Hoa hậu ở Việt Nam dạo này: Đi thi như rải CV!
Các cô gái không đạt giải cuộc kia thì lại đăng quang cuộc này, nói vui là quan trọng bạn có chăm chỉ “rải CV” và chờ đợi hay không mà thôi.
Trong 3 tháng, 4 cuộc thi nhan sắc được diễn ra, có 4 Hoa hậu và 12 Á hậu đăng quang. Chỉ một vài con số nhưng phản ánh thực trạng có quá nhiều cuộc thi nhan sắc được tổ chức tại Việt Nam và điều đó khiến khán giả bắt đầu cảm thấy “bội thực”. Nếu như mọi công tác thực hiện đảm bảo chất lượng thì không có gì đáng nói, nhưng việc tổ chức chớp nhoáng lấy lệ và không chỉn chu các khâu sản xuất vô tình khiến cuộc thi nhan sắc trong mắt công chúng bị giảm uy tín. Bên cạnh đó, quá nhiều cuộc thi liên tiếp nhau nhưng nguồn thí sinh lại có hạn, nên quay đi ngoảnh lại, không khó để bắt gặp những gương mặt cũ đang “đi tìm giấc mơ”, “phục thù” hay “sống hết mình với thanh xuân”.
Ở Miss Universe Vietnam 2023, trong Top 18 thí sinh thi chung kết thì đã có gần một nửa gương mặt cũ thi lại nhằm tìm lấy vị trí cao hơn sau nhiều lần thất bại. Những Hương Ly, Nam Anh, Anh Thư,… đã không còn quá xa lạ với fan sắc đẹp, họ khác biệt so với phần còn lại trong dàn thí sinh và đồng loạt lọt top sâu ở cuộc thi.
Hay trong số những nàng hậu đăng quang gần đây, ít trường hợp nào không từng trải qua các cuộc thi nhan sắc khác. Như Bùi Quỳnh Hoa, trước khi trở thành Miss Universe Vietnam 2023, cô từng tham gia Hoa hậu Áo dài Việt Nam Thế giới 2017, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và 2022, Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2018. Hay Lê Hoàng Phương cũng từng 2 lần thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhưng đều không vào nổi Top 3 chung cuộc. Sau đó đến với Hoa hậu Hòa bình Việt Nam rồi cuối cùng đăng quang.
Tân Hoa hậu Đại dương Trần Thị Thu Uyên cũng từng chinh chiến Miss World Vietnam, cô có một màn lột xác về ngoại hình trước khi trở lại đấu trường nhan sắc và ẵm vương miện. Việc có quá nhiều cuộc thi được tổ chức và các người đẹp thoải mái bay nhảy từ cuộc này qua cuộc kia đã trở thành một câu chuyện quá quen thuộc trong “ngành công nghiệp Hoa hậu” ở Việt Nam.
Mỗi cô gái sẽ có mục đích và lý luận riêng cho quyết định thi đi thi lại của mình. Người khát khao danh hiệu, người vì chăm chỉ tìm kiếm cơ hội mới hoặc có thể cũng có một vài cô gái thật sự muốn lan tỏa những giá trị tích cực. Thế nhưng, phần đông khán giả theo dõi các cuộc thi nhan sắc hiện nay xem đây như là các chương trình giải trí – nơi lớp áo “giá trị dành cho cộng đồng, xã hội” chỉ được coi như là concept phù hợp để khoác lên.
Khán giả xem chương trình, bàn tán sôi nổi trên các hội nhóm, tiếc thay chủ đề họ đam mê hơn cả là nhan sắc, là những màn chặt chém, chứ không phải là ý nghĩa xã hội. Vậy nên khi một chương trình giải trí kém hấp dẫn, các người đẹp xuất hiện nhẵn mặt chắc chắn phần nào gây nên cảm giác thất vọng nhàm chán.
