Hoa hậu Hà Kiều Anh khẳng định mình là “Công chúa đời thứ 7 của triều Nguyễn”, hậu duệ của Vua Minh Mạng lên tiếng phủ định!
Thông tin Hoa hậu Hà Kiều Anh cung cấp trên trang Facebook của mình là chưa chính xác.
Mấy ngày nay, MXH không khỏi xôn xao trước thông tin được chính Hoa hậu Hà Kiều Anh đăng tải về việc cô là “Công chúa 7 đời của triều Nguyễn”. Thông tin từ phía Hoa hậu Hà Kiều Anh chia sẻ thậm chí khiến nhiều đồng nghiệp như Mai Phương Thúy, Vũ Thu Phương, Giáng My, Tăng Thanh Hà,… phải xuýt xoa về gia thế “khủng”. Nhiều kênh truyền thông và trang cộng đồng cũng đã đăng tải lại thông tin này.
Tuy nhiên, thông tin Hoa hậu Hà Kiều Anh cung cấp trên trang Facebook lại chưa chính xác, dễ gây hoang mang.
Hoa hậu Hà Kiều Anh hé lộ mình là công chúa đời thứ 7, cháu vua chúa
Tối ngày 26/6, Hà Kiều Anh bất ngờ khoe loạt ảnh ngày trẻ của bà nội tên Nguyễn Tăng Diệu Hương là con gái của bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh – tức con cháu Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng. Kèm theo đó, Hà Kiều Anh còn kể về giai thoại hào hùng và vẻ vang của ông bà khiến ai nấy cũng trầm trồ.
Thông tin do Hoa hậu Hà Kiều Anh cung cấp về việc cô là “Công chúa đời thứ 7 của triều Nguyễn”
Không có người nào là Tiệp Phi, Hà Kiều Anh nói chưa đúng về gia thế Tổ tiên?
Về gia thế của mình, Hoa hậu Hà Kiều Anh đã đưa khán giả đi về gốc gác ban đầu: “Vua Minh Mạng có Hoàng tử thứ 11 tên là Tuy Lý Vương. Ông rất có hiếu với mẹ – ông đã đón mẹ mình lúc đó là vợ Vua, gọi là Tiệp Phi, về ở Phủ Tuy Lý Vương của mình để phụng dưỡng suốt đời cho đến lúc bà mất”.
Tuy nhiên, theo lịch sử chính thống được ghi chép lại, nhà Nguyễn không có bất kì người phụ nữ nào là “Tiệp Phi”. Người mà Hoa hậu Hà Kiều Anh đề cập đến thực ra là Bà Tiệp dư Lê Thị Ái, thụy Tịnh Nhu, bà là phi tần của Hoàng đế Minh Mạng và là sinh mẫu của Tuy Lý Vương (Nguyễn Phước Miên Trinh).
Tranh vẽ Vua Minh Mạng của người phương Tây.
Video đang HOT
Tuy Lý Vương (Nguyễn Phước Miên Trinh), con trai của Vua Minh Mạng và là em trai của Vua Thiệu Trị triều Nguyễn.
Ngược dòng lịch sử, vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Hoàng đế đã đặt ngôi Hoàng Quý phi để phụ giúp Hoàng hậu, ở dưới các phi tần được phân chia thành 9 bậc gọi là Cửu giai. Bậc Phi mà Hà Kiều Anh thông tin trong bài viết nằm ở hàng Nhất giai – Nhị giai (Bậc Nhất và Bậc Hai) trong khi thực sự thì sinh mẫu của Tuy Lý Vương – bà Lê Thị Ái – chỉ là Tiệp dư, một chức ở hàng Lục giai (Bậc Sáu), tức cách nhau đến 4-5 bậc.
Chỉ có thông tin về việc Tuy Lý Vương Miên Trinh đón bà Tiệp dư Lê Thị Ái về phủ để phụng dưỡng suốt đời cho đến khi bà qua đời là chính xác.
