Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2015 cho 44 lít sữa/ngày
Cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu năm nay có mức tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” năm 2015 được tổ chức trong 2 ngày (14 và 15/10), tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Hội thi đã chọn ra được 126 con bò, bê từ 18.000 bò bê của gần 600 hộ trong nhiều tháng qua để bước vào chung kết với 5 hạng mục: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa.
Chung cuộc, vương miện “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” thuộc về “cô bò” mang số hiệu 664 của chủ hộ Lê Thị Thoa thuộc đơn vị Vườn Đào 1. “Hoa hậu sinh năm 2010 có nguồn gốc bố từ Mỹ, mẹ từ Hà Lan – Cuba, trọng lượng 710 kg, đã đẻ 3 lứa, sản lượng sữa trung bình mỗi ngày đạt 59,6 lít/ngày.
Cuộc thi năm nay chọn ra được 126 con bò, bê từ 18.000 bò bê tại gần 600 hộ trong nhiều tháng qua. 126 “cô bò” dự thi chung kết ở 5 hạng mục tham gia là: Bò vắt sữa, Bò cạn sữa, Bò hậu bị, Bê cai sữa và Bê ăn sữa. Tổng giá trị cuộc thi lên tới hơn 1 tỷ đồng. Giải nhất của cuộc thi có giá trị 60 triệu đồng. Tất cả các “cô bò” được vào chung kết đều được nhận giải thưởng tiền mặt là 3 triệu đồng/con.
Sau 11 năm tổ chức, đã có những thế hệ F1, F2 của các “Cô bò” Hoa hậu trước tham gia cuộc thi này, đánh dấu những nỗ lực phát triển đàn bò chất lượng cao tại vùng chăn nuôi bò sữa Mộc Châu.
Video đang HOT
Ông Trần Công Chiến – TGĐ công ty cổ phần giống Bò sữa Mộc Châu cho biết: “Cuộc thi Hoa hậu Bò sữa là cơ hội để người chăn nuôi có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cũng là nơi người nông dân được gặp gỡ các nhà khoa học và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng những công nghệ chăn nuôi tiên tiến vào việc chăn nuôi bò sữa, trở thành một ngành chăn nuôi công nghệ cao”.
Thông qua Hội thi “Hoa hậu bò sữa”, Mộc Châu được biết đến là một trong những Trung tâm chăn nuôi bò sữa lớn nhất cả nước, có khả năng cung cấp những con bò giống tốt nhất, có năng suất sản lượng sữa cao nhất, tương đương với những nước có nền chăn nuôi bò sữa tiên tiến trên thế giới./.
CTV Hương Lan
Theo_VOV
Phát triển vùng nguyên liệu sữa tại Lâm Đồng
Vừa qua, tại Nhà máy Sữa Mega Việt Nam, Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã thống nhất ký kết văn bản thỏa thuận khung về hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20152020.
Mục tiêu của việc hợp tác nhằm phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tiềm năng phát triển đàn bò sữa để xây dựng Lâm Đồng trở thành một trong những vùng nguyên liệu sữa với sản lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo tính ổn định, bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Ông Vương Ngọc Long, Trưởng ban phát triển vùng nguyên liệu, Khối phát triển vùng nguyên liệu công ty Vinamilk giới thiệu về lịch sử hợp tác và tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng
Hợp tác chiến lược này sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lực đầu tư từ công ty Vinamilk để phát triển hệ thống chăn nuôi bò sữa tập trung, thu mua sữa tươi nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Lâm Đồng, đảm bảo đầu ra cho sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất và khuyến khích hộ chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa, quản lý dịch bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng sữa cung cấp cho các trạm thu mua, nhà máy chế biến.
