp giản dị nhẹ nhàng nhưng lại khiến cho không gian trở nên sang trọng hơn.
Sau Tết nguyên đán, khi hoa đào đã phai, người Hà Nội bắt đầu chuyển sang thú chơi hoa lê.
Cùng mang vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo như hoa đào, hoa mận trên núi rừng Tây Bắc, hoa lê nở muộn được những lái buôn chuyển từ Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai,… về thành phố bán cho những người yêu hoa thưởng thức sau Tết.
Nhiều người đã bỏ ra cả vài triệu đồng để mua được những cành lê đẹp, nhiều hoa, dáng độc đáo, mang nét đẹp tự nhiên của núi rừng để trưng bày trong không gian nhà phố.
Là một người rất thích chơi hoa lê, chị Đỗ Hường đã mất công cả buổi chiều để ra đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) chọn lấy một cành ưng ý về chơi. “Tôi ngắm cả giờ đồng hồ mà vẫn chưa chọn được cành nào ưng ý. Hoa này mỗi năm chỉ có một lần vào sau Tết nên tôi phải chọn kỹ lưỡng để được một cành có dáng thật đẹp. Bông hoa phải trắng tinh khiết thì khi cắm mới đẹp”, chị Hường chia sẻ.
Chị Hường dành cả buổi chiều để ra đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) chọn một cành lê ưng ý về chơi sau Tết.
“Giá hoa lê năm nay không đắt hơn, tôi vừa hỏi một cành nhỏ có giá 300.000 đồng, thấy cũng hợp lý”, chị Mai Hoa (phố Trích Sài, phường Bưởi, quận Tây Hồ) cho hay.
Chị Hoa thích thú với những cành lê nở hoa trắng muốt bán ở ven đường.
Theo chia sẻ của các lái buôn, những cành lê này được mua từ Sa Pa (Lào Cai) và Lạng Sơn, có giá bán dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, thậm chí những cành đẹp có giá đến gần chục triệu đồng.
Có những cành hoa lê có thể chơi được tới 2 tháng, chăm sóc cũng rất đơn giản. Sau khi mua về cho gốc lê vào bình và chỉ cần cho nước sạch vào là được. Nếu muốn chơi lâu, để hoa nở nhanh thì thường xuyên thay nước và mua vài viên thuốc B1 cho vào để bổ sung dưỡng chất.
Mùa hoa lê kéo dài, người bán có thể cung cấp đến tận tháng 3 âm lịch.
Hoa lê Tây Bắc được nhiều người lựa chọn chơi đầu xuân bởi vẻ đẹp thanh khiết.
Video đang HOT
Hoa lê bày bán dọc đường Lạc Long Quân thu hút khá nhiều người đến xem và mua về chơi sau Tết.
Mỗi cành lê có giá dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng.
Những cành lê được mang từ núi rừng Tây Bắc có thân mốc xù xì.
Hoa lê sau Tết mang vẻ đẹp riêng, rất quyến rũ với bông to, trắng tinh khôi và đặc biệt hoa rất bền, chơi được lâu. Có lẽ đây chính là giá trị riêng của hoa lê.
Đẹp ngất ngây thung lũng hoa mận Phiêng Ban dưới chân đèo Tằng Quái
Khi Tết đến, Xuân về, núi đồi, bản làng của thung lũng Phiêng Ban như chìm trong sắc trắng tinh khôi, thuần khiết của bạt ngàn cây mận đang kỳ khai nụ, bung cánh mạnh mẽ nhất.
Vẻ đẹp của hoa mận và bản làng tạo nên khung cảnh Tây Bắc mùa Xuân đẹp hơn bao giờ hết.
Hoa mận bung nở trắng xóa xen kẽ những nếp nhà sàn của người dân tộc Thái ở Phiêng Ban.
Bản Phiêng Ban nằm bên Quốc lộ 279 dưới chân đèo Tằng Quái nối thành phố Điện Biên Phủ với huyện Mường Ảng.
Vườn hoa mận nở trắng muốt.
Hoa mận bao quanh những mái nhà đơn sơ của người dân tạo nên khung cảnh lãng mạn, thi vị.
Những cành hoa mận bung nở trắng muốt, tinh khôi.
Những con đường ẩn mình dưới màu trắng tinh khôi của hoa mận.
Hoa mận bung nở dưới những nếp nhà sàn của người dân tộc Thái.
Những cành hoa mận bung nở trắng muốt, tinh khôi.
Những bông hoa trắng ngần toát lên vẻ đẹp thanh thiết.
Vẻ đẹp của vườn hoa mận nhìn từ trên cao.
Hoa mận bung nở dưới những nếp nhà sàn của người dân tộc Thái.
Hoa mận nở trong nắng chiều.
Thiếu nữ với trang phục của người dân tộc Mông giữa vườn hoa mận trắng muốt.
Vẻ đẹp của hoa mận và bản làng tạo nên khung cảnh Tây Bắc mùa xuân đẹp hơn bao giờ hết.
Hoa mận khoe sắc trên 'cổng trời' Những ngày sát Tết nguyên đán, bản làng ở miền Tây xứ Nghệ ngập tràn màu trắng của hoa mận. Những vườn mận đang khoe sắc bên những mái nhà của người Mông ở xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn). Mường Lống có độ cao 1.500 m (so với mực nước biển) - nơi đây được ví là cổng trời của xứ Nghệ,...