Bà Tiệp dư Lê Thị Ái hiện đang được thờ tự tại Phủ Tuy Lý Vương nằm ở số 140, đường Nguyễn Sinh Cung, Thành phố Huế.
Sai lầm trong cách gọi tên tổ tiên
Thứ hai, Hoa hậu Hà Kiều Anh lại tiếp tục: “Ông Tuy Lý Vương đẻ ra cậu con trai được gọi là Hương Ngãi (tên hồi xưa của các con Vua cháu Chúa, thường được gọi theo chức danh), ông Hương Ngãi (hay còn gọi là ông Hường Ngãi” .
Theo thông tin từ Nguyễn Phước tộc – con cháu trực hệ của các Vua Chúa triều Nguyễn, Tuy Lý Vương Miên Trinh có nhiều người con trai, trong đó có một người con trai tên là Hường Ngải ( ), chứ không phải Ngãi – ). Bởi vì con cháu Tuy Lý Vương được Vua Minh Mạng ban bộ Thảo () để chọn chữ đặt tên cho con cháu.
Như vậy, Hà Kiều Anh đã tiếp tục có sai lầm trong cách gọi tên của tổ tiên khi gọi nhân vật lịch sử là Hương Ngãi trong khi thực chất là Hường Ngải. Cô gọi chức danh “Tuy Lý Vương” là tên gọi cũng sai vì đây là tước hiệu mà triều đình ban tặng cho ông Nguyễn Phước Miên Trinh để tỏ rõ vị thế hoàng thân quốc thích, không phải tên riêng.
Hà Kiều Anh hoàn toàn không phải là “Công chúa” như cô lầm tưởng
Thứ ba, Hoa hậu Hà Kiều Anh cho biết bà nội của chị là con gái của bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh với ông Nguyễn Tăng Lộc và đi đến kết luận: “Thảo nào Bà nội lúc nào cũng nói: Bà là con Vua cháu Chúa, con cũng là công chúa đời thứ 7 đấy!”. Thông tin về việc tự nhận là “Công chúa” là sai lầm nặng nhất mà Hà Kiều Anh mắc phải trong bài viết của mình.
Hình ảnh Hà Kiều Anh cung cấp về ông bà nội của cô.
Chúng ta thường mặc định “Công chúa” là một danh hiệu mặc định cho tất cả những người con gái do Hoàng đế sinh ra, điều này là chưa đúng ở triều Nguyễn. Những người con gái của Hoàng đế triều Nguyễn khi sinh ra chỉ được gọi là “Hoàng nữ”, thông thường khi lớn lên và hạ giá lấy chồng thì mới được Hoàng đế sách phong làm Công chúa với một buổi lễ riêng, có sách bảo và phong hiệu riêng.
Nghĩa là một Công chúa triều Nguyễn phải hội tụ đủ 2 yếu tố: là một Hoàng nữ, tức con gái ruột của Hoàng đế và đã được cử hành lễ sách phong chính thức để nhận danh hiệu này. Nếu chưa cử hành lễ sách phong thì chỉ có thể gọi là “Hoàng nữ”. Các con gái của Hoàng đế Bảo Đại chỉ có thể gọi là Hoàng nữ Phương Mai, Hoàng nữ Phương Dung chứ gọi là Công chúa Phương Mai, Công chúa Phương Dung là hoàn toàn sai vì 2 bà chưa bao giờ có lễ sách phong Công chúa vì thời cuộc.
Mỹ Lương Trưởng Công chúa – Nguyễn Phước Tốn Tùy – thường gọi là Bà Chúa Nhất, con gái Vua Dục Đức và là chị Vua Thành Thái.
Bên cạnh tước vị Công chúa thì nhà Nguyễn sách phong Trưởng Công chúa cho các bậc chị em gái của Hoàng đế, Thái trưởng Công chúa cho các bậc cô dì của Hoàng đế. Bà cố ngoại của chị Hà Kiều Anh như chị nói là Công Tằng Tôn Nữ tất nhiên không phải là Công chúa như lời cô nói vì không nằm trong “danh sách nhân sự” có thể sách phong Công chúa. Bên cạnh đó, từ bà cố ngoại của Hà Kiều Anh truyền đến 3 đời nữa mới đến cô, mối liên hệ lại càng thêm mong manh.
