Hoa hướng dương chữa đau gan, tăng huyết áp
Từ lá, hoa, thân, cành, rễ của cây hướng dương đều được nhân dân ta ứng dụng, chế thành các vị thuốc quý trị nhiều bệnh thông dụng.
1. Lá hướng dương: dùng 20-40g lá hướng dương, sắc uống để chữa sốt và ức chế tụ khuẩn vàng.
Dùng 30g lá hướng dương khô hoặc 60g lá hướng dương tươi, 30g thổ ngưu tất sắc nước uống thay trà để chữa chứng cao huyết áp.
2. Lõi thân và cành cây hướng dương: dùng 15-30g lõi thân và cành cây hướng dương giã nát hãm nước sôi, thêm đường trắng uống trong ngày để chữa ho gà.
Dùng khoảng 1 mét lõi thân cây hướng dương cắt khúc, sắc nước uống ngày 1 thang để chữa sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, dùng liên tục trong 1 tuần.
Dùng khoảng 60cm lõi thân và cành hướng dương, 60g rễ rau cần cạn, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong nhiều ngày.
Hoa hướng dương. Ảnh: Internet
3. Rễ cây hướng dương: dùng rễ cây hoa hướng dương, tiểu hồi hương, hạt mùi, mỗi vị 6-10g, sắc nước uống chữa chứng thượng vị đau tức, ăn không tiêu.
Dùng rễ cây hoa hướng dưỡng giã nát, lọc lấy nước cốt, hòa với mật ong. Mỗi lần uống 15-30g, ngày uống 2-3 lần để chữa chứng táo bón.
Dùng 30g rễ cây hoa hướng dương sắc với đường đỏ uống để chữa chứng tinh hoàn sưng đau.
4. Hạt hướng dương: hạt hướng dương 30g, đem bóc bỏ vỏ, hãm nước sôi trong 1 tiếng, pha với đường phèn uống trong ngày, chữa chứng đi lỵ xuất huyết, chán ăn, mệt mỏi.
Video đang HOT
5. Hoa hướng dương: hoa và lá hướng dương sấy khô, tán bột mịn, trộn với dầu thực vật bôi lên vùng da bị bỏng lửa rất tốt.
Dùng 60g hoa hướng dương khô sắc lấy nước ngâm, rửa âm đạo hàng ngày để chữa chứng viêm loét âm đạo.
Dùng 30-90g cụm hoa hướng dương sắc uống để trị chứng đau đầu, ù tai, đau răng, đau gan, đau bụng, đau khớp, viêm vú và chứng tăng huyết áp.
Dùng lượng hoa hướng dương vừa đủ sắc lấy nước, để nguội bớt rồi lấy khăn tẩm chườm suốt dọc cột sống và vùng bụng ngực cho đến khi ban sởi nổi đều thì thôi. Bài này dùng cho bệnh nhân mắc sởi nhưng mọc chậm.
Theo Tiền Phong
Công dụng bất ngờ từ húng quế
Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.
Không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y.
Bữa cơm cuối tuần, bạn muốn thay đổi không khí cho cả nhà bằng món cuốn hấp dẫn với nhiều rau xanh, rau thơm, một ít thịt luộc, tôm. Trải bánh tráng ra, bạn cho lên đó rau xà-lách, bún, thịt... và không quên rải thêm vài lá rau tía tô, húng quế rồi cuộn lại. Bữa ăn đơn giản mà thật ngon miệng.
Nhiều người cho rằng, nếu gỏi cuốn thiếu hương vị cay cay, thơm nồng của húng quế, dường như đã mất đi một phần ngon. Rau gia vị này còn không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc của gia đình bạn như phở, tiết canh, dồi trường, gỏi vịt...
Bạn có tò mò, tự hỏi: Vì sao húng quế được ưa chuộng đến thế? Lương y Đinh Công Bản, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP. HCM, bật mí: "Điều đó có thể bắt nguồn từ tác dụng chữa bệnh rất đa dạng của nó". Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Rau é có phải là húng quế hay không? Vì sao nó có mùi cay, hắc đặc trưng như vậy?
Húng quế còn có nhiều tên gọi khác như húng giổi, húng chó, rau é, é quế. Vị cay, hơi hắc có do húng quế có chứa nhiều tinh dầu.
Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.
Húng quế là gia vị giúp món ăn ngon hơn?
Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sỹ Võ Văn Chi cho biết: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02-0,08%), có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa.
Tinh dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm.
Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.
Theo Đông y, vị cay, mùi thơm, tính ấm của húng quế có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, mát máu, giảm đau.
Đông y xem húng quế là một vị thuốc quý. Vậy loại cây này có những tác dụng chữa bệnh thế nào?
Cành lá húng quế được dùng trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Nó còn dùng để chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm các chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 10-15g cây khô, sắc lấy nước để uống.
Lá tươi giã ra, đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da.
Nếu sau khi sinh, người mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể lấy lá húng quế sắc nước uống, ngày dùng 2 ly. Lá húng quế có tác dụng kích thích tạo sữa rất tốt.
Nếu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn sau ngày làm việc căng thẳng, bạn lấy lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút để uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một ít mật ong.
Hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn nếu chịu khó nhai sống lá húng quế.
Với hoa húng quế, bạn nên thu hoạch, phơi khô để dùng khi cần. Hoa tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cách đơn giản là bạn hãm một ít lá và hoa khô để lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 ly.
Quả húng quế (Fructus Ocimi, thường gọi là hạt é) ăn để trị đau mắt đỏ, mờ đục giác mạc.
Lá, hoa, quả, hạt húng quế kết hợp với nhau là cách tốt nhất để chữa mẩn ngứa, dị ứng. Bạn chỉ cần giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.
Ngoài ra, húng quế còn được nấu nước súc miệng và ngậm để chữa đau răng, sâu răng. Ngày dùng 10-25g lá tươi hoặc khô đều được...
Để tận dụng được khả năng chữa bệnh của húng quế, khi ăn, cần lưu ý gì?
Với những loại rau gia vị, bạn nên ăn sống. Khi chế biến các món như bò xào húng quế, nghêu xào húng quế... bạn nên cho vào khi gần bắc ra khỏi bếp để rau không chín quá, mất hết mùi vị đặc trưng.
Tôi nghe nói trồng xung quanh nhà các loại cây như tỏi, sả, cúc ngải... có tác dụng hạn chế muỗi. Húng quế có ưu điểm này không?
Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một "kẻ thù" của côn trùng. Để đuổi muỗi, bạn có thể trồng húng quế xung quanh nhà.
Nếu trong nhà nhiều muỗi, bạn lấy vài lá húng quế, đốt trên lửa. Mùi hương này sẽ khiến muỗi nhanh chóng rút lui.
Theo PNO
Rau càng cua- Món rau ngon, vị thuốc quý Rau càng cua là loại rau hoang dại, mọc nhiều nơi, ăn sống hơi chua giòn ngon, rất có giá trị về dinh dưỡng. Theo Đông y, rau có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện. Đặc điểm của rau càng cua Càng cua tên khoa học Peperomia peliucida, ưa mọc nơi đất...