Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục “cá ăn kiến, kiến ăn cá”

Theo dõi VGT trên

Để không còn những biểu hiện của thứ giáo dục qu.ỳ gố.i, giáo dục bạ.o hàn.h, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá, thì chỉ với người thầy thôi, là chưa đủ và không công bằng.

Học sinh kể lại chuyện bị cô giáo ép súc miệng bằng nước giẻ lau bảng Học sinh lớp 3 cho biết cô giáo ép em uống nửa cốc nước vắt từ giẻ lau bảng. Video Zing

Những sự cố giáo dục lặp lại

Trong vài tháng lại đây, liên tiếp những sự cố giáo dục, khiến xã hội giật mình, bất an. Chưa hết dư âm vụ cô giáo ở Long An bị phụ huynh bắt qu.ỳ gố.i, lại vụ phụ huynh ở Nghệ An tấ.n côn.g cô giáo đang mang thai, khiến cô phải quỳ xuống xin tha để bảo vệ bào thai. Cũng ở Nghệ An, một phụ huynh đã tấ.n côn.g một giáo viên dạy thể dục đến mức phải nhập viện chỉ vì trước đó, người thầy đã tát học trò vì đốt giấy trong trường học.

Hoá giải mặt trái của thứ giáo dục cá ăn kiến, kiến ăn cá - Hình 1

Thầy cô có thể la mắng, trách phạt học sinh, nhưng đằng sau đó phải cho các em thấy được tình yêu thương vô bờ bến của mình! Ảnh minh hoạ: Tuổ.i trẻ.

Chuyện cô giáo ở Hải Phòng phạt trò nói chuyện riêng trong lớp bằng hình thức bắt uống nước giặt giẻ lau bảng, còn đang nóng, thì lại xảy ra vụ bảo mẫu nhà trẻ ở Quảng Bình bạ.o hàn.h, tró.i châ.n, nhét dẻ vào miệng trẻ. Xã hội đang ồn ào vụ cô giáo ở một trường PTTH huyện Nhà Bè, tp HCM suốt 4 tháng liền lên lớp chỉ ghi bảng mà không “mở miệng” vì sợ trò ghi âm phát tán trên mạng, thì lại rùng mình vì vụ học trò lớp 12 ở Quảng Bình cầm dao phục trước cổng trường đâ.m thầy trọng thương, chỉ vì thầy nhắc xoá hình xăm trên cổ…

Trong khi đó, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đắc Lắc, hơn 500 giáo viên được mấy đời chủ tịch huyện này ký hợp đồng, phút chốc mất việc, với bao nghi vấn về nạn chạy hợp đồng, chạy việc, tham nhũng…Mà hiện tượng này, mấy năm lại đây, không còn là cá biệt, khi nó xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành, khiến người ta xó.t x.a với hình ảnh người thầy trong mặt trái của cơ chế thị trường…

Không hề thái quá khi có nhận xét rằng, sự cố giáo dục đang xảy ra theo hướng lặp lại, ngày một dày đặc hơn và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Phải chăng đấy là biểu hiện tâm lý xã hội thường trực trạng thái nóng nảy, bức xúc, thiếu kiềm chế, cả giận mất khôn. Đó là hệ quả tất yếu từ những sức ép môi trường xã hội khi mà những thang bậc giá trị đang bị đảo lộn, đạo đức xã hội xuống cấp, những chuẩn mực đạo đức vốn hình thành lâu đời và từng chứng tỏ sự bền vững trong đời sống xã hội và nơi nhà trường, thì nay bị xô lệch, gãy vụn, méo mó.

“Cá ăn kiến, kiến ăn cá”: Biểu hiện mặt trái của nền giáo dục

Những ai quan tâm đến hoạt động giáo dục, nhìn vào những sự cố xảy ra liên tục này, không thể không nhận ra bức tranh giáo dục nước nhà đang rất có vấn đề. Thầy đang không ra thầy, trò càng không ra trò.

Vai trò nhà trường, gia đình và xã hội đối với giáo dục đang thiếu đi tính tích cực và luôn ở thế bị động, chỉ mới chú trọng can dự giải quyết hậu quả, xử lý phần ngọn. Vụ việc này xử lý chưa xong, lại bùng phát vụ việc khác. Vụ việc sau dẫm đúng vết trượt vụ việc trước.