Hậu duệ của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh lên tiếng
Liên lạc với bác Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, hậu duệ trực tiếp của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh và hiện đang giữ chức Phó phòng Tuy Lý Vương, bác cũng cho biết: ” Không cần nói dài dòng, chỉ nhìn vào mấy dòng cô ấy tự xưng là đủ hiểu. Cô ấy là cháu chắt chút chít chiu… của ông Hoàng Thơ Tuy Lý Vương (tính theo kê khai của cô ấy) là khoảng 7 đời kể từ ngài Tuy Lý (du di tạm cho là ngang chữ Bảo). Chỉ chừng đó thôi thì sao gọi là “công chúa”. Chưa kể, cô ấy kê khai bà cụ cố cố chi đó con của cụ Hường Ngải (con trai ngài Tuy Lý Vương – Miên Trinh) thì bà phải ngang hàng chữ Ưng (tức là Công Tôn Nữ) thì Hà Kiếu Anh cho bà thành Công Tằng Tôn Nữ (tức mới ngang chữ Bửu). Vậy đó là đủ hiểu gia thế của ‘công chúa’ ni rồi.
Xin thưa: Tôi là hậu duệ đời thứ 5 của đức Tuy Lý Vương, và hiện đang là Phó Phòng Tuy Lý Vương. Tôi xin khẳng định: đúng là ngài Tuy Lý Vương – Miên Trinh có một người con trai tên là Hường Ngải ( ) (chứ không p hải Ngãi ). Bởi vì con cháu ngài Tuy Lý được ban bộ Thảo () để chọn chữ đặt tên cho con cháu. Sơ bộ vài ý kiến đóng góp vô ‘vụ việc’ ‘Giải cứu công chúa’ này. Tóm lại cô Hà Kiều Anh đúng là con cháu có họ hàng…..xa xa xa của Phủ Tuy Lý Vương, nhưng là ‘công chúa đời thứ 7′ thì không thể”.
Hà Kiều Anh là 'con vua cháu chúa'
Hoa hậu Hà Kiều Anh bật mí, cô là con cháu nhiều đời của vua Minh Mạng và hay được bà nội gọi là công chúa đời thứ 7.
Nhân dịp giỗ bà nội, hôm 26/6, Hà Kiều Anh gây bất ngờ khi kể câu chuyện về dòng dõi của gia đình cô. "Ngày xưa mỗi lần gặp bà nội tôi hay nghe bà dạy: Ngoài việc mang họ Hà của ông nội Hà Văn Lâu con còn là con vua cháu chúa đấy nhé.... Lúc đó tôi chỉ nghĩ: Bà nội chắc lẩm cẩm rồi. Bây giờ còn ai nhắc đến vua chúa nữa". Tuy nhiên hiện tại, ở tuổi ngoài 40, khi tìm hiểu về gốc gác, cội nguồn của mình, Hà Kiều Anh mới nhận ra những điều bà nội nói hoàn toàn là sự thật. Hoa hậu sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Huế.
Bà nội của Hà Kiều Anh thời trẻ.
"Hôm nay giỗ bà, tuy con không thường xuyên về Huế nhưng trong lòng con bà mãi mãi là vị công chúa cốt cách cao quý nhất. Con tin bà sẽ mỉm cười nơi chín suối, các con cháu sẽ luôn cố gắng sống đúng mực để không hổ thẹn dòng dõi quý phái gia tộc nhà mình. Mấy lần về Huế con cũng đến thăm lăng vua Minh Mạng, thắp hương cho cố cố, thăm phủ Tuy Lý Vương, thắp hương cho cụ cố và cụ ngoại của con. Bà sẽ luôn ở trong trái tim con", Hà Kiều Anh tâm sự.
