Hỏa hoạn, 4 người trong gia đình bị bỏng nặng
Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 21 giờ 30 ngày 29-8, tại số nhà 146/33 đường Hải Thượng Lãn Ông, khu phố 9, phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận làm 4 người trong một gia đình bị bỏng nặng.
Bốn nạn nhân là: Bà Trần Thị Bùi (SN 1951), chị Nguyễn Thị Gái (SN 1984, con gái bà Bùi), anh Phan Kim Hùng (SN 1981, con rể bà Bùi) và cháu Phan Nguyễn Lê Hoài (SN 2006, cháu ngoại bà Bùi).
Vào thời điểm trên, người dân phát hiện khói bốc lên từ ngôi nhà bà Bùi nên tập trung ứng cứu. Nhưng lúc này, ngôi nhà đã khóa trái cửa từ bên trong, cửa kéo sắt nên rất vất vả người dân mới phá được cửa để vào.
Trong khi chờ lực lượng cứu hỏa tới, người dân đã dùng nước dập lửa và nhanh chóng đưa 4 nạn nhân ra ngoài trong tình trạng bị cháy đen.
Sau đó, 4 nạn nhân đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận cấp cứu. Theo TTXVN, do bỏng quá nặng nên cả 4 nạn nhân đã được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) ngay trong đêm.
Nhận được tin báo, lực lượng cứu hỏa đã nhanh chóng đến phun nước dập lửa để khống chế không cho ngọn lửa lan sang các ngôi nhà bên cạnh.
Tại hiện trường, toàn bộ đồ đạc trong căn nhà cấp 4 của bà Trần Thị Bùi đã bị cháy rụi.
Theo VNN
Video đang HOT
Phát lộ tháp Chăm lớn nhất
Ngày 28-8, nhóm khảo cổ học khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) công bố những kết quả ban đầu sau hơn 1 năm đào bới. Một nền văn hóa Champa nghìn năm trước đã phát lộ qua những hiện vật.
Đền tháp Chăm Phong Lệ - những ngày đầu khai quật. Ảnh: Nam Cường.
Bí ẩn hố thiêng
Theo Trưởng nhóm khảo cổ Nguyễn Chiều (Giảng viên khảo cổ học, khoa Lịch sử, ĐH Quốc gia Hà Nội) nhóm đã thấy phát lộ một quần thể kiến trúc đền tháp Chăm, được suy đoán có niên đại khoảng thế kỷ 10-11.
Dưới độ sâu mấy mét đất là chân móng của một tòa tháp Chăm rất lớn. Chân móng có cấu trúc bình đồ gần hình chữ thập.
Từ cửa đông tới tây dài 23,15m, cửa bắc tới nam dài 19,30m móng tường đông-tây dài 15,85m, móng bắc-nam dài 16,15m.
Bề mặt của chân móng khá bằng phẳng, được tạo bởi một lớp gạch vụn (cổ) dày 10cm, đầm rất chắc chắn.
Phía dưới lớp gạch vụn khoảng 2m là những lớp gạch vụn đầm khác, xen kẽ đá cuội và cát trắng mịn chưa từng thấy.
Điều đặc biệt nhất của đợt khảo cổ lần này chính là phát hiện hố thiêng. Đó là một hố vuông có độ sâu cùng với móng tháp ngay ở chính tâm của móng.
Họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ bên hố thiêng Champa Phong Lệ vừa phát lộ .
Theo họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người đo đạc để phục dựng lại hình hài của tháp Chăm, đây chính là điều đặc biệt nhất trong cuộc đời nghiên cứu tháp Chăm của ông, ở cả Mỹ Sơn, Dương Long (Tuy Phước - Bình Định) hay Chương Mỹ (Quảng Nam).
"Có hai điều khác biệt ở đây làm tôi kinh ngạc, đó là những số liệu cho thấy, tháp Chăm ở Phong Lệ chính là ngọn tháp lớn nhất từ trước đến nay mà chúng ta phát hiện. Thứ hai là những hốc lõm ở hố thiêng", họa sĩ Hỷ nói với PV Tiền Phong.
Hố thiêng không lạ với họa sĩ Hỷ, bởi lần khai quật tháp G1 (Mỹ Sơn) cũng phát hiện ra, sau đó là tháp F1, H1. Tuy nhiên, quy mô của các hố thiêng này nhỏ hơn ở Phong Lệ.