Sau mỗi sự cố, nhìn lại, vẫn mồn một mối xung đột giữa thầy với trò, giữa người thầy với bậc làm cha làm mẹ. Chưa bao giờ tình trạng thầy cô mang tâm lý sợ hãi, sợ trò và cha mẹ trò, lại nặng nề đến vậy! Và cũng chưa bao giờ phương pháp xử lý tình huống và lối ứng xử của thầy cô giáo lại thiếu chuyên nghiệp, gây nhiều sự cố đến vậy!

Các sự cố giáo dục xảy ra gần đây, tuy không gian có khác, thời gian có khác, nhưng hình thức, nội dung cho tới bản chất vụ việc không mấy khác.

Vẫn là bảo mẫu bạ.o hàn.h khiến con trẻ tổn thương thể chất lẫn tinh thần. Vẫn là thầy cô mắc lỗi khi xử lý tình huống sư phạm khiến học trò cảm thấy bị xúc phạm, là.m nhụ.c, và trò, và cả phụ huynh, tìm cách trả thù thầy cô, như cái cách mà giới xã hội đen vẫn thường làm ngoài xã hội. Đây lại thêm một biểu hiện tiêu cực của giáo dục nước nhà, với những biểu hiện bạ.o hàn.h, thua đủ, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá.

Một nhà giáo có gần 40 năm trong nghề, chuyên gia trong ngành giáo dục, đã có nhận xét: “Cô bắt trò uống nước giẻ lau bảng. Thầy bị học sinh đâ.m dao. Hai việc khác nhau, nhưng hình như có mối quan hệ nhân quả”.

Video đang HOT

Không phải là hình như, mà là đúng thế.

Xử lý trong hệ thống

Có chuyên gia giáo dục đã lên tiếng: Nhà trường sư phạm nơi đào tạo đội ngũ thầy cô giáo phải chịu trách nhiệm về những sản phẩm lỗi của mình. Điều này không sai. Đổi mới, cải cách giáo dục, phải bắt đầu bằng đổi mới tuyển chọn, đào tạo và sử dụng, đãi ngộ người thầy. Người thầy chưa ra thầy, gồm cả nhân cách và trí tuệ, thì không thể có sức cảm hoá và hoá giải mọi sự cố, xung đột.

Một khi người thầy còn phải chạy chọt, đút lót để có một chỗ dạy; một khi đồng lương chưa đủ trang trải cuộc sống; một khi môi trường giáo dục nơi nhà trường sư phạm còn chưa hết bộn bề nhếch nhác, thì còn lâu mới có người thầy cho ra thầy, người thầy có tâm thế, quyền uy với học trò, cha mẹ học trò và xã hội.

Nhưng, để không còn những biểu hiện của thứ giáo dục qu.ỳ gố.i, giáo dục bạ.o hàn.h, ăn miếng trả miếng, cá ăn kiến, kiến ăn cá, thì chỉ với người thầy thôi, là chưa đủ và không công bằng. Nhà trường, không thể khác, là một phần của đời sống xã hội, là sản phẩm của xã hội. Xã hội thế nào thì nhà trường thế ấy. Những tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội vào nhà trường, dù thường chậm, nhưng khi nó hiện hữu, thì sự lan truyền và sức công phá của nó không thể lường hết.

Vậy thì sau mỗi sự cố giáo dục, những công văn, chỉ thị từ chính quyền hay ngành giáo dục, xem ra cũng cần, nhắm xử lý tình huống, trấn an dư luận. Nhưng như thế chưa đủ. Kể cả những quyết định kỷ luật nghiêm khắc nhất hay biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cũng không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Bằng chứng là đã có những bảo mẫu bạ.o hàn.h con trẻ bị truy tố, kết án tù, nhưng nạn bạ.o hàn.h nơi nhà trẻ, lớp mẫu giáo vẫn xảy ra.

Với giáo dục, quốc sách hàng đầu, nơi mang thiên chức tối hệ trọng là đào tạo nguồn lực con người cho đất nước, cần đặt trong mối quan hệ nhân quả, giữa xã hội- đất nước với giáo dục và tiến hành một cuộc mổ xẻ nghiêm túc để nhận rõ thực trạng, căn nguyên. Vị thế của giáo dục, thực trạng quá nón.g bỏn.g hiện nay rất đáng để tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, tiếp nhận trí tuệ và ý chí toàn dân nhằm hoá giải thứ giáo dục qu.ỳ gố.i, giáo dục bạ.o hàn.h, cá ăn kiến, kiến ăn cá…

Nhân những sự cố giáo dục tai tiếng xảy ra liên tiếp gần đây, Quốc hội cần có phiên chất vấn, giải trình, làm rõ trách nhiệm của xã hội và cá nhân, từ đó có những quyết sách phù hợp hoá giải mặt trái của nền giáo dục nước nhà.