Việc nở rộ các cuộc thi nhan sắc một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát đâu đó cũng đang phản ánh sự kém phát triển của ngành “công nghiệp Hoa hậu” tại Việt Nam. Số lượng đang chưa đi kèm với chất lượng, và lại càng chưa đạt tới sự tin tưởng của khán giả. Các cô gái không đạt giải cuộc kia thì lại đăng quang cuộc này, nói vui là quan trọng bạn có chăm chỉ “rải CV” và chờ đợi hay không mà thôi. “Chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc, chắc chắn chúng ta sẽ làm được” – Đây chính là phát ngôn từ Bùi Quỳnh Hoa, hẳn cô nàng cũng là thành viên “chăm rải CV” hàng đầu hiện nay. Thế nhưng, slogan trên cũng là một trong những câu nói cổ động được cho là sáo rỗng và thiếu thực tế nhất.
Việc lặp đi lặp lại những gương mặt cũ sẽ chẳng có gì ầm ĩ nếu thực sự các cô gái được lựa chọn là xứng đáng. Lê Hoàng Phương dù là gương mặt cũ nhưng nhận được sự ủng hộ cực kỳ lớn của khán giả Việt vì những nỗ lực và sự thể hiện hợp lòng người hâm mộ. Thế nhưng Miss Universe Vietnam 2023 – Bùi Quỳnh Hoa lại không như vậy. Dù là gương mặt “cộm cán” từng chinh chiến ở nhiều cuộc thi nhan sắc nhưng việc Bùi Quỳnh Hoa đăng quang ở Miss Universe Vietnam vẫn nhận nhiều tranh cãi. Trước tiên là màn thể hiện không thuyết phục của Quỳnh Hoa trong đêm Chung kết, cô trả lời ứng xử như đọc thuộc bài văn mẫu có sẵn trên Google, đã vậy còn vấp váp và nói sai tục ngữ, thành ngữ. Ồn ào bị tố bạo lực học đường, hút bóng cười cũng như phát ngôn thiếu chuẩn mực trên MXH cũng khiến người đẹp lao đao những ngày vừa qua.
Video đang HOT
Anh Huy Minh – Nhà báo công tác nhiều năm về mảng Giải trí – cũng có những góc nhìn riêng về thực trạng ở ngành “công nghiệp Hoa hậu” Việt Nam. Nam chuyên gia chia sẻ: “Trong thời gian ngắn, việc nhiều cuộc thi được tổ chức, một số người đẹp phát ngôn, hành động gây bức xúc, khiến dư luận bị dồn dập thông tin nên có những ác cảm với 2 chữ ‘Hoa hậu’ là điều dễ hiểu.
Khi Nghị định 144 ‘mở cửa’ với việc tổ chức các cuộc thi nhan sắc, chúng ra cần thấy trước sẽ có nhiều cuộc thi Hoa hậu được tổ chức trong thời gian gần. Giai đoạn này sẽ dần hạ nhiệt khi số lượng các cuộc thi tổ chức trong từng năm giảm dần, và tới lúc chỉ các cuộc thi có giá trị, uy tín, sức ảnh hưởng và được công chúng đón nhận mới có thể tồn tại và tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, nếu sự ác cảm của dư luận về chất lượng các cuộc thi Hoa hậu tăng lên, có thể là một dấu hiệu cho thấy cần có sự thay đổi trong cách quản lý và tổ chức các cuộc thi Hoa hậu.
Với các Hoa hậu liên tiếp gây dư luận bức xúc, đó cũng là lúc các ban tổ chức cần lưu tâm việc huấn luyện, đào tạo và đánh giá, để chắc chắn thí sinh chiến thắng không chỉ có ngoại hình mà còn có giá trị, phẩm chất tốt về đạo đức, tài năng, trí tuệ… Thêm vào đó, việc quản lý và hỗ trợ các Hoa hậu sau khi họ đăng quang cũng quan trọng để duy trì hình ảnh đẹp và an toàn trước những rủi ro”.
