Hoa Khôi làng đá cầu sắp phải bán nhà chữa ung thư
Biết có người vào thăm, Trang vội đội chiếc mũ bệnh nhân để che đi cái đầu trơ trụi tóc vì những đợt xạ trị. Cô gái từng là hoa khôi của làng đá cầu Việt Nam ngày nào, đang phải chiến đấu từng ngày, từng giờ với căn bệnh ung thư quái ác. Nở nụ cười gượng gạo, nhưng ngay sau đó đôi mắt của Trang đỏ hoe như muốn khóc, khi nói về số phận đầy xót xa của mình…
Niềm tự hào làng đá cầu Việt Nam
Sinh ra và lớn lên ở phố Cát Linh, ngay gần Trung tâm thể thao Hà Nội trên phố Trịnh Hoài Đức, từ bé Nguyễn Huyền Trang (1985) đã đam mê thể thao. Ban đầu, Trang theo học karatedo, nhưng sau đó chuyển sang đá cầu bởi rất thích thú những động tác đẹp mắt của môn thể thao này.
Với năng khiếu có sẵn, cùng với lòng đam mê cháy bỏng, Trang được các HLV chọn vào đội tuyển đá cầu Hà Nội khi cô vừa tròn 14 tuổi. Dấn thân vào nghiệp thể thao, cô gái có dáng người cao ráo, nước da trắng ngần và khuôn mặt rất xinh xắn đâu nghĩ lại phải chịu nhiều gian khổ như vậy. Thương con, mẹ của Trang đã nhiều lần vứt giày tập, nhưng vẫn không ngăn cản được con mình theo đuổi niềm đam mê.
Huyền Trang được phát hiện có khối u ở ngực năm 2013. Ảnh: Internet.
Ông trời không phụ lòng người, nhờ chăm chỉ tập luyện, Trang đã được gọi lên ĐTQG, trở thành trụ cột suốt nhưng năm 2000-2007. Đó cũng là thời đỉnh cao nhất của Nguyễn Huyền Trang, với những thành tích vang dội như 2 HCV nội dung đồng đội nữ và đôi nữ tại SEA Games 22, 2 HCV thế giới tại Giải vô địch thế giới năm 2005 và 2007, vô số huy chương ở các giải trong nước.
HLV Lê Hải nhớ lại: “Tôi còn nhớ tại SEA Games 22, Trang đã tạo nên cơn sốt ở nhà thi đấu Vĩnh Phúc. Huyền Trang không chỉ đá cầu hay, mà còn rất xinh đẹp. Suốt nhiều năm và cả đến giờ, Trang là niềm tự hào của đội tuyển, của làng đá cầu Việt Nam.”
Khi hoa khôi nhập viện
Video đang HOT
Năm 2007 Huyền Trang giải nghệ để lấy chồng, sinh con. Đến năm 2012, Trang trở lại nghiệp đá cầu để có thêm thu nhập. Cô đầu quân cho đơn vị Đà Nẵng. Thi đấu được khoảng 1 năm thì Trang được phát hiện có khối u ở ngực.
Trang kể, ngày phát hiện có khối u trên ngực, cô đến một bệnh viện để làm xét nghiệm và được kết luật đó là khối u lành. Nhưng đến năm 2013, khi thấy lưng rất đau, đi lại khó khăn, gia đình đã đưa Trang tới bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị. Tại đây Trang được chẩn đoán bị viêm đa khớp cột sống, lao xương. Sau khi làm sinh thiết, các bác sĩ tại đây phát hiện Trang bị ung thư vú từ trước đó, nay di căn vào xương.
Trang đã được phẫu thuật thay một đốt cột sống, nhưng 4 đốt còn lại vẫn bị lệch. Đến tháng 5/2015, cô bị liệt nửa người bên dưới, phải nhập BV Ung bướu Hà Nội điều trị.