Theo Uông Ngọc Dậu (Vietnamnet)

Tại sao không dạy trẻ từ chối súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng?

Hàng loạt vụ việc giáo viên phạt học sinh bằng biện pháp phản cảm. Trong hầu hết trường hợp, các em không phản kháng lại hình phạt thiếu hợp lý hay tìm người lớn giúp đỡ.

Học sinh kể lại chuyện bị cô giáo ép súc miệng bằng nước giẻ lau bảng Học sinh lớp 3 cho biết cô giáo ép em uống nửa cốc nước vắt từ giẻ lau bảng.

Khoảng 2-3 tuần trước, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (25 tuổ.i, chủ nhiệm lớp 3A5 trường Tiểu học An Đồng ở Hải Phòng) phạt em P.A. súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng. Trừ những bạn học chứng kiến sự việc, P.A. không nói với ai.

Câu chuyện chỉ vỡ lở khi ngày 3/4, bạn học cùng lớp với n.ữ sin.h đến cửa hàng của ông bà P.A, kể lại câu chuyện.

Trên thực tế, P.A. không phải trường hợp duy nhất chọn cách im lặng sau những hình phạt mang tính bạ.o hàn.h, xúc phạm do giáo viên đưa ra.

Thiếu môi trường an toàn để trẻ dám tự bảo vệ

Đầu tháng 3, nhóm phụ huynh ở xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Long An, đến trường Tiểu học Bình Chánh, ép cô giáo Nhung quỳ xin lỗi vì đã phạt con họ quỳ.

Tháng 9/2017, cô V., giáo viên lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Hà Nội), đán.h tím chân học sinh vì không kịp chạy vào lớp khi hết giờ ra chơi. Gia đình biết chuyện khi thấy người con bầm tím và gặng hỏi con.

Tương tự, hàng loạt vụ việc giáo viên đán.h học sinh chỉ bị phát hiện khi bố mẹ thấy vết thương trên người con hoặc những cảnh tượng thương tâm này được quay lại và đăng lên mạng xã hội.

Trong hầu hết trường hợp học sinh bị xử phạt bằng hành vi phản giáo dục, các em không chủ động kể lại với gia đình, càng không dám lên tiếng tự bảo vệ, phản kháng hình phạt thiếu thích đáng.

Lý giải điều này, TS tâm lý học Trần Thành Nam - trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) - cho biết các em không báo cáo vì chưa ý thức được quyền của bản thân, tin rằng hành vi cho roi vọt của giáo viên là để dạy dỗ và hợp lý vì mình mắc lỗi.

Ngoài ra, sau khi phạt học sinh, nhiều giáo viên cũng nhắc đến những hậu quả nếu các em tiết lộ. Thực tế cũng cho thấy nhiều giáo viên đã dùng "bạo lực nóng" hoặc "bạo lực lạnh" - như trường hợp cô giáo lên lớp không giảng - để trả đũa học sinh vì đã báo cáo.

Từ thực tế và những lời dọa dẫm dẫn đến việc các em cũng tự ám thị mình sẽ gặp rắc rối lớn hơn nếu để người lớn biết mình vi phạm và bị phạt.

Tình trạng này còn nằm ở việc hầu hết trường không có quy định rõ ràng về hành vi giáo viên không được phép thực hiện, quy trình báo cáo những hành vi này.

Giả sử nếu có thì người hoặc bộ phận xử lý cũng không ở đó để tiếp nhận. Nếu có tiếp nhận cũng xử lý theo cách thức làm cho êm chuyện. Tất cả làm cho học sinh tin rằng kể cả có báo cáo sự việc cũng không thể được xử lý theo cách mình mong muốn.

Ngoài ra, cách ứng xử thiếu kiểm soát cảm xúc của phụ huynh nhiều lúc khiến các em ngại không báo cáo.

Ví dụ như trường hợp một học sinh đùa nghịch với bạn trên sân trường ngã gãy tay. Giáo viên báo để bố mẹ đến giải quyết. Nhưng vừa mới xuất hiện, điều đầu tiên phụ huynh làm không phải là đưa em đi bệnh viện mà là "đán.h cho một trận", quát mắng em ngay trước mặt mọi người.

