Hòa giải với Cuba: Bản lĩnh Tổng thống Obama
Vị Tổng thống Mỹ với hai nhiệm kỳ, 7 năm 7 cuộc chiến tranh đã có một quyết định tuyệt vời nhất khi bình thường hóa quan hệ với Cuba
Đây mới là Nobel hòa bình
Ngày 14/4/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố do Mỹ tự lập ra.
Việc kết tội và cấm vận Cuba là rào cản lớn để tiến hành bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước. Cách mà ông Obama xóa bỏ rào cản này cũng đầy thuyết phục và thể hiện quyết tâm rất lớn của nhà lãnh đạo vốn đang không nhận được nhiều sự ủng hộ từ các thế lực chính trị khác tại Washington.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới ông Obama một báo cáo về vấn đề khủng bố, bảo trợ khủng bố tại quốc gia Mỹ Latinh. Và trong bản báo cáo này nhấn mạnh rằng Washington đã cố tình làm ngơ thực tế rằng Cuba đáng ra là một quốc gia nạn nhân, thay vì bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
Theo đó, gần 3.500 người thiệt mạng, 2.100 người bị tàn tật, di chứng xuất phát từ các hành động khủng bố diễn ra trên đất nước Cuba. Những con số báo cáo này là cái cớ đẩy Tổng thống Mỹ đến quyết sách loại Cuba ra khỏi “danh sách đen” nếu trên nhanh hơn.
Video đang HOT
Cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Không phải ông chủ Nhà Trắng không biết về vấn đề thực trạng khủng bố ở Cuba ra sao, vấn đề ở chỗ, thời điểm để bình đẳng hóa quan hệ hai quốc gia, và quyết tâm của nhà lãnh đạo thế nào mới là quan trọng.
Nhìn vào cách mà Tổng thống Obama công bố thông tin trên với lãnh đạo Cuba cũng đầy thú vị. Hôm 11/4, bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo 2 quốc gia lần đầu tiên sau 56 năm được diễn ra.
Tiếp đến, hành động này của ông Obama đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng những người Mỹ Latinh, đặc biệt là người Cuba trong lòng nước Mỹ. Lập tức một quỹ ủng hộ cuộc tranh cử của phe Dân chủ được các kiều bào này thành lập. Đại diện của quỹ này cho biết họ phấn khởi vì đã được nhìn thấy hình ảnh của giải Nobel hòa bình trong nụ cười của ông Obama với ông Raul Castro – nhà lãnh đạo Cuba.
Điều quan trọng nhất, không phải vì tiếng vang của ông Tổng thống, hay vì sự cạnh tranh Cộng hòa – Dân chủ, mấu chốt ở đây, Washington đang phải lao vào một cuộc chiến đấu đầy cam go về ảnh hưởng địa chính trị ở Mỹ Latinh với cả Nga và Trung Quốc.
“Thay đổi diện mạo” chính là sự thay đổi cách đối xử của Washington với khu vực này, thân thiện, cởi mở, tôn trọng và lắng nghe lẫn nhau.
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Động thái tăng hy vọng về cái bắt tay hòa giải Mỹ - Cuba
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang tiến gần đến việc quyết định đưa ra khuyến nghị dỡ bỏ Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố.
Những diễn biến tích cực này được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ diễn ra tại Panama vào ngày 10 và 11/4 tới.
Vốn là rào cản chính trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba, nếu Mỹ dỡ bỏ Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố sẽ là một bước đột phá ngoại giao, hướng đến việc chấm dứt bất đồng hơn 5 thập kỉ qua với Cuba.
Tổng thống Mỹ Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong cuộc gặp tại Lễ tang Cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. (Ảnh: Getty)
Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm qua, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ sớm đưa ra khuyến nghị rằng Cuba nên được đưa ra khỏi danh sách bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Ông cũng không bác bỏ khả năng có thể đưa ra thông báo trong tuần này. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cam kết sẽ nhanh chóng có quyết định về việc đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố ngay sau khi nhận được bản đánh giá từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ông Obama bày tỏ tin tưởng, hai nước đang đứng trước một cơ hội thực sự để giải quyết vấn đề, đồng thời cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy nội dung này.