Thời phong kiến, vua Gia Long là vị vua đầu tiên lập nên triều Nguyễn. Khi vua Gia Long mất, hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm là con thứ tư của ông lên ngôi năm 1820, lấy niên hiệu là Minh Mạng - vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Vua Minh Mạng được người dân miêu tả là thông minh, hiếu học, giỏi cưỡi ngựa, bắn cung, rất chăm lo việc triều chính. Vua Minh Mạng trị vì đất nước 20 năm. Trong 20 năm đó, ông xây dựng và phát triển nước Việt hùng mạnh. Thời vua Minh Mạng trị vì là thời kỳ hoà bình nên ông sử dụng các vị quan văn để trị nước, còn các vị quan võ ông cử đi trấn giữ biên cương và mở rộng bờ cõi phía Nam. Cũng chính ông là vị vua vẽ bản đồ đầu tiên của nước Việt Nam bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông bà nội Hà Kiều Anh được khen đẹp đôi nức tiếng một thời.
Vua Minh Mạng có hoàng tử thứ 11 tên là Tuy Lý Vương. Ông Tuy Lý Vương được dân yêu mến gọi là ông quan ba biệt danh: quan Thơ (ông làm thơ rất hay), quan Nông (ông thường hay mặc quần áo nâu hướng dẫn dân làm ruộng), quan Hiếu (ông rất có hiếu với mẹ - ông đã đón mẹ mình khi đó là vợ vua, gọi là Tiệp Phi, về ở phủ Tuy Lý Vương phụng dưỡng suốt đời cho đến lúc bà mất). Phủ Tuy Lý Vương hiện được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Ông Tuy Lý Vương có cậu con trai tên là Hương Ngãi (tên thời xưa của các con vua cháu chúa). Ông Hương Ngãi (hay còn gọi là Hường Ngãi) sinh được 4 người con trai và 3 cô con gái. Trong đó có bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh là bà cố ngoại của Hà Kiều Anh. Bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh là vợ thứ 3 của ông Nguyễn Tăng Lộc, cũng là quan trong triều đình nhà Nguyễn.
"Nghe nói, bà cố ngoại tôi ngày xưa là một người cực kỳ xinh đẹp, có thể nói là đẹp nghiêng nước nghiêng thành với làn da trắng muốt không tỳ vết. Chỉ tiếc là bà mất rất trẻ, khi mới 36 tuổi và mất vì bệnh đậu mùa. Bà sinh được 2 người con, một trai, một gái. Cô con gái là bà Nguyễn Tăng Diệu Hương - chính là bà nội của tôi. Thảo nào bà nội lúc nào cũng nói bà là con vua cháu chúa và tôi cũng là công chúa đời thứ 7 đấy ", Hà Kiều Anh kể.
Hà Kiều Anh và con gái Vivian được nhiều người nhận xét mang phong thái, dáng dấp quý phái của con vua, cháu chúa.
Tiết lộ về thân thế của Hà Kiều Anh khiến nhiều người bất ngờ. Bởi trước đó, hầu như bạn bè, khán giả đã biết Hoa hậu Việt Nam có gia thế lẫy lừng nhưng không ngờ gia đình cô có gốc gác quý tộc, thuộc dòng dõi vua chúa. Ngoài bà nội là cháu chắt của vua Minh Mạng, ông nội cô lúc còn sống là một đại tá quân đội, một nhà ngoại giao nổi tiếng, đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Ông ngoại cô trước đây là Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Vương Quốc Mỹ. Mẹ cô - bà Vương Kiều Oanh - là doanh nhân thành đạt, từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội và có thời gian làm giảng viên Đại học Kiến trúc TP HCM.
Hà Kiều Anh cùng ba con chơi trượt nước ở Mỹ Hoa hậu Hà Kiều Anh diện áo tắm, tận hưởng ngày hè sảng khoái bên ba con tại một khu vui chơi ở bang California, hôm 22/6. Hà Kiều Anh đưa các con đi Mỹ từ đầu tháng 6. Hoa hậu và con gái Vivian được khen xinh đẹp khi mặc đồ bơi đi chơi trượt nước. Con gái 6 tuổi của Hà...