Tiếp theo, phụ huynh quay sang mắng giáo viên và đ.e dọ.a kiện tụng lên cấp trên. Em học sinh sau đó nói rằng cảm thấy mất thể diện đến mức sau này em thà mất đi một chân một tay cũng sẽ không nói để bố mẹ biết.

Theo TS Trần Thành Nam, sự kết nối trong gia đình hiện nay lỏng lẻo, nhiều bố mẹ và con cái không gần gũi nhau. Phụ huynh thường không biết con mình đang ở đâu, làm gì.

Phụ huynh cũng quá bận rộn không có thời gian lắng nghe con chia sẻ về các vấn đề trong cuộc sống, không có thời gian tâm sự với con về chủ đề các em quan tâm như sức khỏe, tình yêu, tìn.h dụ.c và giới tính.

Ngay cả khi đứa con chủ động nói về những khó khăn mình gặp phải, nhiều phụ huynh phản ứng bằng thái độ đừng làm phiền bố mẹ, đừng có cái gì cũng hỏi, hãy tự tìm hiểu, tự giải quyết đi.

Những cách hành xử này tạo nên thói quen không chia sẻ. Đây là khoảng trống gây ra nhiều nguy cơ về hành vi. Rồi "đến khi bố mẹ có thời gian quan tâm, nó đã tạo thành những hậu quả nghiêm trọng", thầy Nam nhận định.

Tại sao không dạy trẻ từ chối súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng? - Hình 1

Trẻ không dám phản kháng lại những hình phạt vô lý. Ảnh: VTC News.

Dạy trẻ biết lên tiếng bảo vệ mình

Khi không biết lên tiếng bảo vệ mình, học sinh phải chịu những hình phạt mang tính bạ.o hàn.h, xúc phạm từ những giáo viên thiếu chuyên môn hay phẩm chất nghề nghiệp. Các em vẫn phải chịu phạt nhiều lần vì không dám hoặc không biết báo cáo sự việc với ai.

Cũng theo TS Trần Thành Nam, để trẻ biết tự bảo vệ, nói ra yêu cầu của mình, đầu tiên, chúng ta cần tăng lòng tự trọng của trẻ bằng cách tôn trọng ý kiến và sự tham gia của các em từ những tình huống hoạt động hàng ngày.

Nếu từ nhỏ đến lớn, gia đình tạo cho con suy nghĩ rằng hành động đúng là làm theo lời bố mẹ. Con chỉ có giá trị và được yêu mến nếu suy nghĩ và cảm nhận theo cách bố mẹ, thầy cô mong muốn. Con phải nghe lời và không có quyền tham gia ý kiến vì con còn nhỏ. Đương nhiên như vậy, trẻ sẽ không dám đứng dậy, nói lên yêu cầu của mình.

Khi đi học, dù biết hành vi của giáo viên không đúng, học sinh cũng không dám phản ứng trực tiếp mà cứ âm thầm chịu đựng.

"Những ấm ức đó tích tụ lâu ngày, đến lúc nào đó, thành quả bom phát nổ, gây ra các hành động đáng tiếc như việc na.m sin.h đâm thầy giáo. Mọi thứ trở nên mất an toàn", TS Nam lý giải.

Ông cho rằng người lớn cần tạo môi trường an toàn, ở nhà lẫn ở trường, để trẻ dám chia sẻ, nói lên yêu cầu chính đáng và biết tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nhất định.

Bên cạnh đó, giáo viên, phụ huynh cũng cần dạy trẻ kỹ năng sống, giúp các em hiểu quyền của mình, biết phân biệt hành vi đúng - sai và có kỹ năng truyền đạt rõ ràng với phụ huynh những sự kiện, tình huống và cảm xúc đã trải qua.

Trong việc bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường đến từ giáo viên, bố mẹ có trách nhiệm rất lớn. Họ nên dành nhiều thời gian cho con, tạo thói quen chia sẻ với nhau. Việc này không chỉ giúp phụ huynh nhanh chóng nắm được tình hình của con mà còn tạo cho con tâm lý mình được bảo vệ trước những hình phạt không thích đáng.

Ngoài ra, các chương trình kỹ năng sống, giáo dục công dân cần chuyển biến từ cách thức truyền đạt nội dung sang hình thành năng lực hành vi.

Ông nói thêm chương trình đào tạo hiện này mới chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh phân biệt đúng - sai mà chưa hướng dẫn các em cách áp dụng vào thực tế.