Ở Mỹ Sơn, hố G1, hình chữ nhật diện tích: 2,2x 2,31m ở F1: 1,48 x 1,48m, còn ở Phong Lệ: 4,26 x 4,26m.
Theo ông Hỷ, điều khác biệt đến từ 8 hốc lõm chỉ có ở Phong Lệ, có thể đó là 8 hốc để thờ bởi những hiện vật rất giống với 8 gian thờ ở các khu A1 - A8 ở Mỹ Sơn.
Về sự đồ sộ thì hiện nay, tháp Chăm cao nhất là tháp Dương Long cao 41m, có lòng chân móng 5,5m, nhưng ở tháp Phong Lệ, lòng chân móng là 6,46m. Điều này chứng tỏ, ít nhất, khu tháp ở Phong Lệ sẽ cao hơn 41m.
Theo phỏng đoán của ông Nguyễn Xuân Mạnh (giảng viên khảo cổ, khoa Lịch sử, ĐH Quốc gia Hà Nội, thành viên đoàn khảo cổ), rất có thể hơn 1.000 năm trước, đây là một trung tâm kinh tế, đô thị sầm uất hoặc là nơi giao thương qua lại nên bậc tiền nhân người Chăm đã cố ý xây khu tháp lớn này.
"Không thể coi đây là thánh địa như Mỹ Sơn, bởi khu quần thể xung quanh vẫn còn nhiều di tích khác chưa phát lộ, và là nơi sinh sống giao thương qua lại", ông Mạnh nói.
Ông Hỷ, ông Mạnh cùng nhiều chuyên gia khác đều cho rằng, tất cả chỉ là phỏng đoán, còn câu chuyện ngàn năm trước thế nào, hình hài tháp ra sao, đây là khu kiến trúc gì... tất cả có thể mãi mãi nằm trong vòng bí ẩn.
Chờ khai quật, bảo tồn
Ông Mạnh nói, trong những ngày khai quật, qua lời kể của người dân về việc họ phát hiện những hiện vật trong quá trình làm nhà, rất có thể còn nhiều di tích khác chưa được phát hiện, qua đó sẽ tạo nên một quần thể kiến trúc Champa rộng lớn ở nơi đây.
Ông Nguyễn Chiều trăn trở: Đã có những kết quả khả quan ban đầu, đã rõ ràng phát lộ một quần thể kiến trúc di tích, kèm theo đó là một nền văn hóa nghìn năm trước, giờ đây, rất mong chính quyền cho phép, cấp kinh phí để lập một dự án khai quật, bảo tồn để đi đến một dấu mốc cuối cùng, vẽ lại được tối đa quần thể đền tháp Phong Lệ.
Theo ông Võ Văn Thắng, Giám đốc bảo tàng Chăm Đà Nẵng, việc bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu khai quật là rất cần thiết để giữ gìn quần thể văn hóa ngàn năm, trong khi đây lại là nơi phát lộ một cách hoàn hảo nhất về một công trình tháp Chăm ở Đà Nẵng.
Khó khăn chính là điểm khai quật sẽ rộng lớn, nằm trong khu dân cư. Tuy nhiên, có 4 thuận lợi lớn để biến nơi đây thành một điểm đến du lịch trong quần thể du lịch Đà Nẵng, gồm: Phong Lệ nằm trong quần thể văn hóa Chăm, trục giao thông thuận lợi, sát trung tâm Đà Nẵng và người dân sẵn sàng hợp tác.
Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Đà Nẵng, cho hay, đã giao Bảo tàng Chăm lên phương án hoàn chỉnh, sau đó Sở sẽ trình lãnh đạo thành phố duyệt dự án bảo tồn, khai quật.
Không biết thời gian hoàn thành dự án bao lâu, trình ký, phê duyệt thế nào, nhưng nhiều chuyên gia lo lắng, khi ông Chiều tiết lộ: Mới một trận mưa lớn đêm 27-8 đã làm sụt lún, xóa nhiều công sức của đoàn khảo cổ.
Theo TPO
Xe chữa cháy tự hành độc nhất vô nhị Không cần điện, máy nổ hay các nguồn cung cấp năng lượng, xe chữa cháy và cứu hộ An Sinh vẫn có thể tự vận hành, chữa cháy với nhiều tính năng được đánh giá là chưa từng có trong bất cứ xe chuyên dụng PCCC trên cả nước, thậm chí trên thế giới. Ông Phương (phải) giới thiệu hệ thống van trộn...