Hoa lan tiền triệu nhập cuộc đón năm mới
Bên cạnh sắc đỏ của đèn lồng, bao lì xì… những cánh hoa lan rực rỡ được bày bán ở rất nhiều con phố tạo nên bầu không khí đón Tết cổ truyền sôi động, tưng bừng tại TP HCM.
Những chậu Phong lan được tính tiền triệu.
Lượn qua các con phố như Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), D2 (quận Bình Thạnh), Trần Não (Quận 2)… mọi người sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa lan bày bán nhộn nhịp bên đường trong mấy ngày giáp tết này. Nếu như mai vàng thể hiện cho tài lộc thì hoa lan lại biểu trưng cho sự cao sang, quý phái. Chính vì thế, nhiều văn phòng cũng như gia đình ở TP HCM sẵn sàng đầu tư một khoản tiền không nhỏ để “chơi” hoa ngày Tết.
Vừa giữ yên xe cho chủ cửa hàng buộc dây, chị Trang (Quận Bình Thạnh) cho biết “Ông xã mình thích Phong lan nên mua một bồn về đón tết cho có không khí”. Chị Trang cũng tiết lộ thêm chị mua chậu hoa Ngọc Điệp này có giá 6 triệu đồng.
Theo chia sẻ của chị Hằng (Chủ gian hàng hoa Phong lan Túy Hằng trên đường Hoàng Văn Thụ) giá cả nhiều loại hoa có giảm hơn chút ít so với đầu tháng 1 vì lượng khách mua nhiều song càng cận tết hoa càng đắt hơn. Qua tìm hiểu, những loại lan “vừa túi tiền” như lan Hồ Điệp từ 180.000 – 25.000 đồng/cành (tùy từng màu sắc), Denro Mùa xuân có giá 200.000 đồng/giò, Địa lan là 280.000 đồng/cành. Theo đó, để sở hữu một chậu lan nhiều cành hoa cũng phải tiền triệu. Đó là chưa tính nhiều loài lan khác như lan “pô ca đa” 2 triệu/cành, Ngọc Điệp có giá trên 6 triệu/giò.
Tuy nhiên, điểm yếu của các loại hoa này là “tuổi thọ” không cao. Hầu hết hoa chỉ nở trong vòng 15 – 20 ngày rồi tàn. Vì là loại cây khó trồng nên đa số cây sẽ chết ngay sau đó. Dẫu vậy, người dân TP HCM cũng không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Ngược lại, ai cũng mong sở hữu một chậu lan thật đẹp để đón Tết Tân Mão với mong muốn năm mới đầy sung túc, thịnh vượng.
Một số cửa hàng hoa lan tại TP HCM:
Tấp nập người dân tới mua hoa lan trên đường Hoàng Văn Thụ.
Đa dạng các loài màu sắc như vàng, tím, trắng, màu pha.
Video đang HOT
Giá tiền của mỗi chậu lan được tính theo số cành.
Đông người mua nên các nghệ nhân phải luôn tay ghép chậu hoa trong mấy ngày này.
Ngọc Điệp có giá không dưới 6 triệu đồng/giò.
Denro Mùa xuân “mềm” nhất với giá 200.000 đồng/cành.
Cửa hàng hoa phục vụ hết công suất từ 7h – 24h hàng ngày.
Địa lan cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Niềm vui của khách hàng khi mua được chậu lan đón tết.
Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nơi chẳng đợi Tết về
Không khí ngày tết cổ truyền dân tộc đang rộn ràng khắp phố xá, thế nhưng với nhiều gia đình nghèo ở TP.HCM, tết cũng như ngày thường. Nhiều gia đình còn mong tết đừng đến để họ đỡ tủi thân vì quá nghèo.
Chúng tôi theo chiếc ghe nhỏ của một người dân vạn chài vượt sông Rạch Đỉa đi sâu vào rạch Cây Bông (ấp 4, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Gần 30 phút đi ghe, trước mắt chúng tôi hiện ra một khung cảnh quá đối lập so với những dãy nhà chọc trời bên kia sông: 3-4 mái nhà lá xập xệ cách xa nhau hàng trăm mét thấp thoáng dưới những rặng dừa nước.