Trong nền giáo dục tập trung vào người học, gia đình và nhà trường cần tin vào học sinh và giúp các em tin rằng mình là người có năng lực và có quyền tự chủ.

Các em có khả năng giải quyết các khó khăn của mình. Các em có những tiềm năng độc đáo để thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực.

Đó cũng là cái gốc của việc xây dựng lòng tự trọng và là phương thức bền vững để các em ý thức và có trách nhiệm bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.

Theo Nguyễn Sương (Zing)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024
Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện
21:08:40 01/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024

Tin đang nóng

Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024
Siêu thảm đỏ LHP Busan: Song Joong Ki so kè Ji Chang Wook và thánh sống, ai dè bị Kim Soo Hyun hở bạo liệt giật spotlight
21:22:36 02/10/2024
Sự thật về bộ sưu tập đồng hồ 40 tỷ của Negav
21:26:45 02/10/2024
Nữ diễn viên hạng A bị tình trẻ kém 13 tuổ.i "đá bay" sau khi lừa mất căn nhà chục tỷ
21:14:00 02/10/2024
Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật
21:30:23 02/10/2024
Chu Thanh Huyền thân thiết với mẹ chồng, Quang Hải vui mừng nhưng dân mạng lại mỉ.a ma.i "sao không khoe mẹ đẻ", nàng WAG đáp trả ra sao?
21:05:47 02/10/2024
Kẻ phá hủy nỗ lực của HIEUTHUHAI
19:41:48 02/10/2024
Mỹ nhân giàu nhất showbiz, không ai dám nghi "phông bạt": Cử nhân Harvard, sống trong biệt thự nghìn tỷ đồng, vào giới giải trí chỉ vì đam mê
22:19:43 02/10/2024

Tin mới nhất

Biển Đông xuất hiện áp thấp nối với bão Krathon, miền Trung còn mưa lớn

20:03:54 02/10/2024
Biển Đông xuất hiện rãnh áp thấp nối với cơn bão Krathon (bão số 5), gây mưa giông trên vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa.

B.é tra.i 6 tuổ.i ở TPHCM đầy thương tích, nghi bị bạ.o hàn.h

19:48:36 02/10/2024
Hôm nay (ngày 2/10), Công an quận 8, TPHCM đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra vụ b.é tra.i 6 tuổ.i bị thương tích nghi do bị bạ.o hàn.h xảy ra trên địa bàn. Bé tên N.T.K., 6 tuổ.i.

Hàng chục con hổ chế.t bất thường ở Đồng Nai: Khu du lịch đã mổ xác và cấp đông

19:46:36 02/10/2024
Sau khi các con hổ chế.t bất thường, khu du lịch Vườn Xoài đã mổ xác rồi cấp đông. Cơ quan chức năng Đồng Nai phối hợp cùng các đơn vị đang điều tra nguyên nhân.

Hiện trạng cầu phao Phong Châu sau khi phải tháo rời do nước sông chảy xiết

19:43:09 02/10/2024
Mực nước trên sông Hồng tại tỉnh Phú Thọ dâng cao, chảy xiết, lực lượng chức năng buộc phải tháo rời cầu phao Phong Châu để đảm bảo an toàn cho người dân và trang thiết bị.

Diễn biến thời tiết mới nhất tại Làng Nủ và cuộc sống người dân ở khu tạm cư

19:40:30 02/10/2024
Lãnh đạo UBND xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) vừa cập nhật tình hình thời tiết mới nhất tại thôn Làng Nủ và tình hình thi công khu tái định cư trên địa bàn.

Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn

19:38:03 02/10/2024
Viện Pasteur TPHCM đang tiến hành xác minh khẩn khi chỉ trong khoảng 1 tháng, hàng chục con hổ, sư tử, báo tại Đồng Nai và Long An chế.t chưa rõ nguyên nhân, nhiều cá thể dương tính với virus cúm A/H5N1.

Khoảng 30 người tiếp xúc với hổ chế.t nghi nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Nai

18:47:41 02/10/2024
Hôm nay (2/10), ông Lê Quang Trung - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai - cho biết qua điều tra dịch tễ, bước đầu ghi nhận có 30 người tiếp xúc với các con hổ tại khu du lịch Vườn Xoài (phường Phước Tân, TP Biên Hòa).

30 cá thể hổ và sư tử chế.t ở Long An được xử lý thế nào?

