Hoa hồng suất ăn bán trú… không thơm đâu
Đã có hiệu trưởng ăn bớt của học trò phải vào tù, thế nhưng bài học ấy vẫn chưa làm “sáng mắt” những hiệu trưởng thích “hoa hồng”.
Đầu năm nay, hình ảnh “xấu xí” suất ăn bán trú học trò tràn ngập trên truyền thông, mạng xã hội. Phụ huynh đã phải thốt lên “Tôi đã khóc khi nhìn thấy suất ăn của con mình ở trường quốc tế Việt Úc” v.v…
Nếu gõ vào Google cụm từ “ăn bớt khẩu phần của học trò”, bạn nhận được 67.400.000 kết quả trong vòng 0.44 giây. Việc ăn bớt suất ăn của học trò không phải chỉ có năm nay, nó đã có từ khi có… hoa hồng.
Đã có hiệu trưởng ăn bớt của học trò phải vào tù, thế nhưng bài học ấy vẫn chưa làm “sáng mắt” những hiệu trưởng thích “hoa hồng”.
Tại sao bữa ăn con trẻ dễ bị bớt xén?
Nhiều học trò coi việc ăn uống như “tù đày”, ở nhà cha mẹ trẻ cho con ăn được chén cơm là công việc vất vả nhất trong ngày.
Việc suất ăn ít, nhiều khi là “yêu thích” của học trò, vì thế chúng “chả dại méc bố mẹ”. Tâm lý đó được hiệu trưởng và nhà cung cấp dịch vụ tận dụng triệt để.
Nhà cung cấp thực phẩm, suất ăn cho trường học đều phải “làm luật”, trích “phần trăm” cho hiệu trưởng v.v…, nếu muốn có chỗ làm ăn. Nơi thì vài chục %, nơi thấp nhất cũng vài %, tiền ấy ở đâu ra? Từ bữa ăn của các cháu chứ ở đâu?
Nhận tiền hoa hồng, bớt xén tiền ăn của học trò là tội ác. (Ảnh minh họa: //vnca.cand.com.vn)
Há miệng mắc quai, cứ thế thực phẩm “bẩn”, “suất ăn” không xứng đồng tiền bố mẹ đóng, cứ vào trường học, “con voi chui lọt lỗ kim”, đúng quy trình.
Tiền “hoa hồng” nhiều khi gấp mấy tiền lương của hiệu trưởng; hiệu trưởng xấu tâm khó mà từ chối được.
Video đang HOT
Giáo viên trong trường có biết không? Xin thưa biết, biết quá đi chứ, “thấp cổ, bé họng”, dám nói đâu! Nếu phản ánh, nhiều khi còn bị kỷ luật vì “gây mất đoàn kết”. Chưa kể đến doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, suất ăn, nhiều khi là công ty “sân sau” của lãnh đạo.
Làm sao để đảm bảo suất ăn học đường không bị bớt xén?
Minh bạch, công khai nguồn cung cấp thực phẩm, suất ăn là điều đầu tiên phải làm. Suất ăn hàng ngày phải chiết tính công khai về tiền bạc, hình ảnh suất ăn được phản ánh hàng ngày trên truyền thông của mỗi trường.
Quy trách nhiệm cụ thể cho bộ phận kiểm tra, giám sát. Giáo dục họ hiểu được vai trò quan trọng của bữa ăn học đường với sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; chăm sóc bữa ăn của trẻ tốt là góp phần xây dựng tương lai đất nước.
Lắp camera giám sát các quy trình hoạt động của nhà bếp, nhà ăn; phụ huynh học sinh có thể truy cập thông tin, thấy được hoạt động của bộ phận này bất cứ khi nào.Khuyến khích phụ huynh tham gia giám sát, chế biến, kiểm tra bữa ăn của trẻ.
Học trò đến trường coi thầy cô là cha mẹ.
Chế độ dinh dưỡng cho học trò, đặc biệt là mầm non, có vai trò rất lớn cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Đây là giai đoạn tiền đề quyết định đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau.
Không đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học trò, ăn bớt, ăn xén của con trẻ là tội ác! Hoa hồng vừa đẹp, vừa thơm, thế nhưng “hoa hồng” từ suất ăn bán trú vừa tội lỗi, vừa độc ác; vô cùng thối tha, đáng khinh, đáng ghét.
Tiền hoa hồng có thể xây nhà to, mua xe đẹp, áo quần hàng hiệu; thế nhưng chính chủ nhân của nó sẽ xấu hổ ngàn lần khi lương tri thức dậy.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước; xin đừng vì “hoa hồng”, những lợi ích tầm thường của mình, thầy cô đánh mất đi niềm tin, “thiên chức” cao quý của xã hội đặt vào tay mình: Bà mẹ thứ hai của học trò.
Chăm sóc bữa ăn của trẻ, đúng những gì cha mẹ trẻ đóng góp, là góp phần xây dựng tương lai đất nước; tự khẳng định mình là người tử tế.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Nuôi la liệt con đặc sản được Chủ tịch T.Ư Hội NDVN trầm trồ khen
Đó là mô hình trang trại con nhiều loài con đặc sản của ông Trịnh Văn Tiến - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 ở xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình). Trang trại nuôi con đặc sản của ông Tiến là một trong những trang trại được Hội ND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc sản an toàn có giá trị kinh tế cao.