Bà Nguyễn Thị Bái – mẹ của Trang, cười nói mà đôi mắt đỏ hoe: “Hồi mới nhập viện, các bác sĩ, y tá đã rất bất ngờ vì bệnh nhân xinh như thế. Vậy mà chỉ vài tháng, giờ “xuống cấp” lắm rồi, nhiều người không nhận ra.”
Biết tin Trang phải nhập viện, rất nhiều đồng đội của cô đã thay nhau tới thăm nom, chăm sóc. HLV trưởng Lê Hải và các bác, cô chú ở đội tuyển đá cầu Hà Nội cũng có những hỗ trợ phần nào về kinh phí, giúp Trang vơi đi nỗi buồn của số phận.
Mẹ Trang đang chăm sóc cho cô ở bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Ảnh: Internet.
Bà Bái xót xa nói: “Hai vợ chồng tôi phải liên tục thức đêm để trông con. Ở nhà còn có bà nội đã 83 tuổi nên rất vất vả. Thế nhưng, khổ mấy, cực mấy chúng tôi cũng chịu được. Nhưng mỗi khi thấy con đau, thương xót lắm. Bác sĩ nói ung thư đã ăn vào đốt cột sống, đang phá hủy từng ngày. Đây là bệnh hiếm gặp. Giờ chỉ còn chờ vào phép màu thôi!.”
Giấc mơ nhỏ của nhà vô địch thế giới
Lấy chồng được 1 năm nhưng hôn nhân gia đình sớm tan vỡ, mỗi người nuôi 1 con. Từ ngày bị bệnh, Trang phải gửi con cho người chồng cũ chăm sóc. Mỗi khi 2 đứa con vào viện thăm mẹ, chúng rất ngây ngô, thậm chí còn hỏi: “Mẹ có chết không”. Những lúc như thế, Trang thấy tim mình đau nhói, nước mắt cứ trào ra. Chưa bao giờ Trang thấy yêu cuộc sống như lúc này, nhưng phía trước thực sự mịt mờ, bởi nỗi lo viện phí và trên hết là một tinh thần lạc quan để chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.
Bà Bái cho biết, kể từ khi điều trị, gia đình phải đi vay mượn vài trăm triệu đồng, nhưng vẫn chưa đủ, bởi thời gian chữa trị rất trường kỳ. Mỗi ngày Trang vừa phải xạ trị, vừa uống thuốc, vừa tiêm, người lúc nào cũng nôn nao, đêm mất ngủ.
Huyền Trang tâm sự, nếu không phải là VĐV, có lẽ cô đã đổ gục rồi. Nghiệp thể thao không chỉ mang lại sức khỏe, mà còn là ý chí chiến đấu, vượt qua những gian khổ, thử thách. Để lạc quan hơn, mỗi ngày Trang vẫn “lướt” web, tám chuyện cùng bạn bè trên facebook. Đó là niềm vui nho nhỏ, nhưng lại là động lực lớn để cô tiếp tục chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.
Bác sĩ Hán Thị Bích Hợp cho biết bệnh của Trang đã ở giai đoạn 4. Ảnh: Internet.
Bác sĩ Hán Thị Bích Hợp – người trực tiếp điều trị cho Trang, cho biết: “Trang từng nhập viện Ung bướu Hà Nội năm 2014 để xạ trị, nhưng lần thứ 2 thì bệnh đã trở nên rất nặng, ở giai đoạn 4 – cấp nặng nhất. Để điều trị cho Trang phải mất rất nhiều chi phí và lúc này chưa thể có con số cụ thể. Điều mà tôi ngạc nhiên là Trang từng là tuyển thủ quốc gia, nhưng lại không có bảo hiểm y tế.”