Về việc có nên đưa ra quy định về số lượng các cuộc thi Hoa hậu được tổ chức, anh Huy Minh bộc bạch: “Quy định về số lượng có thể kiểm soát chất lượng các cuộc thi Hoa hậu. Tuy nhiên, khi đã xem các cuộc thi Hoa hậu như hoạt động biểu diễn, giải trí, thì cần để quy luật thị trường sàng lọc như các hoạt động khác. Số lượng các cuộc thi hay những vấn đề xoay quanh các phát ngôn, hành động gây bức xúc của các Hoa hậu mà dư luận, khán giả góp ý, phản ánh chỉ là bề nổi trong rất nhiều vấn đề khi nhắc đến ngành ‘công nghiệp Hoa hậu’.
Để nói về ngành ‘công nghiệp Hoa hậu’, chúng ta sẽ phải đề cập đến rất nhiều mảng như: Quy trình tuyển chọn, Tổ chức cuộc thi, Đào tạo và phát triển, Hoạt động xã hội và cộng đồng, Truyền thông quảng bá hình ảnh, Hướng nghiệp… Việt Nam đang khởi sắc trên đấu trường nhan sắc quốc tế khi có những danh hiệu cao tại các cuộc thi lớn từ các người đẹp xuất thân từ các cuộc thi danh giá và uy tín. Chúng ta cũng đang hướng tới việc xây dựng trường lớp đào tạo, huấn luyện bài bản cho việc thi Hoa hậu, một số địa phương lớn có các trường, lớp huấn luyện kỹ năng có tiếng tăm… Tuy nhiên, chúng ta cần có sự liên kết bài bản nhiều mảng thì mới có thể thúc đẩy toàn diện để phát triển ngành ‘công nghiệp Hoa hậu’ tại Việt Nam”.
Đến lúc phải hiểu Hoa hậu không đại diện cho nhan sắc Việt
Trong khi fan nhan sắc Việt "hả hê" vì lời tố cáo của mình đến ban tổ chức cuộc thi hoa hậu Miss Universe đã được lắng nghe, song một mặt nào đó những gì đang diễn ra chẳng khác nào "vạch áo cho người xem lưng".
Bùi Quỳnh Hoa bị tố cáo mua giải Miss Universe Việt Nam 2023
Tân hoa hậu Miss Universe Việt Nam 2023 - Bùi Quỳnh Hoa bị tố "mua giải" trở thành đề tài bàn luận rôm rả trên "cõi mạng". Mặc cho người trong cuộc (gồm tân hoa hậu và Ban tổ chức cuộc thi) lên tiếng giải thích, fan nhan sắc còn tố cáo vụ việc lên hẳn ban tổ chức cuộc thi Miss Universe thế giới.
Vụ việc có vẻ lớn nên BTC Miss Universe đã có thư phản hồi rằng "đang xem xét" lại vấn đề. Khỏi phải nói những người có công "tố cáo" đã hả hê đến mức nào khi vấn đề, thắc mắc của cá nhân đã được lắng nghe. Một mặt nào đó, điều này thể hiện quyền lực của người tố cáo.
Không dừng lại ở đó, những hình ảnh ăn chơi thuở "trẻ trâu" của tân hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa cũng được đào lại, chia sẻ khắp mạng xã hội. Điều này cộng thêm sức nặng cho lời tố cáo mua giải đang được lan truyền và rằng Bùi Quỳnh Hoa không xứng đáng với vương miện hoa hậu.
Thấy chuyện bất bình, việc tố cáo là đúng. Tâm lý hả hê của người đi tố cáo là thật. Chỉ có điều, có những người hưởng ứng lời tố cáo mà không biết chuyện thực hư thế nào mới đáng sợ.
Không vì sự dễ dãi mà bỏ qua những cái sai nhưng để được thỏa mãn cảm xúc cá nhân mà ít nhiều coi thường danh tiếng của quốc gia là điều không nên.
Fan nhan sắc làm mọi cách để tìm câu trả lời cho lời tố cáo của mình
Thực tế, người trong cuộc đã lên tiếng về tin đồn mua giải và nếu chưa thỏa đáng, thiết nghĩ fan nhan sắc nên tiếp tục đòi câu trả lời thỏa đáng hơn từ người trong cuộc thay vì đem vụ việc đến tai BTC Miss Universe quốc tế.