Mong tết đừng đến
"Tư Còn đó! Bả là người nghèo nhất ốc đảo này..." - người vạn chài chỉ vào một bà già đang hì hục dưới ao. Tên thật của bà là Trương Thị Ba (65 tuổi), vợ của ông Phạm Văn Còn. Hơn nửa đời người sống trên ốc đảo nhưng tết năm nào hai vợ chồng cũng cô quạnh với nhau vì sáu đứa con đi làm xa cũng nghèo rớt mồng tơi nên chẳng ai muốn về. Thấy các con nghèo khổ, vợ chồng Tư Còn cũng ráng chút tuổi già còn lại làm lụng tự nuôi sống mình. Cách đây một năm ông Còn bị tai biến mạch máu não, một tay bị liệt, sức lao động không còn nên gánh nặng lại đè lên đôi vai bà Tư Còn.
Mong ước cuối năm của vợ chồng bà Tư Còn là: "Nước mặn đừng vô nhiều quá bồn bồn chết hết không có bán thì đói"
Từ ngày không thể trồng lúa vì nước mặn, cứ 5g sáng bà Tư Còn ngụp lặn dưới rạch để nhổ cây bồn bồn, đến trưa lại chèo ghe hơn 1km vào trong ấp đi bán. Quần quật cả ngày như thế mà theo bà cũng chỉ được dăm ba ngàn đồng đủ mua gạo ăn cho hai vợ chồng. Những ngày trời mưa dông hay nước mặn theo thủy triều vào khiến bồn bồn chết thì hai vợ chồng chỉ dám nấu cháo lót dạ qua ngày.
Khi nghe chúng tôi nhắc đến tết, bà Tư Còn thở dài nói: "Gạo còn chưa có ăn nói gì đến chuyện tết, chỉ mong sao tết đừng đến vì mấy ngày đó chẳng ai mua bồn bồn của tui". Mấy chục năm sống trên ốc đảo này nhưng gia đình bà Tư Còn chưa có một cái tết đúng nghĩa. Năm nay cũng vậy, tết sẽ chẳng có gà vịt, bánh trái cúng ông bà, chẳng cành mai cành đào trang điểm xuân. "Nhà chỉ có món quà thành phố tặng để bàn thờ ông bà, nếu không có chắc cũng chẳng lấy gì mà cúng".
Tại nhà của anh Dương Ngọc Hùng và chị Nguyễn Thị Trúc ở ấp Rạch Lá, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ những ngày này lại càng cô quạnh và chạnh lòng. Gia đình anh chị thuộc diện hộ nghèo nhất của xã. Tết đã cận kề nhưng trong nhà chẳng có gì gọi là không khí tết. Trước khi chúng tôi đến, gia đình này đã được nhận quà tết của nhà hảo tâm. Với 200.000 đồng từ phần quà, chị Trúc cho biết đã trang trải nợ nần hàng xóm vì vay gạo ăn.
Cái tết đàng hoàng và vui nhất của gia đình chị Trúc là cách đây tám năm, bởi lúc đó chồng chị - anh Hùng là lao động chính trong nhà vẫn mạnh khỏe với nghề xe ôm và làm thêm nhiều nghề phụ cũng đủ sống và có chút đỉnh dành dụm cuối năm đón tết. Nhưng cũng tám năm trước, anh Hùng gặp tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não và giờ đây trở thành người "ngẩn ngơ". Tai nạn không chỉ cướp đi lao động chính của gia đình mà còn để lại gánh nặng nợ nần kinh phí chữa chạy khi anh Hùng nằm viện. Giờ đây, thu nhập chính của gia đình chị Trúc nhờ vào việc bán quán nhỏ. Nhưng theo chị, cái quán nhỏ cũng chỉ lãi 10.000 đồng/ngày không đủ mua gạo. Nói là quán nhưng cũng chỉ là vài chai nước ngọt, vài hộp bánh để trên mấy miếng ván gỗ đầy bụi bặm.