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, mẹ của Trang chán nản cho biết: “Suốt nhiều năm thi đấu trên ĐTQG, Trang chỉ nhận đúng mức lương khoảng 1 triệu mỗi tháng, không có bất cứ khoản hỗ trợ hay bảo hiểm y tế. Đến khi biết Trang bị bệnh, gia đình mới mua bảo hiểm tự nguyện cho con, nhưng cũng chỉ bớt được phần nào. Giờ thì cũng vay nợ khắp nơi rồi, nếu chữa được bệnh cho con, thì nhà cũng bán!.”
“Tôi thấy rất buồn khi con mình cống hiến cho đất nước nhiều năm, đạt nhiều thành tích quốc tế, nhưng khi giải nghệ, chỉ là con số không. Ngay cả đến giờ khi bệnh rất nặng, cũng không có lãnh đạo ngành thể thao nào tới hỏi thăm, chia sẻ,” bà Bái nghẹn ngào nói.
Có lẽ Trang cũng đã quá quen với sự bạc bẽo khi theo nghiệp thể thao, nên khi tôi hỏi “Em có nguyện vọng gì không?” Trang chỉ cười và nói: “Giờ tôi chỉ muốn đi lại được, tự làm những việc cá nhân, tự ăn, tự uống, để tiếp tục lạc quan chiến đấu với căn bệnh. Còn nguyện vọng gì với ngành thể thao ư, tôi chẳng biết nói gì lúc này…”
Huyền Trang sẽ được chữa trị với điều kiện tốt nhất Trao đổi với chúng tôi, Tiến Sĩ Trần Đăng Khoa – Giám đốc bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết: “Bệnh nhân Huyền Trang là trường hợp đặc biệt, bởi cô từng là VĐV đội tuyển quốc gia, có nhiều thành tích quốc tế. Chúng tôi không thể hỗ trợ được về mặt tài chính, nhưng chắc chắn sẽ làm tốt nhất về pháp đồ điều trị, điều kiện chăm sóc. Chúng tôi cũng rất ủng hộ báo chí vào cuộc, để cộng đồng có những chia sẻ với bệnh nhân Trang.”
Theo Vietnamnet
Giải cứu một trường hợp hi hữu
Lúc 6 giờ 30 sáng 11.3, nhiều người phát hiện một thanh niên (khoảng 25 tuổi) leo xuống dưới dạ cầu Mỹ Hóa (nối phường 7 và xã Mỹ Thạnh An, Bến Tre), ngồi bất động và bấp bênh trên mép gờ thanh dầm ngang gác trên trụ cầu.
Người thanh niên ngồi trên mép dầm cầu (áo xanh)
Một số người thấy vậy thử bắt chuyện nhưng thanh niên này không lên tiếng. Sợ anh ta nghĩ quẫn, nhiều người đã điện thoại báo cho công an.
Lúc 8 giờ 30 cùng ngày, Công an tỉnh Bến Tre đã điều xe chuyên dụng, 1 ca nô cùng trên 10 chiến sĩ cứu hộ đến hiện trường. Lực lượng cứu hộ từ trên mặt cầu thòng dây đưa 2 chiến sĩ mặt áo phao xuống tiếp cận với thanh niên trên.
Sau gần một giờ thuyết phục, thanh niên này vẫn không hợp tác nên một chiến sĩ đã khống chế, đưa thanh niên này xuống ca nô vào lúc gần 10 giờ cùng ngày.
Bước đầu, thanh niên trên cho biết quê ở Đắk Lắk và đã 2 ngày không ăn uống gì.
Tin, ảnh: Khoa Chiến
Theo Thanhnien
Thông xe đường chui dạ cầu Điện Biên Phủ Từ 6 giờ hôm nay 10.2, đường chui dưới dạ cầu Điện Biên Phủ (quận 1, TP.HCM) trên đường Hoàng Sa đã đượcthông xe. Đường chui dưới dạ cầu Điện Biên Phủ (quận 1, TP.HCM) đã được thông xe vào sáng nay 10.2 - Ảnh: Mai Vọng Trên đường chui này, mỗi chiều chỉ có hai làn xe và do chiều cao thấp...