Những thông tin đó được đăng tải trên trang web chính thức của cuộc thi và khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể xem. Liệu rằng Miss Universe sẽ thực sự lắng nghe tiếng lòng của fan nhan sắc Việt hay lắng nghe giải thích từ BTC Miss Universe Việt Nam - một đơn vị đối tác trả tiền tác quyền cuộc thi cho họ? Nhất là khi chủ sở hữu Miss Universe còn đang "rối như tơ vò" khi chưa tìm được cách thoát ra khỏi "mớ bòng bong" kiệt quệ tài chính và hằng hà những tin đồn khác.
Điều quan trọng hơn, tại sao nhiều fan nhan sắc Việt lại đang để cảm xúc cá nhân lấn chiếm đến mức xoay vòng trong câu chuyện ai xứng đáng với vương miện, ai hơn ai để trở thành hoa hậu.
Kể cả chuyện BTC một cuộc thi nhan sắc có thực sự mua - bán giải như lời đồn thì âu đó cũng không còn là chuyện bất thường.
Hầu như tất cả các cuộc thi nhan sắc hiện nay đã trở thành một công việc kinh doanh đơn thuần. Làm những việc có lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng.
Phương thức tìm lợi nhuận từ các cuộc thi nhan sắc đã thay đổi rất nhiều qua từng giai đoạn, thời kỳ. Kinh doanh nhan sắc dễ dẫn đến thương mại thân xác, đã có nhưng cũng đã lỗi thời so với thời kỳ hiện tại. Ngày nay, lợi nhuận từ cuộc thi nhan sắc có thể đến từ thương hiệu, quảng cáo hay cả việc một người nào đó sẵn sàng bỏ tiền để mua vinh quang.
Từ lâu rồi, không có hoa hậu nào là đại diện cho nhan sắc Việt
Điều đó quá đỗi bình thường và từ lâu, các cuộc thi nhan sắc chỉ là một sự kiện "cả nhà cùng vui" và khán giả thì không còn quan tâm đến nữa.
Hình ảnh các cô hoa hậu đẹp ngời ngời vạ vật nơi sân bay và khán giả nhiều quốc gia phương Tây chẳng mấy bận tâm khác hẳn với hình ảnh fan Việt gào thét khi thấy người đẹp xuất hiện.
Danh hiệu của mỗi người đẹp chỉ là phương tiện để bản thân họ kiếm tiền. Vậy nên, chuyện một ai đó trở thành hoa hậu và đại diện cho nhan sắc Việt là chuyện vô lý. Điều đó có thể là thật nhưng đã cách ngày nay quá xa rồi.
Tham dự một cuộc thi quốc tế nào đó, đó đơn giản là việc của cá nhân họ chứ không đại diện cho màu cờ sắc áo của Việt Nam
Ngày nay, hoa hậu chỉ là một nhân vật giải trí còn BTC cuộc thi là người tạo ra sự kiện. Tất cả mọi người đều có những mục đích của riêng mình nhưng tựu trung vẫn là để kiếm lợi cho bản thân. Khán giả có thể quay cuồng với hành trình của các người đẹp vì ngưỡng mộ nhan sắc của họ. Nhưng giống như một bộ phim, khi phim kết thúc thì tất cả các diễn viên xả vai.
Khán giả của các cuộc thi nhan sắc cũng vậy. Sau khi cuộc thi kết thúc, ai về nhà nấy và lo chuyện của mình. Những người trong cuộc đã nhìn nhận rằng hoa hậu của bất cứ cuộc thi nhan sắc nào cũng không thể là đại diện cho nhan sắc Việt, dù họ có là gương mặt đến từ Việt Nam đi tranh tài ở một cuộc thi nhan sắc quốc tế.
Mỗi tháng lại thêm một Hoa hậu, nhiều vậy để làm gì? "Đi đâu cũng gặp Hoa hậu" là câu nói ví von cho ngành "công nghiệp Hoa hậu" hiện nay ở Việt Nam. Vậy là một cuộc nhan sắc kết thúc và chúng ta có thêm một Hoa hậu. Với tệp khán giả riêng, có thể đây sẽ là thông tin không gây bất ngờ, thậm chí thú vị và có thể gây phấn...