Mỹ liệt Cuba vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố từ năm 1982. Việc chưa có đột phá trong vấn đề này đang là một yếu tố cản trở đối với tiến trình khôi phục các mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Dỡ bỏ Cuba ra khỏi danh sách sẽ giúp nới lỏng một số các giới hạn tài chính chống lại quốc đảo này. Tuy nhiên, một lệnh cấm vận lớn hơn của Mỹ nhằm vào Cuba chỉ có thể được dỡ bỏ, với sự chấp thuận của quốc hội. Những thông tin tích cực trong mối quan hệ song phương đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ diễn ra tại Panama vào ngày 10 và 11/4 tới.
Theo kế hoạch, Tổng thống Obama sẽ có một cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Cuba Raul Castro bên lề hội nghị. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla cũng để ngỏ khả năng có cuộc gặp tại hội nghị. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ diễn ra cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Chưa có lịch trình chính thức nhưng hiện chúng tôi thấy hội đủ các điều kiện để có thể tổ chức một cuộc gặp như vậy".
Phía Mỹ trước đó bày tỏ hy vọng, hành trang của các nhà lãnh đạo Mỹ đến hội nghị thượng đỉnh lần này đó là một thỏa thuận giúp mở cửa trở lại Đại sứ quán tại hai nước. Tuy nhiên, trong một dấu hiệu cho thấy các hoạt động ngoại giao này sẽ không diễn ra nhanh như mong đợi, khi ông Ben Rốt cho biết Mỹ không hy vọng có thể tiến tới một thỏa thuận về việc mở cửa trở lại Đại sứ quán đúng thời điểm diễn ra hội nghị. Các nhà đàm phán của cả hai bên đều bày tỏ tin tưởng có thể đạt được thỏa thuận về việc mở cửa trở lại các đại sứ quán trong những tuần sắp tới, nhưng không nhất thiết phải trước Hội nghị thượng đỉnh.
Tổng thống Obama mặc dù bày tỏ hy vọng có thể sớm mở Đại sứ quán Mỹ tại Cuba, khởi động các liên lạc và trao đổi thường xuyên giữa hai nước về các vấn đề cùng quan tâm. Tuy nhiên, ông Obama hiện vẫn chưa đưa ra dấu hiệu nào về hướng quyết định cũng như khung thời gian cho quyết định này. Các quan chức Mỹ cũng khẳng định những nỗ lực dỡ Cuba ra khỏi danh sách bảo trợ khủng bố sẽ là giai đoạn cuối cùng.
Đúng như một quan chức Mỹ nhận định, đối với một quá trình 50 năm bất đồng giữa Mỹ và Cuba thì 3 tháng không phải là dài. Mặc dù còn nhiều rào cản trên con đường thực hiện hóa thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và Cuba vào tháng 12/2014, nhưng việc các bên đều thể hiện thành ý hướng đến các cuộc đàm phán cho thấy triển vọng có thể chấm dứt những bất đồng kéo dài hàng thập kỉ qua. Dư luận đang hi vọng những cái bắt tay tại hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần này giữa nhà lãnh đạo hai nước sẽ tượng trưng cho sự hòa giải bắt đầu giữa hai nước./.
Theo Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin
Quan hệ khởi sắc, người Mỹ rục rịch khám phá Cuba Sau khi Mỹ và Cuba tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao và nới lỏng một số hạn chế về thương mại... rất nhiều người dân Mỹ đã rục rịch chuẩn bị những hành trình khám phá Cuba. Ở thời điểm bị cấm vận, mặc dù Mỹ và Cuba chỉ cách nhau nửa giờ bay (khoảng 150km) nhưng chi phí cho...