Điểm đầu tiên đoàn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Thào Xuân Sùng dẫn đầu đi đến là cửa hàng nông sản an toàn Sông Vân (TP.Ninh Bình). Đây là một trong số 15 cửa hàng nông sản an toàn và 60 mô hình nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai theo Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn".
Ngày 17/9, đoàn đại biểu về dự Hội nghị "Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 Nghị quyết của BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khóa VII cụm thi đua công tác Hội và phong trào nông dân số 1 và số 2 của 19 tỉnh, thành phố do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam dẫn đầu đã đi thăm các cửa hàng nông sản an toàn và mô hình trang trại tổng hợp tại tỉnh Ninh Bình.
Qua thăm quan, khảo sát các cửa hàng nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai theo Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn" tại các huyện, đồng chí Thào Xuân Sùng và các cán bộ của đoàn công tác đánh giá rất cao những sáng tạo mà các cấp Hội của tỉnh đã làm trong thời gian vừa qua trong công tác Hội và phong trào nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
"Lần đầu đến thăm các cửa hàng nông sản an toàn của Ninh Bình, chúng tôi thấy rất nhiều sản phẩm đặc sản, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, khách mua cũng rất đông. Đặc biệt các cửa hàng này còn hạn chế và không sử dụng túi nilon trong mua, bán, đây thực sự là mô hình rất hay, sáng tạo của Hội ND Ninh Bình, rất mong các cấp Hội trong cả nước học tập, làm theo để bà con và khách hàng được hưởng lợi", đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Đến thăm trang trại tổng hợp của HTX Nông sản và du lịch TP Tam Điệp, các cán bộ của đoàn công tác tỏ ra rất thích thú và ấn tượng với mô hình chăn nuôi con đặc sản của gia đình ông Trịnh Văn Tiến và bà con ở xã Đông Sơn. "Từ mô hình nhỏ lẻ, tự phát đến nay ông Tiến đã vươn lên xây dựng thành công chuỗi sản xuất hàng hóa và bao tiêu được cả sản phẩm cho bà con xã viên, giúp mọi người cùng làm giàu, thực sự chúng tôi rất thán phục và mong mọi người tiếp tục cố gắng phát triển hơn nữa để có thêm nhiều sản phẩm an toàn, hữu cơ cung cấp cho các "thượng đế" ở trong và ngoài tỉnh", người đứng đầu T.Ư Hội ND Việt Nam chia sẻ.
Để giảm thiểu chất thải nhựa, đặc biệt là túi nilon sử dụng một lần thải ra môi trường, cửa hàng Sông Vân đã thay thế bằng các vật dụng thân thiện với môi trường, dễ tiêu hủy như lá chuối, lạt tre, lá sen...
Đoàn công tác thăm quan gian hàng bày bán sản phẩm thịt dê núi, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình tại cửa hàng nông sản an toàn thuộc TP.Tam Điệp.
Qua thăm quan, đồng chí Thào Xuân Sùng và các đại biểu đánh giá rất cao các mô hình cửa hàng nông sản an toàn do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai thời gian vừa qua.
Cửa hàng nông sản an toàn ở TP.Tam Điệp luôn thu hút đông khách tới mua hàng.
Đồng chí Thào Xuân Sùng thăm quan trang trại con đặc sản của ông Trịnh Văn Tiến ở xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp, một trong nhưng đơn vị được sự giúp sức của Hội ND tỉnh Ninh Bình trong việc xây dựng mô hình chuỗi sản xuất hàng hóa ở địa phương.
Hiện trang trại của ông Tiến đang nuôi rất nhiều con đặc sản như dê núi, hươu, nai, lợn rừng... Vừa chăn nuôi cung cấp cho các nhà hàng của gia đình, ông Tiến còn bao tiêu sản phẩm cho các hội viên trong HTX Nông sản và du lịch TP.Tam Điệp.
Cùng ngày đoàn công tác thăm quan mô hình du lịch sinh thái ở thôn 12, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp
Trong 2 ngày 17 và 18/9 diễn ra Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ (2018 - 2023) cho cụm thi đua công tác Hội và phong trào nông dân số 1 và số 2 tại Ninh Bình. Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân 19 tỉnh, thành tham dự hội nghị, gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện biên, Sơn La, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị sẽ quán triệt, bàn cách xây dựng 3 Nghị quyết gồm: Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Theo Danviet
Vẫn có gần 3.000 cơ sở ngang nhiên vi phạm ATTP Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm mới đây, Hà Nội đã có 699 đoàn thanh, kiểm tra đến gõ cửa 18.989 cơ sở, phát hiện 2.853 cơ sở vi phạm. Dù các cơ sở đã bị xử phạt cảnh cáo, hủy sản phẩm, thậm chí đóng cửa nhưng nỗi lo mất vê sinh ATTP vẫn khiến người dân Thủ đô...