18:45:38 02/10/2024
Ngành chức năng tỉnh Long An cho biết đã tiêu huỷ toàn bộ 27 con hổ và 3 con sư tử bị chế.t do nghi nhiễm virus H5N1.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Sạt lở ở Hà Giang, khách đi không được ở không xong: Chính quyền cảnh báo

14:26:09 02/10/2024
Những ngày qua, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ kéo dài. Đặc biệt trận mưa lũ tại huyện Bắc Quang tính tới ngày 1/10 khiến ít nhất 4 người thiệ.t mạn.g, vẫn còn người mất tích.

Cơn bão rất mạnh Krathon đang di chuyển thế nào?

14:20:54 02/10/2024
Bão Krathon đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Lũ sông Hồng tại Yên Bái đạt đỉnh, nhiều tỉnh nguy cơ lũ quét

14:14:41 02/10/2024
Lũ trên sông Thao (sông Hồng) đoạn qua tỉnh Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống, ngập lụt cũng giảm dần tại khu vực trũng thấp.

Có thể bạn quan tâm

Bắt thiếu niên phá két sắt trộm hơn 148 triệu đồng của đại lý

Pháp luật

23:52:41 02/10/2024
Chiều 2/10, Công an huyện Cư M gar cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Phước Hồng Phúc (16 tuổ.i, trú tại thị trấn Quảng Phú) vì có hành vi phá két sắt lấy hơn 148 triệu đồng của một đại lý phân bón.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 93 quốc gia, nam chính là tài tử đẹp trai nhất thế giới

Phim âu mỹ

23:28:30 02/10/2024
Không chỉ một mà có đến hai sao nam từng được bầu chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh góp mặt trong tựa phim hành động hài hước này.

Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?

Sao việt

23:23:11 02/10/2024
Sự nghiệp vừa chớm nở của rapper này cũng đứng trước nguy cơ lụi tàn vì vấp phải làn sóng phản đối, tẩy chay của khán giả.

Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm

Sao châu á

23:16:54 02/10/2024
Đạo diễn Vương Tinh tiết lộ nhiều chuyện về Châu Tinh Trì, từ chuyện tình cảm đến việc từng phẫu thuật thẩm mỹ; Trần Cẩn 20 năm không ăn cơm bị gọi là đồ dị hợm .

Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'

Nhạc việt

23:05:35 02/10/2024
Diệp Lâm Anh vừa ra mắt ca khúc Thế gian muôn màu. Sản phẩm đán.h dấu sự trở lại với âm nhạc của ca sĩ sau nhiều năm gián đoạn.

Lương Thế Thành xó.t x.a khi Thúy Diễm bị Dương Cẩm Lynh tát trên phim

Hậu trường phim

22:55:12 02/10/2024
Để đảm bảo tính chân thật và bộc lộ bản chất cay nghiệt của nhân vật Ba Huê, Dương Cẩm Lynh dùng sức tát mạnh Thúy Diễm khiến Lương Thế Thành ngỡ ngàng.

'Ác nữ' Kim So Yeon gây tò mò khi đóng phim hài về tìn.h dụ.c

Phim châu á

22:47:34 02/10/2024
Ác nữ Kim So Yeon vào vai nhân viên bán các sản phẩm dành cho người trên 19 tuổ.i ở một vùng quê, nơi tìn.h dụ.c vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ.

Sốc: HLV Kim Sang-sik gọi lại Văn Quyết, ngó lơ Công Phượng

Sao thể thao

22:42:23 02/10/2024
Ngày 2-10, HLV Kim Sang-sik đã sớm công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận giao hữu quốc tế gặp đội tuyển Ấn Độ và đội tuyển Lebanon nhân dịp FIFA Days tháng 10-2024.

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Thế giới

21:37:15 02/10/2024
Cùng với đó, Singapore đã tận dụng hai phần ba diện tích bề mặt của mình để lưu trữ nước mưa. Nước từ mái nhà được dẫn qua các ống/cống vào một mạng lưới sông, kênh rạch và hồ chứa.

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.

Cầu thủ hiếm hoi nói không với drama tình ái, 2 năm bị từ chối 3 lần vẫn "trồng cây si" cưa đổ hoa khôi: Hiện tại thế nào?

Netizen

21:04:49 02/10/2024
Dù đã có 7 năm bên nhau nhưng mới đây Quế Ngọc Hải mới hé lộ lý do quyết tâm cưa đổ nàng hoa khôi Đại học Vinh năm ấy. Đội trưởng đội tuyển Việt Nam tiết lộ chính nụ cười của Dương Thùy Phương đã khiến anh say đắm