"Tháng nào cũng phải mua gạo thiếu, nhiều khi túng quá phải ra nhà thờ trong xã xin gạo ăn, đôi khi hàng xóm cũng thương tình cho thêm. Tết năm nào cũng vậy, món quà tặng của thành phố là những gì mang lại không khí tết trong nhà, bà con hàng xóm thương tình cho thêm ít bánh trái, vài cân thịt heo để ăn trong mấy ngày tết. Kể từ khi chồng tui bị nạn, tết năm nào cũng là một cái tết buồn tủi của gia đình tui. Thà đừng có tết còn hơn!" - chị Trúc nói trong nước mắt.
Ấp Rạch Lá của xã An Thới Đông là ấp có nhiều hộ nghèo. Điều lạ là ở đây đang thịnh hành nghề nuôi tôm nhưng nhiều gia đình bỏ hoang ao nuôi để rồi túng quẫn quanh năm với nghề làm mướn. Gia đình ông Huỳnh Văn Lý trong ấp là điển hình của cái nghèo như thế. Nhà có nhiều đất nhưng không thể nuôi tôm vì không tiền vốn, cả nhà với bảy miệng ăn trông mong vào hai vợ chồng người con trai đi làm mướn. Khi chúng tôi đến nhà, ông Lý khó nhọc tiếp khách vì mang trong mình bệnh tai biến.
Xuân buồn ở xóm Xáng Cạp
Cần Giờ là huyện nghèo nhất của TP.HCM, trong đó xã đảo Thạnh An là xã nghèo nhất của huyện với gần 60% hộ nghèo và xóm Xáng Cạp (ấp Thạnh Hòa) là xóm nghèo nhất theo lời ông Võ Hoàng Kiệt, bí thư kiêm chủ tịch xã.
Chị Nguyễn Thị Trúc giờ đây sống nhờ quán tạp hóa chỉ vỏn vẹn mấy món đồ. Mỗi lúc chồng chị lên cơn lại đập phá hết đồ đạc trong nhà
Ghé nhà đôi vợ chồng trẻ Lê Thị Kim Chi, chúng tôi mới biết thế nào là tận cùng của cái nghèo. Căn nhà lá xập xệ, nền đất ẩm ướt sau những ngày nhà bị ngập do mưa lớn và triều cường. Từ trước ra sau nhà không có tài sản gì quý giá ngoài mấy cuốn tập của hai đứa con đang học, đồ vật hiện đại nhất trong nhà là cái quạt gỉ sét nằm chỏng chơ giữa nhà mà mấy lần chị Chi mở quạt cho khách nhưng nó chẳng quay.
Chị Chi cho biết chồng chị đi đánh lưới mướn với thu nhập không ổn định. "Vào những ngày biển động ghe không ra khơi, tui phải vay nợ lấy tiền mua gạo ăn với cá khô tích trữ trong nhà. Khi nào chồng đi biển thì có tiền trả nợ" - chị Chi than thở và cho biết nghề biển hạ bạc của chồng không nuôi nổi gia đình nên thiếu đói quanh năm. Hai đứa con của chị năm nào cũng đón tết với những bộ áo quần cũ xin được trên phố.
Theo ông Phạm Văn Kiệt - tổ trưởng tổ 1, hầu hết phụ nữ ấp Thạnh Hòa đều không có nghề gì ngoài việc trông mong vào chồng nên khi chồng ốm đau hay làm ăn thất bát thì coi như đói. Mà cái nghề biển hạ bạc thì đói quanh năm với những người làm mướn. Cả xóm mỗi khi tết về buồn và tủi thân vì chẳng có gì đón tết.
Theo Tuổi Trẻ
Đá ở trong tim! Cuối tuần, bạn gọi điện đố: Tết này người ta ăn lớn hay nhỏ? Trả lời: Chắc là nhỏ thôi. Cả thế giới khó khăn chứ riêng gì Việt Nam! Bạn cười, và rủ đi uống cà phê. Ở một quán bên lề trên đường Lý Tự Trọng, bạn bảo hãy quan sát cho kỹ một cửa hàng bên kia đường. Đó là...