Cụ thể, thông qua chương trình hợp tác này, tỉnh Lâm Đồng sẽ tạo điều kiện cho Vinamilk xây dựng từ 2 đến 3 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, công nghệ hiện đại, với tổng đàn khoảng 10.000 con tại tỉnh Lâm Đồng. Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung là hạt nhân, cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y, nguồn tinh bò sữa thuần chủng, thức ăn chăn nuôi bò sữa... cho các hộ chăn nuôi bò sữa trong khu vực. Xây dựng trung tâm giống bò sữa hạt nhân chất lượng cao để cung cấp con giống bò sữa Hosltein Friesian thuần chủng, năng suất cao cho các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk dẫn đoàn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng tham quan Nhà máy sản xuất sữa nước của Vinamilk, tại nhà máy, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá 100% từ khâu nhập liệu tới kho thành phẩm
Bên cạnh đó, Vinamilk tổ chức hệ thống thu mua, xây dựng trung tâmtrung chuyển, thu mua sữa tươi nguyên liệu: Vinamilk sẽ thuê đất, đầu tư xây dựng các trung tâm thu mua, trung chuyển với hệ thống thiết bị hiện đại đảm bảo thu mua tối thiểu 90% sản lượng sữa tươi nguyên liệu do người nông dân Lâm Đồng sản xuất trong vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh theo hợp đồng tiêu thụ sữa tươi. Trung tâm không chỉ là nơi thu mua sữa tươi nguyên liệu mà còn là nơi cung cấp cho các hộ chăn nuôi bò sữa các dịch vụ kỹ thuật, các loại thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp, thức ăn vi lượng đảm bảo chất lượng như được sử dụng trong các trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty Vinamilk ,vật tư thú y, nguồn tinh bò giống sữa chất lượng cao và nguồn hạt giống thức ăn thô xanh và kỹ thuật canh tác các loại cây, cỏ làm thức ăn cho bò sữa để các hộ chăn nuôi bò sữa có thể xây dựng đồng cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh và chủ động dự trữ thức ăn ủ chua cho đàn bò của mình.
Thông qua các trung tâm thu mua sữa sữa tươi nguyên liệu này, các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chăn nuôi thú y đối với bò sữa cho các hộ nông dân tại tỉnh Lâm Đồng sẽ được thường xuyên tổ chức nhằm đưa các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao đến người chăn nuôi bò sữa tại địa phương.Các lớp tập huấn bồi dưỡng cho dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật viên, bác sĩ thú y tại địa phương cũng sẽ được tổ chức và cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định; Vinamilk cũng sẽ nghiên cứu, có kế hoạch hợp tác với các công ty bảo hiểm để triển khai thực hiện bảo hiểm chăn nuôi bò sữa với nông dân nhằm phát triển bền vững.
Ông Trịnh Quốc Dũng, Giám Đốc Điều Hành Vinamilk giới thiệu với đoàn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng hệ thống bồn chứa sữa tươi tại Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk
Khi sản lượng thu mua của Vinamilk trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt trên 200 tấn sữa tươi/ngày Vinamilk sẽ xem xét dự án đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với công suất tương đương.
Về phía UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ lập và phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 20152020 làm cơ sở để triển khai chỉ đạo các địa phương phát triển đàn bò sữa theo quy hoạch. Trong đó xác định rõ các khu vực phù hợp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, diện tích trồng cỏ (cây thức ăn) đảm bảo cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa. Trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển bò sữa trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng ưu tiên tạo điều kiện chocác doanh nghiệp đảm bảo được vùng nguyên liệu (diện tích tự có và diện tích hợp tác với nông dân thông qua hợp đồng) để cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn bò, có kinh nghiệm, thị trường, công nghệ và đảm bảo được đầu ra cho nông dân; đặc biệt có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng con giống, quy trình khép kín đồng cỏ, chăn nuôi, chế biến sữa và thị trường tiêu thụ; có kế hoạch hợp đồng dài hạn phát triển đồng cỏ với nông dân; đồng thời chủ động diện tích đồng cỏ của doanh nghiệp đảm bảo phát triển bền vững. Ngoài ra, để đảm bảo công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc theo quy định cho đàn trâu, bò trong dân, đặc biệt là khu vực vành đai các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của Công ty Vinamilk nhằm tạo vùng đệm an toàn dịch bệnh cho trang trại; Có chính sách hỗ trợ tiêm phòng các bệnh bắt buộc theo quy định cho đàn bò sữa trong dân nhằm bảo vệ đàn bò sữa của cả tỉnh....
Đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và Vinamilk cùng ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa giữa tỉnh Lâm Đồng và Vinamilk giai đoạn 2015-20120
Với việc hợp tác giữa Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 dự tính đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng đạt quy mô khoảng 40.00050.000 con bò sữa, sản lượng sữa tươi khoảng 180.000-200.000 tấn/năm.
Được biết, trước năm 1954, tại Lâm Đồng chỉ có một số trang trại của người Pháp. Sau 1975, Lâm Đồng thành lập nông trường bò sữa Phi Vàng. Ngày 22/06/1978 bắt đầu nhập 254 con bò sữa từ Cuba. Vinamilk chính là đơn vị tiên phong bao tiêu sữa tươi và phát triển bò sữa tại Lâm Đồng. Ngay từ những ngày đầu tiên, Vinamilk đã đảm nhậntiêu thụ sữa do nông trường Phi Vàng sản xuất dưới hình thức sữa cô đặc. Sữa cô đặc được giao cho Nhà máy sữa Trường Thọ từ năm 1985 - 1999. Sau đó được thay thế bằng các bồn làm lạnh thu mua sữa tươi. Đến năm 2000, Vinamilk thu mua sữa của các hộ nông dân tại Lâm Đồng thông qua Công ty Giống Bò Sữa Lâm Đồng. Năm 2008, Vinamilk đã thiết lập các trạm trung chuyển sữavàký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng. Hiện nay, tại Lâm Đồng, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng các trạm, trung tâm thu mua sữa hiện đại. Trạm Bảo Lộc hiện đang tiếp nhận sữa từ 170 hộ chăn nuôi bò sữa tại khu vực, sản lượng sữa 9,1 tấn /ngàyvới tổng đàn 1298 con trong đó gần 600 con đang cho sữa. Trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng, Vinamilk đã triển khai một lộ trình phát triển bò sữa khoa học, theo quy hoạch nhất quán và quy trình chăn nuôi tiên tiến. Vinamilk thành lập dự án "Phát triển nguồn nguyên liệu sữa Lâm Đồng"; thành lập Trung tâm huấn luyện chăn nuôi bò sữa, xây dựng trang trại bò sữa kiểu mẫu để trình diễn và làm cơ sở cho bà con nông dân học tập; Thiết lập hệ thống trạm trung chuyển sữa tại các huyện của Lâm Đồng; Hỗ trợ các nông trại vệ tinh: dự án đã dànhkhoản kinh phí 150.900 EUR để tài trợ xây dựng 30 hộ mô hình vệ tinh chăn nuôi bò sữa. Từ năm 2008 đến năm 2014, sản lượng thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk tại Lâm Đồng cũng tăng gấp 6 lần, từ 3.000 tấn vào năm 2008, đến năm 2014 là 16.000 tấn. Việc hợp tác giữa Vinamilk và tỉnh Lâm Đồng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai phía: về phía Vinamilk sẽ góp phần phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi, cung cấp cho các nhà máy chế biến, xây dựng hệ thống trang trại quy mô lớn, hiện đại, xây dựng nhà máy chế biến, phát triển sản phẩm mới ; Về phía địa phương Tỉnh Lâm Đồng thực hiện chính sách phát triển tam nông, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm cho bà con nông dân tỉnh Lâm Đồng,đưa bò sữa trở thành vật nuôi chủ lực trong ngành nông nghiệp,nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và góp phần giúp kinh tế Lâm Đồng bền vững và ổn định, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Theo_VnMedia
"Quả ngọt" từ nông nghiệp đô thị tại TPHCM Nhờ những chuyển đổi kịp thời, mạnh mẽ, nông nghiệp TPHCM đã dần chuyển sang một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống người dân, nhất là tại các vùng ngoại thành. Trồng lan cắt cành Mokara tại vườn lan của ông Nguyễn Văn Xuân, ấp Trung, xã Tân Thông...